9 Chữ Cù Lao Hay 9 ân đức Của Cha Mẹ - .vn
Có thể bạn quan tâm
1. Chữ "Sinh"
Đầu tiên là chữ “Sinh”. Không ai có mặt trên đời mà không từ mẹ sinh ra. Khi mang thai, người mẹ hạnh phúc lắm vì mẹ coi đứa con của mình như ngọc như vàng, coi con như là tất cả của mẹ. Nhưng bên cạnh đó mẹ cũng rất lo lắng, chịu bao cơ cực mong sao cho đứa con bé bỏng của mình được khỏe mạnh, thông minh. Đến khi sinh nở, mẹ phải trải qua những nỗi đau đớn về thể xác mà chỉ có mình mẹ hiểu được; thậm chí dù có phải đánh đổi mạng sống của mình để con được chào đời an toàn thì mẹ cũng vẫn sẵn sàng hy sinh. Nguy hiểm là thế, khó khăn là thế nhưng được nghe tiếng khóc đầu đời của con là mẹ luôn nở nụ cười hạnh phúc và mãn nguyện.
Con cái có thể sám hối thay cha mẹ được không?
2. Chữ "Cúc"
Rồi đến chữ “Cúc”. “Cúc” đó là ẵm bế, nâng niu. Người mẹ nâng đỡ con khi con vẫn còn là sinh linh bé nhỏ nằm trong bụng mẹ. Và khi con ra đời, mẹ luôn chăm nom, nâng đỡ, chỉ cần con khóc là mẹ lại bế con lên dỗ dành. Khi đứa con bước những bước chân đầu đời, con vấp ngã, mẹ cũng dịu dàng nâng con dậy, lo lắng sợ con đau. Quả thật, không ai yêu quý con bằng mẹ; mẹ thương con vô bờ bến, công ơn của mẹ lớn tựa biển trời.
3. Chữ “Phủ”
Tiếp là chữ “Phủ”. “Phủ” có nghĩa là ôm ấp. Ngay từ khi sinh ra, bất kì người con nào cũng sẽ được đón nhận hơi ấm từ người mẹ, được nép mình trong vòng tay mẹ, được mẹ chở che. Nhất là trong đêm đông giá lạnh, ấp vào lòng mẹ, được mẹ hà hơi sưởi ấm có lẽ là điều hạnh phúc nhất thế gian.
4. Chữ “Súc”
Sau là chữ “Súc”. Mẹ cho con bú mớm, lo từng miếng ăn cho con mỗi ngày. Ngay từ khi lọt lòng, người con đã được hưởng dòng sữa mẹ bao la. Có những gia đình nghèo không có bột nấu cho con ăn, người mẹ phải nhai cơm rồi mớm cho con. Khi đứa con biếng ăn, mẹ luôn chăm lo dỗ dành từng chút một mong sao cho con mình hay ăn chóng lớn để luôn khỏe mạnh. Đó chính là ý nghĩa của chữ “súc”.
5. Chữ "Cố"
Chữ “Cố” thì sao? Chữ “Cố” là cha mẹ luôn chăm nom, mong ngóng, không lúc nào rời mắt khỏi các con. Những bước chân chập chững đầu đời của con, cha mẹ là người đầu tiên dõi theo. Bước chân tuy nhỏ bé nhưng lại là niềm hạnh phúc to lớn của cha mẹ. Cho đến khi con lớn lên, cha mẹ vẫn hằng trông mong con; cùng con đồng hành từ những chặng đường đầu tiên của cuộc đời đến khi con thành đạt. Chỉ đến lúc cha mẹ khuất núi thì ánh mắt dõi theo con mới dừng nghỉ mà thôi.
Phận làm con đừng quên báo hiếu cha mẹ mỗi ngày
6. Chữ “Dục”
Còn chữ “Dục” thế nào? Chữ “Dục” thể hiện sự dạy dỗ, kèm cặp con nên người của cha mẹ. Người mẹ chính là cô giáo đầu tiên trong cuộc đời của con. Từ câu nói đầu đời, câu chào hỏi dạ thưa cho đến những điều hay lẽ phải cũng đều là mẹ dạy cho con. Rồi con biết đọc, biết viết; con biết chăm sóc, yêu thương ông bà, cha mẹ và mọi người. Những điều đó cha mẹ đều theo sát, chỉ bảo tận tình cho con. Mẹ cũng là người gần gũi nhất, là người đóng góp công sức nhiều nhất cho sự trưởng thành của con.
7. Chữ “Trưởng”
Chữ “Trưởng” là sao? Cha mẹ nuôi nấng con từ trong bụng đến khi trưởng thành. Đây quả là một hành trình đầy gian lao, vất vả. Từ khi còn bé thì cha mẹ lo con đau ốm, biếng ăn; ở độ tuổi con đi học thì mẹ tần tảo sớm khuya để nuôi ăn học, mong sao cho con trưởng thành. Thậm chí khi con trưởng thành rồi, cha mẹ vẫn chưa hết lo.
8. Chữ “Phục”
Với chữ “Phục” là thế nào? Với chữ “Phục”, ta hiểu rằng cha mẹ luôn thăm non, gần gũi và dành sự quan tâm đặc biệt cho đứa con của mình. Mỗi khi đi xa, cha mẹ luôn nhớ con, lo cho các con nhiều lắm. Rồi khi con ốm, cha mẹ thức trắng đêm dài vì lo lắng, xót xa đứa con. Và chắc chắn một điều rằng mẹ là người gần gũi nhất, dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì cha mẹ vẫn ở bên cạnh ủng hộ, yêu thương con hết lòng.
9. Chữ “Phúc”
Cuối cùng là chữ “Phúc”. Chữ “Phúc” là cha mẹ bao bọc, che chở những người con. Cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc nhất cho con; con đi bất cứ đâu cũng có vòng tay cha mẹ để trở về, dù con lớn khôn nhưng với mẹ vẫn là đứa con bé bỏng cha mẹ thường chăm lo. Cha mẹ cũng là người luôn sẵn sàng hy sinh mọi thứ để cho đứa con của mình có được một điều tốt đẹp nhất, vòng tay cha mẹ luôn mở rộng đón đứa con thơ trở về.
Cha mẹ luôn là thế đấy! Cha mẹ không quản ngại mưa nắng, phong ba để nuôi con thành người, luôn là nơi chốn để con quay về.
Thấu thị lẽ nhân quả nghiệp báo “Nếu mình hiếu đạo mẹ cha – Thì con cũng hiếu với ta khác gì – Nếu mình ăn ở bất nghì – Đừng mong con hiếu làm gì uổng công!”. Người con là Phật tử phải ý thức được công ơn cha mẹ. Ở mức độ thế tục, biết công ơn cha mẹ chưa đủ, người Phật tử còn phải biểu hiện lòng hiếu một cách cụ thể qua hành động. Một lời thăm hỏi qua điện thoại nếu ở xa; thường xuyên thăm viếng cha mẹ nếu ở gần. Chỉ đơn giản thế và không mất tiền mua nhưng lại là liều thuốc bổ nuôi dưỡng cha mẹ già.
"Công ơn cha mẹ" theo lời Phật dạy
Từ khóa » Chín Chữ Cù Lao Có Nghĩa Là Gì
-
Chín Chữ Cù Lao | BÁO QUẢNG NAM ONLINE - Tin Tức Mới Nhất
-
Ý Nghĩa Câu Thành Ngữ 'Chín Chữ Cù Lao'
-
CHÍN CHỮ CÙ LAO LÀ GÌ? "Công Cha... - Tiếng Việt Giàu đẹp
-
Chín Chữ Cù Lao Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Từ Điển - Từ Chín Chữ Cù Lao Có ý Nghĩa Gì
-
Cù Lao Chín Chữ Là Gì - Blog Của Thư
-
Ý Nghĩa Câu Thành Ngữ 'Chín Chữ Cù Lao' - Doanh Nghiệp
-
Chín Chữ Cù Lao - Khắc Ghi ân đức Cha Mẹ Một đời Không Quên
-
Chín Chữ Cù Lao - Khắc Sâu Công ơn Của Mẹ - Chùa Ba Vàng
-
Giải Thích Nghĩa Của Từ Cù Lao Chín Chữ Và Thắt Cổ Bồngtrong Bài ...
-
Nghĩa Của Từ Chín Chữ Cù Lao - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
“Cù Lao” Có Nghĩa Là Gì? - VIETNAM GLOBAL NETWORK
-
Từ điển Tiếng Việt "cù Lao" - Là Gì? - Vtudien
-
CHÍN CHỮ CÙ LAO - Phanbaluong