9 Cách Làm Chè Trôi Nước Truyền Thống Dẻo Thơm, Không Bị Cứng

Chè trôi nước là một trong các món ăn vặt của người Việt. Thành phần chủ yếu của loại bánh này là bột nếp, đậu xanh, nhân mặn thậm chí là không nhân. Viên chè trôi nước có hình tròn với nhiều màu khác nhau. Khi ăn, người ta chan lên một chút nước đường gừng thơm ngọt khiến người ăn 1 lần nhớ mãi. Chè trôi nước rất dẻo mềm và đặc biệt là cực kỳ thơm mùi gừng.

Chị em có thể nấu chè trôi nước truyền thống, chè 3 màu hay chè trôi nước ngũ sắc đều dễ làm. Bếp Eva hướng dẫn cách nấu chè trôi nước ngon, mềm dẻo không bị cứng cực đơn giản, dễ làm tại nhà.

Chè trôi nước làm bằng bột gì?

Chè trôi nước là món ăn vặt ngon rất quen thuộc với đời sống hàng ngày. Mặc dù ăn thường xuyên nhưng không phải ai cũng biết chè trôi nước làm bằng bột gì.

Giống như bánh chay, món bánh trôi nước được làm bằng bột gạo nếp. Có 2 loại bột để bạn lựa chọn là bột khô và bột tươi.

Bột gạo nếp khô có bán sẵn trong rất nhiều cửa hàng tạp hóa, siêu thị. Bột tươi thường bán tại các chợ hoặc cửa hàng làm bánh.

Sử dụng bột khô thì tiện lợi, dễ mua nhưng nếu pha nước sai tỷ lệ có thể khiến bột bánh bị nhão. Ngược lại, nếu dùng bột tươi đã nhào sẵn thì bạn sẽ tiết kiệm được không ít thời gian chế biến.

Ngoài ra, người ta cũng sử dụng bột năng để làm loại chè này.

1. Cách làm chè trôi nước truyền thống

Chè trôi nước truyền thống có lớp vỏ màu trắng, nhân đậu xanh rất thơm. Nước chan chè có độ ngọt dịu, thơm thơm hương gừng.

Nguyên liệu làm chè trôi nước truyền thống

- Đậu xanh tách vỏ: 300g

- Bột nếp: 550g

- Gừng tươi: 1 củ

- Đường thốt nốt: 400g

- Dầu ăn

- Mè rang 50g

- Hành tím: 2 củ

Nguyên liệu làm chè trôi nước

Nguyên liệu làm chè trôi nước

Hướng dẫn cách làm chè trôi nước

Bước 1: Làm nhân bánh

- Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 2 tiếng để đậu nở đều, nhanh nhừ. Vớt ra để ráo nước rồi cho vào nồi hấp chín hoặc nấu bằng nồi cơm điện, cho nước xâm xấp mặt như nấu cơm. Khi sôi dùng đũa đảo đều rồi nấu đến khi chín thì lấy ra.

Đậu xanh ngâm nước ấm rồi hấp chín

Đậu xanh ngâm nước ấm rồi hấp chín

- Cho đậu xanh vào máy xay, thêm 100ml nước, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối vào rồi xay nhuyễn sau đó đổ ra tô. Để thơm ngon hơn, bạn có thể cho thêm nước cốt dừa thay vì nước lọc lúc xay nhân đậu xanh.

Xay nhuyễn đậu xanh

Xay nhuyễn đậu xanh

- Hành tím đập dập băm nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho 1 thìa con dầu ăn vào rồi bật bếp cho hành vào phi thơm sau đó đổ bột đậu xanh đã xay vào dùng thìa đảo đều đến khi sền sệt, đặc quánh lại thì tắt bếp. Múc ra tô để nguội sau đó vo tròn thành từng viên làm nhân bánh.

Lưu ý: Khi đun vặn nhỏ lửa, đảo liên tục để không bị khê.

Đậu xanh sên xong rồi vo tròn thành từng viên để làm nhân bánh trôi nước

Đậu xanh sên xong rồi vo tròn thành từng viên để làm nhân bánh trôi nước

Bước 2: Nhào bột bánh trôi

- Cho 500g bột nếp vào tô, đeo bao tay rồi bóp cho bột không bị vón cục, cho thêm 1 chút muối. Đổ nước ấm từ từ vào tô, vừa đổ vừa dùng tay nhào bột cho dẻo. Đậy nắp kín, ủ bột trong 3 phút để bột nở đều, dẻo hơn khi nặn bánh.

Nhào cho dẻo bột

Nhào cho dẻo bột

- Lấy bột ra, nhào liên tục, nếu hơi nát thì chấm với 50g bột còn lại tiếp tục nhào đến khi dẻo thì chia đều thành các viên nhỏ, vo tròn cỡ quả bóng bàn.

Chia bột thành từng phần nhỏ rồi vo tròn

Chia bột thành từng phần nhỏ rồi vo tròn

Bước 3: Nặn bánh trôi

- Cán dẹt các viên bột đã vo với độ dày vừa phải, đặt nhân đậu xanh vào giữa rồi ve kín lại. Không được để hở vì khi nấu nhân sẽ bị bục ra khỏi bánh. Cứ làm cho đến hết bột hoặc nhân đậu xanh thì thôi. Phần bột còn thừa nặn thành các viên nhỏ, khi ăn thả vào bát ăn kèm.

Nặn bánh trôi bọc kín nhân đậu xanh

Nặn bánh trôi bọc kín nhân đậu xanh

Bước 4: Luộc bánh trôi

- Bắc nồi nước lên bếp, đổ khoảng 2.5 lít nước vào đun sôi.

- Nặn bánh xong thả nhẹ vào nồi nước đang sôi, đun đến khi bánh nổi lên là chín, vớt ra thả vào thau nước đá lạnh để bánh không bị dính vào nhau. Khi đun dùng đũa khuấy nhẹ để bánh không dính và bị cháy ở đáy xoong.

Luộc bánh trôi nổi lên là chín thì vớt ra âu nước đá lạnh

Luộc bánh trôi nổi lên là chín thì vớt ra âu nước đá lạnh

Cách nấu chè trôi nước không bị cứng khô và có độ dẻo quánh là khi luộc chín thả ngay vào âu nước đá lạnh, bánh sẽ co lại nhanh và dẻo quánh

Bước 5: Nấu nước đường

- Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch nạo sợi.

- Cho 500ml nước vào nồi, cho thêm đường thốt nốt vào rồi bật bếp, đun sôi thì cho gừng vào. Trong lúc đun, dùng đũa khuấy đều liên tục đến khi tan hết thì tắt bếp.

Nấu nước chè gừng và đường thốt nốt

Nấu nước chè gừng và đường thốt nốt

Hoàn thành chè trôi nước và thưởng thức

Múc bánh trôi ra bát con, dùng thìa múc nước đường gừng chan đều lên sau đó rắc chút hạt mè vừng lên trên.

Chè trôi nước đã nấu xong và thưởng thức

Chè trôi nước đã nấu xong và thưởng thức

Khi ăn chè trôi nước có thể cho thêm nước cốt dừa để tăng thêm độ thơm béo, thưởng thức lúc còn nóng. Vị ấm nóng của gừng lan tỏa trong tiết trời se lạnh, vị ngọt của đường thốt nốt, dẻo dẻo bùi bùi nhân bánh đậu xanh thật tuyệt vời.

2. Cách nấu chè trôi nước 3 màu

Chè trôi nước 3 màu không chỉ đẹp mà ăn cũng rất ngon. Tham khảo ngay cách nấu sau đây.

Nguyên liệu nấu chè trôi nước ba màu

- Bột nếp 300g

- Bí đỏ: 100g

- Lá dứa nếp: 6 lá

- Cà rốt: 2 củ

- Đậu xanh: 150g

- Gừng tươi 1 củ

- Đường thốt nốt: 250g

- Đậu phộng (lạc rang): 50g

- Nước cốt dừa

- Muối

Hướng dẫn chi tiết cách làm chè trôi nước

Bước 1: Làm nhân đậu xanh

Đậu xanh ngâm nước trong 2 tiếng với nước ấm rồi vớt ra cho vào nồi, thêm nước cốt dừa, 1 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê đường nấu chín thì múc ra bát dầm nhuyễn mịn thì thôi. Vo bột thành từng viên tròn nhỏ để làm nhân bánh.

Bột đậu xanh dầm nhuyễn mịn nặn thành viên tròn

Bột đậu xanh dầm nhuyễn mịn nặn thành viên tròn

Bước 2: Trộn bột làm màu vỏ bánh

- Trôi nước màu vàng: Bí đỏ luộc chín, cho vào dầm nhuyễn sau đó trộn với 100g bột nếp. Cho thêm nước từng ít một rồi nhào thật dẻo, đều màu sau đó chia nhỏ bột, nặn thành các viên tròn.

Nhào bột màu vàng với bí đỏ

Nhào bột màu vàng với bí đỏ

- Trôi nước màu xanh: Lá dứa rửa sạch, cho vào xay nát rồi lọc lấy 100ml nước. Lấy nước đó nhào với 100g bột để tạo màu xanh lá cây đẹp mắt sau đó nặn thành từng viên tròn.

Làm vỏ bánh trôi màu xanh với lá dứa

Làm vỏ bánh trôi màu xanh với lá dứa

- Trôi nước màu cam: Cà rốt cho xay nhuyễn, lọc ép lấy 100ml nước cốt rồi cho vào nhào bột, nhào dẻo thì cũng nặn thành từng viên tròn.

Bước 3: Làm bánh trôi 3 màu

- Cán dẹt các viên bánh, cho nhân đậu xanh vào giữa rồi vê tròn, kín miệng không để hở (không cán mỏng quá). Làm lần lượt đến khi hết bột và nhân thì thôi.

Nặn bột bọc nhân thành các viên tròn vê kín

Nặn bột bọc nhân thành các viên tròn vê kín

- Đun sôi nước, thả lần lượt bánh trôi vào đun sôi đến khi bánh nổi thì vớt ra cho vào thau nước lạnh. Khi cho vào xong đảo nhẹ để bánh không dính vào nhau, tạo độ dẻo không nát.

Thả bánh vào nồi nước đun sôi

Thả bánh vào nồi nước đun sôi

Bước 4: Nấu chè trôi nước 3 màu

- Gừng nạo sợi nhỏ.

- Bắc nồi lên bếp, đổ 500ml nước vào đun sôi, cho thêm đường thốt nốt vào khuấy tan thì cho gừng vào. Thả nhẹ bánh vào nồi, đợi sôi lại thì tắt bếp, dùng đũa khuấy đều lên.

Chè trôi nước màu sắc hấp dẫn bắt mắt đã hoàn thành

Chè trôi nước màu sắc hấp dẫn bắt mắt đã hoàn thành

Bước 5: Hoàn thành

Chè trôi nước 3 màu xanh, vàng, cam đã xong nhìn rất bắt mắt. Múc chè và vài sợi gừng thái lát ra bát con, rắc chút đậu phộng lên trên và thưởng thức.

Chè trôi nước ba màu hấp dẫn thêm nước cốt dừa khi ăn rất thơm

Chè trôi nước ba màu hấp dẫn thêm nước cốt dừa khi ăn rất thơm

3. Cách nấu chè trôi nước nhân mặn

Chè trôi nước nhân mặn ăn khá lạ miệng lại thơm ngon, bổ dưỡng.

Nguyên liệu làm chè trôi nước nhân mặn

- 500g bột nếp

- 100g thịt heo băm

- 100g tôm băm nhỏ

- 1 củ gừng thái nhỏ

- 200g đậu xanh

- 50g dừa bào sợi

- Vừng rang chín, hành tím băm

- Muối, đường, bột ngọt, hạt nêm…

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm nhân bánh

- Cho tôm và thịt băm vào tô, thêm vào 1/2 thìa cafe muối, 1/2 thìa cafe bột ngọt, 1/2 thìa cafe đường, 1/2 thìa cafe hạt nêm, xíu hành tím băm rồi đảo đều để ướp 10 phút cho ngấm gia vị.

Ướp tôm với thịt với gia vị cho ngấm

Ướp tôm với thịt với gia vị cho ngấm

- Đậu xanh ngâm 2 tiếng cho mềm, vo sạch rồi hấp chín. Sau đó tán thật nhuyễn. Phi thơm hành tím băm rồi cho đậu xanh vào sên, thêm xíu muối và đường cho đậu xanh đậm vị.

Phi thơm hành rồi sên nhân đậu xanh

Phi thơm hành rồi sên nhân đậu xanh

Bước 2: Bọc nhân đậu xanh thịt

- Đậu xanh chia thành từng viên nhỏ vo tròn. Tôm và thịt chia thành từng viên nhỏ nhơ phần đậu xanh.

- Ấn dẹt phần đậu xanh rồi cho tôm thịt vào giữa, vo tròn lại để riêng.

Bước 3: Nhào bột bánh trôi

- Bột nếp nhào với nước ấm thành một khối dẻo mịn. Để bột nghỉ 10 phút. Sau đó chia bột thành từng khối nhỏ rồi vo tròn.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 20

Bước 4: Nặn bánh trôi nhân mặn

- Ấn dẹt bột bánh, đặt nhân đậu xanh tôm thịt vào giữa rồi vo tròn lại, để riêng. Làm cho đến khi hết nhân bánh. Các khối bánh nặn xong không xếp chồng lên nhau.

Bước 5: Luộc bánh trôi nhân mặn

- Nấu 1 nồi nước sôi thì thả từ từ từng viên bánh trôi nhân mặn vào luộc. Luộc cho đến khi bánh nổi lên mặt là bánh đã chín, vớt bánh ra cho ngay vào âu nước lạnh.

Bước 6: Nấu chè trôi nước mặn

- Cho 2l nước vào một xoong khác, thêm đường (độ ngọt tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình) vào nấu cho đường tan hết, nồi nước sôi lên thì thả bánh trôi đã luộc chín vào, đảo nhẹ cho bánh không dính vào nhau. Thả gừng thái sợi vào và đợi nước sôi trở lại thì tắt bếp.

Cách nấu chè trôi nước nhân mặn đơn giản mà rất đậm đà

Cách nấu chè trôi nước nhân mặn đơn giản mà rất đậm đà

Chè trôi nước nhân mặn có phần nước chè không quá ngọt, nhân bánh trôi vừa mằn mặn lại ngọt nhẹ ăn rất ngon.

Múc chè trôi nước nhân mặn ra từng bát, thêm dừa bào sợi, vừng rang chín lên và thưởng thức. Bánh trôi nước dẻo quánh, nhân mằn mặn rất đậm đà.

4. Cách làm chè trôi nước ngũ sắc

Món chè trôi nước ngũ sắc trông cực kỳ đẹp mắt, cách làm cũng đơn giản, bạn hãy thử xem nhé.

Nguyên liệu nấu chè trôi nước ngũ sắc

- 500g bột nếp

- 100g đậu xanh không vỏ

- 50g dừa bào sợi

- 150g đường

- 1 hộp sữa đặc

- 50g bí đỏ

- 100g ruột gấc cả hạt

- 50g bắp cải tím hoặc khoai lang tím

- 50g lá nếp

- 1 củ gừng tươi

Hướng dẫn cách nấu

Bước 1: Làm màu ngũ sắc từ nguyên liệu tự nhiên

- Lá nếp, bắp cải tím rửa sạch, thái nhỏ để riêng.

- Cho lá nếp vào máy xay cùng 2 chén con (chén uống trà) nước lọc rồi xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt màu xanh.

Lọc lá dứa lấy nước cốt màu xanh

Lọc lá dứa lấy nước cốt màu xanh

- Bắp cải tím cho vào máy xanh, thêm 2 chén con nước rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt màu tím.

Bắp cải tím xay lấy nước cốt màu tím

Bắp cải tím xay lấy nước cốt màu tím

- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay cùng 2 chén con nước xay thật nhuyễn mịn thu được hỗn hợp màu cam (không cần bỏ bã).

- Ruột gấc cho vào bát riêng cùng 1 thìa con rượu rồi bóp nát, nặn bỏ hạt thu được hỗn hợp màu đỏ.

Bí đỏ và gấc làm màu cam và đỏ

Bí đỏ và gấc làm màu cam và đỏ

Bước 2: Làm nhân đậu xanh

- Đậu xanh ngâm 2 tiếng cho nở rồi vo sạch, cho vào hấp chín.

- Đậu xanh hấp chín xong dùng thìa tán nhuyễn mịn. Thêm 2 thìa dừa bào sợi, 2 - 3 thìa sữa đặc (độ ngọt theo sở thích) vào rồi đảo đều. Cho hỗn hợp lên bếp sên với lửa nhỏ cho đến khi đậu khô ráo, có thể nắm được thành từng viên là được.

- Đậu xanh sên xong vo thành từng viên nhỏ tròn.

Làm nhân đậu xanh vo viên nhỏ

Làm nhân đậu xanh vo viên nhỏ

Bước 3: Làm vỏ bánh

- Chia bột thành 5 phần. Cho vào 5 bát khác nhau. Mỗi bát bột cho thêm 1 thìa đường và 1 thìa sữa đặc rồi dưới từng phần nước màu vừa làm xong vào, 1 bát dùng nước lọc để tạo bánh màu trắng. Nhào bột thành từng khối dẻo mịn không dính tay là được.

- Chia bột thành từng khối nhỏ rồi vo viên tròn lại.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 26

Bước 4: Nặn bánh trôi ngũ sắc

- Ấn dẹt bột rồi cho từng viên đậu xanh vào, vo tròn bọc kín đậu xanh để riêng. Thực hiện cho đến khi hết nguyên liệu.

Bước 5: Nấu chè trôi nước ngũ sắc

- Đun sôi 1 nồi nước, cho đường (độ ngọt tùy vào khẩu vị) rồi khuấy cho tan hết đường. Nồi nước đường sôi thì thả viên bánh trôi vào, đảo nhẹ tay để bánh không dính vào nhau. Nấu cho đến khi thấy tất cả các viên bánh nổi lên mặt nước thì rắc thêm vài sợi gừng thái lát vào, đun thêm 5 - 7 phút nữa rồi tắt bếp.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 27

Chè trôi nước ngũ sắc múc ra bát, thêm dừa bào sợi vào và thưởng thức khi còn nóng rất hấp dẫn. Từng viên trôi nước màu sắc xanh, đỏ, cam, tím, trắng vừa ngọt ngào vừa thơm và bùi bùi của nhân đậu xanh ăn mãi không chán.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 28

5. Chè trôi nước lá dứa

Món chè trôi nước lá dứa chế biến có phần cầu kỳ những hương vị lại vô cùng thơm ngon. Miếng trôi nước tròn núng nính ngập trong phần nước đường. Vị thơm của lá dứa, dẻo mịn của bột nếp, béo bùi của nhân đậu xanh quyện cùng chút ngọt thanh từ nước đường tạo nên một món chè ngon hết ý.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 29

>> Xem chi tiết cách làm chè trôi nước lá dứa nhân đậu xanh ấm nóng

6. Chè trôi nước hoa đậu biếc

Chè trôi nước hoa đậu biếc thơm dẻo lại có màu sắc cực kỳ đẹp mắt.

Nguyên liệu làm chè trôi nước hoa đậu biếc có gì?

- Bột gạo nếp: 400g

- Hoa đậu biếc tươi: 100g

- Đậu xanh: 150g

- Lá dứa, hành lá

- Đường phèn, đường trắng

- Lạc rang

- Nước cốt dừa

- Muối, dầu ăn

Cách làm chè trôi nước hoa đậu biếc

Bước 1: Làm bột bánh trôi

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 30

- Đậu xanh vo sạch, đem hấp chín rồi dùng thìa tán nhuyễn ra.

- Hoa đậu biếc tươi rửa sạch cho vào nồi nước rồi đem đi nấu chín để hoa tiết ra màu. Trút phần nước hoa đậu biếc ra bát để chuẩn bị đem trộn cùng bột.

- Đổ bột gạo nếp ra một chiếc bát lớn, từ từ rót nước hoa đậu biếc vào bột nếp rồi trộn đều lên cho đến khi tạo thành một khối bột dẻo mịn thì dừng lại.

Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh

- Hành lá rửa sạch rồi thái nhỏ.

- Bắc 1 chiếc chảo sạch lên bếp sau đó cho vào đây 1 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng lên thì bạn cho hành lá vào.

- Trút mỡ hành vào bát đậu xanh tán nhuyễn rồi trộn thật đều lên.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 31

Bước 3: Nặn bánh

- Chia bột và nhân đậu xanh thành từng viên nhỏ. Lưu ý, kích thước nhân đậu xanh sẽ nhỏ hơn phần bột bánh.

- Dùng tay ấn dẹt bột bánh rồi đặt nhân đậu xanh vào giữa. Bọc phần vỏ bánh lại rồi vo tròn cho vỏ bột bọc kín hết phần nhân.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 32

Bước 4: Nấu chè

- Cho vào nồi nước đường phèn và 1 thìa muối nhỏ. Với lượng đường khoảng 300g thì bạn nên dùng 1.2 lít nước lọc nhé.

- Dùng đũa khuấy đều, khi đường tan hết thì bạn gạn nước đường qua 1 chiếc khăn sạch. Thao tác này sẽ lấy đi toàn bộ phần cặn bẩn và giúp nước đường được trong hơn.

- Bỏ vào nồi vài lát gừng tươi cùng lá dứa sau đó đun sôi.

- Nồi nước sôi, bạn lần lượt thả phần trôi nước đã nặn ở bước 3 vào. Khi thấy viên bánh trôi nổi trên mặt nước là lúc đó chè chín.

- Bạn tắt bếp rồi múc chè ra bát và thưởng thức.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 33

Món chè trôi nước hoa đậu biếc gây ấn tượng mạnh bởi màu sắc vô cùng đẹp mắt. Những viên chè tròn tròn nhỏ nhắn, khi ăn cảm nhận rõ được độ mềm dẻo, thơm bùi của các loại gia vị. Múc chè cùng với một chút nước đường để cảm nhận được vị ngon hoàn hảo của món ăn này nhé.

7. Chè trôi nước khoai lang tím

Bát chè trôi nước khoai lang tím trông cực kỳ lạ mắt. Món bánh này có phần vỏ cực kỳ dẻo thơm của bột nếp, bùi bùi của khoai lang và nhân đậu, phần nước chan ấm nóng có vị cay nồng của gừng rất hợp cho những ngày thời tiết se se lạnh.

Những ngày trời mưa gió hay tiết trời sang đông, có một bát chè trôi nước nhâm nhi thì quả thực không còn gì tuyệt hơn.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 34

>> Xem cách nấu chè trôi nước khoai lang tím cực ngon.

8. Cách nấu chè trôi nước bằng bột nếp khô

Những chiếc bánh trôi được làm bằng bột nếp khô với lớp vỏ căng mịn trông thật ngon mắt. Thưởng thức món chè trôi nước bằng bột nếp khô này, bạn sẽ cảm nhận được phần vỏ bánh mềm, dẻo cực kỳ thơm ngon. Nhân đậu xanh béo bùi hòa quyện với nước đường ngọt ngào, lạc rang béo ngậy. Món chè này dù bạn ăn nguội hay ăn nóng cũng rất ngon.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 35

>> Xem chi tiết cách nấu chè trôi nước thơm ngon bằng bột nếp khô

9. Nấu chè trôi nước bằng bột năng

Không chỉ nấu chè trôi nước bằng bột nếp, có một cách làm chè từ bột năng siêu ngon, dễ làm mà ít chị em biết. Cùng Bếp Eva khám phá nhé.

Nguyên liệu gồm có:

- Bột năng: 300g

- Đậu xanh: 150g

- Đường kính trắng: 100g

- Vừng, cùi dừa

- Gừng tươi

Cách làm chè trôi nước bằng bột năng

Bước 1: Nhào bột làm chè trôi nước

- Cho bột năng ra bát tô rồi thêm nước sôi vào. Lưu ý, bạn nên đổ từ từ để bột thấm nước đồng thời dễ điều chỉnh tránh trường hợp bột năng vón cục.

- Dùng tay nhào cục bột thật kỹ để cho bột dẻo và mịn hơn. Thực hiện thao tác này liên tục cho tới khi bạn thấy bột không dính tay, lúc đó là bột bánh đã được.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 36

Bước 2: Phần nhân bánh

Giống như chè trôi nước thông thường, với bột năng bạn cũng làm nhân đậu xanh.

- Trước tiên, cho đậu xanh ra bát ngâm 6 - 8 tiếng để đậu mềm.

- Tiếp đó, cho đậu vào nồi nấu hoặc hấp chín.

- Khi đậu xanh chín, bạn xúc đậu ra bát rồi dùng thìa hoặc chày dầm cho nhuyễn mịn thì dừng lại.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 37

Bước 3: Nặn bánh trôi

- Bạn chia bột năng thành từng phần nhỏ vừa ăn. Chú ý, không nên để bột quá to như thế khi nấu xong sẽ rất khó ăn. Tỉ lệ bột bằng quả nhãn lồng là hợp lí.

- Dùng tay ấn dẹt miếng bột sau đó cho phần nhân đậu xanh vào giữa. Dùng tay gấp mép bột lại rồi vo thành từng viên tròn.

- Lần lượt thực hiện cho đến khi hết bột và phần nhân đậu xanh thì dừng lại.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 38

Bước 4: Luộc bánh trôi

- Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi thả bánh trôi vào luộc chín. Thời gian bánh chín sẽ rất nhanh vì thế bạn cần căn giờ vớt bánh để tránh bánh bị nhão. Thường sau khi bánh nổi lên chừng 2 phút là bạn có thể vớt bánh ra rồi.

- Để bánh không dính vào nhau, bạn nên vớt bánh ra bát nước sôi để nguội nhé.

Bước 5: Nấu nước chè

- Cho nước vào nồi rồi thêm đường, gừng vào đun sôi. Nước đường sôi khoảng 1 phút thì bạn tắt bếp.

Thành phẩm:

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 39

Múc viên bánh trôi ra bát rồi chan nước đường gừng lên trên và thưởng thức. Dù làm từ bột năng nhưng phần vỏ bánh vẫn dẻo và mềm thơm không kém gì bột nếp. Nhân đậu xanh béo bùi, nước đường gừng ấm nóng, ngọt phao phảo cực kỳ dễ ăn, không bị ngán.

Món chè này bạn có thể ăn lúc còn nóng hoặc khi nguội đều rất ngon.

Cách nấu chè trôi nước ngon không bị cứng

- Muốn chén chè trôi nước thơm hơn thì có thể nấu thêm nước cốt dừa ăn cùng chè.

- Để món chè trôi nước khi thành phẩm không bị cứng, bạn nên trộn thêm 1 chút bột khoai lang trắng vào phần bột nếp. Cách làm này sẽ giúp bánh được dẻo mềm, thơm và không sợ bị cứng.

- Trong quá trình đun nước luộc bánh trôi, bạn nên thêm vào đây khoảng vài lát gừng thái mỏng cùng 1 thìa nhỏ giấm ăn. Gừng giúp cho bánh trở nên thơm hơn còn giấm sẽ làm cho chè trôi nước mềm không lo cứng.

9 cách làm chè trôi nước truyền thống dẻo thơm, không bị cứng - 40

- Cách nấu chè trôi nước bằng bột năng cũng rất ngon, có thể thay thế cho bột nếp. Tuy nhiên, bột năng sẽ khiến bánh có độ giòn giòn, dai dai, không thơm và quánh được như bột nếp.

- Khi nặn bánh, nếu phần nhân đã hết mà vẫn còn thừa bột các bạn có thể nặn thành những viên trôi nước không nhân ăn cũng rất ngon.

- Nên sử dụng các màu tự nhiên như màu xanh lấy từ lá dứa, màu đỏ từ gấc, màu tím từ củ dền hay bắp cải tím, màu cam từ bí đỏ hay cà rốt… để nấu sẽ an toàn hơn sử dụng màu thực phẩm.

Chè trôi nước bao nhiêu calo?

Theo ước tính của các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 1 viên chè trôi nước cỡ trung bình sẽ chứa khoảng 120 calo. Như vậy, nếu bạn ăn 1 bát chè có 5 viên trôi nước thì lượng calo nạp vào cơ thể sẽ là 600 calo.

Đây là một lượng calo khá cao có thể gây tăng cân nếu bạn ăn uống và tập luyện không khoa học.

Chè trôi nước tuy ngon nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Bác sĩ khuyến cáo, một số nhóm người không nên ăn loại chè này:

- Bệnh nhân mắc tiểu đường

- Người đang thừa cân, béo phì

- Người được chẩn đoán mắc các bệnh liên quan đến hệ tim mạch và tiêu hóa, điển hình là đau dạ dày.

- Trẻ nhỏ, người cao tuổi

Trên đây là 9 công thức nấu chè trôi nước ngon thần sầu mà Bếp Eva muốn chia sẻ cùng các chị em. Tham khảo ngay một cách làm mà bạn thích nhất để trổ tài chiêu đãi cả nhà. Chúc bạn thành công và đừng quên tham khảo thêm cách làm các món ăn ngon khác tại chuyên mục này nhé.

Cách nấu chè trôi nước ngon dẻo mềm không bị cứng Cách nấu chè trôi nước ngon dẻo mềm không bị cứng Chè trôi nước tròn tròn, có nhân đậu xanh ngọt hoặc nhân mặn, cũng có loại không nhân. Chè có độ ngọt dịu, thanh và đặc biệt rất mềm dẻo. Cách nấu chè... Bấm xem >>

Các món chè ngon

Từ khóa » Nguyên Liệu Làm Chè Trôi Nước Là Gì