9 Giống Gà đặc Sản Tại Việt Nam Nhất định Phải Biết
Nước ta có nhiều giống gà quý, độc đáo, nổi tiếng trong lịch sử. Nhiều loại gà có hình thức rất đẹp và lạ, được nuôi làm cảnh; nhiều loại gà có thịt thơm ngon và bổ dưỡng, có giá bán rất cao. Sau đây Mạnh Hoạch xin giới thiệu với các bạn 9 Giống gà đặc sản tại Việt Nam.
Mục lục hide 1. Gà Ri 2. Gà Đông Tảo 3. Gà Hồ 4. Gà Nòi 5. Gà Tre 6. Gà Ác 7. Gà H’mông 8. Gà Tàu vàng 9. Gà Mía1. Gà Ri
Gà ri: Là giống gà nội địa đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng (nuôi lấy trứng, thịt), được nuôi phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và Trung.
Đặc điểm: Gà có màu lông đa dạng. Thân hình nhỏ bé, chân ngắn. Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có màu đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất. Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng vảy màu vàng, đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi.
Trọng lượng: Gà mái một năm tuổi nặng 1,2 – 1,5kg, gà trống nặng 1,5 – 2kg.
Thịt gà ri thơm, ngon, có màu trắng, sợi cơ nhỏ, mịn.
2. Gà Đông Tảo
Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo: Là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.
Đặc điểm: Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô. Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai màu lông cơ bản gồm màu mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc
Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và rái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba màu cơ bản gồm: màu nõn chuối – vàng nhạt, màu khói hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, màu ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ.
Trọng lượng: Gà Đông Tảo lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.
3. Gà Hồ
Gà Hồ: Là một giống gà quý ở Việt Nam, nuôi sống chủ yếu ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những linh vật động vật của Việt Nam.
Đặc điểm: Gà Hồ có tầm vóc khá to so với các giống gà địa phương khác. Gà trống có hai màu lông chính là màu đen ánh xanh (mã lĩnh) và màu đỏ đậm (giống màu quả mận chín, mã mận). Một con gà trống được xác định là màu mã lĩnh hay màu mã mận khi trên thân gà màu lông nào chiếm đến 2/3 thì gọi màu đấy. Gà mái có ba màu lông là màu đất sét (mã thó), màu lông chim sẻ (mã sẻ) và màu vỏ quả nhãn khô (mã nhãn). Gà Hồ có đầu giống hình đầu con công hay còn gọi là “đầu công”. Mào gà gọn giống hình múi chanh úp ngược hoặc hình quả dâu trên đầu, có màu đỏ. Còn đuôi gà thường xòe to như cái nơm, các lông đuôi bằng nhau. Mỗi khi những chú gà trống cất tiếng gáy, người ta dễ nhìn thấy cái đuôi nơm ấy. Cánh gà úp vào thân giống như hai vỏ chai úp vào thân gọi là cánh úp vỏ chai. Chân gà Hồ thường to, cao, tròn (quản), có 3 hàng vẩy, vẩy chân mịn màu vỏ đỗ nành. Gà trống có dáng cao, to và trường thân, lưng vuông, ngực nở rộng.
Trọng lượng: Trọng lượng của một chú gà trống khi trưởng thành nặng từ 4,5 – 5,5 kg, còn của gà mái khi trưởng thành từ 3,5 – 4,0 kg.
4. Gà Nòi
Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá: Là một giống gà chọi nội địa của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận chọi gà. Gà nòi là giống gà thuộc nhóm gà trọc đầu. Gà nòi là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam gồm gà nòi, gà tre và gà rừng, trong đó gà nòi và gà tre là giống gà nhà, trong khi gà rừng thuộc loài hoang dã và chỉ chiến đấu trong tự nhiên. Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.
Đặc điểm: Con trống có lông màu xám, màu đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh biếc, con mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao, chân cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc. Chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép) màu đỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu). Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ.
Trọng lượng: Khi trưởng thành gà trống nặng 3-4kg, gà mái nặng 2 – 2,5kg.
5. Gà Tre
Gà tre: Là một giống gà bản địa đã từng khá phổ biến tại khu vực miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ. Là giống gà có trọng lượng khá nhỏ, trước đây chúng thường được nuôi làm cảnh. Tuy nhiên giống gà này dường như chưa được giới khoa học nghiên cứu một cách nghiêm túc, chưa thấy có tư liệu chính thức nào viết về loài này. Tên gọi của nó là “Gà Che” (“Bi-che” theo cách gọi của người Khmer, về sau, khi giống gà này phổ biến khắp Việt Nam, người Việt ta lại tưởng cái tên “Che” là do dân miền Tây Nam Bộ phát âm sai nên sửa lại là Gà Tre.
Đặc điểm: Màu lông của gà tre hiện nay rất đa dạng về màu sắc nhưng có thể đó là sản phẩm của sự lai tạo với các giống gà khác. Căn cứ vào sự thống kê không chính thức các ý kiến của những người đã sống vào những thập niên 40, 50 thế kỷ trước ở miền Tây Nam Bộ thì gà tre có ba sắc lông chính sau:
Gà chuối: Gà trống mang trên mình ba màu lông là trắng, đỏ và đen: Lông cổ và mã trên lưng là màu trắng ngà, có điểm sọc đen mờ ở giữa. Lông cánh thường là pha trộn các sắc lông đỏ, đen và vàng. Lông ngực, bụng và đuôi có màu đen tuyền. Gà mái với bộ lông pha lẫn giữa trắng và đen. Gà chuối chiếm số lượng xấp xỉ 60% lúc bấy giờ.
Gà điều: Gà trống có phần thân và đuôi có màu sắc như gà chuối nhưng lông cổ và lông mã trên lưng có màu đỏ lửa hoặc đỏ tía có thể nói là giống với màu lông của các loại gà rừng Đông Nam Á, gà mái có màu vàng nâu lẫn với màu đen. Số lượng gà điều thường chiếm dưới 30%.
Màu sắc khác: Một số cá thể trống có màu sắc như gà chuối nhưng khoảng 1/3 lông cổ tính từ đầu trở xuống và phần lông mã giữa lưng lại có màu đỏ tía, sự kết hợp hết sức hài hòa giữa hai màu lông trắng và đỏ tạo cho các cá thể này có ngoại hình thu hút khá đặc biệt. Màu vàng ở cổ và màu trắng muốt ở thân.
Các màu khác như đen, xám, trắng, vàng…Trước đây rất ít phổ biến và bị xem như không thuần chủng.
Lông gà bóng mượt, khá dài và ôm chứ không quá xù như một số gà cảnh ngoại nhập hiện nay.
Màu sắc mỏ và chân: Lý tưởng nhất cho gà thuần chủng là màu vàng tươi.Mỏ xinh xinh như hình tam giác.
Mào gà: Phổ biến nhất là mồng lái, kích thước vừa phải và luôn thẳng đứng gần giống mồng gà rừng.
Đuôi: Đuôi gà nghiêng một góc 30 đến 40 độ so với mặt đất với nhiều lớp lông phủ lên nhau, lông đuôi gà trống thường dài và nhiều. uốn cong thành một cung tròn, những sợi dài nhất có thể dài chạm đất, thậm chí kéo lê trên đất hai, ba xăng-ti-mét. Tuy nhiên đuôi gà tre Nam Bộ lại không xòe rộng sang hai bên theo kiểu đuôi tôm.
Chân: Chân gà tre Nam Bộ tương đối cao so với các giống gà cảnh ngày nay với cẳng chân thon, nhỏ dài bằng với đùi gà nhưng rất nhanh nhẹn trong việc bới đất, kiếm mồi. Gà trống có bộ cựa rất phát triển, thường là cựa kim dài và cong vút rất lợi hại.
Vóc dáng tổng thể: Gà có vóc dáng cao khá gọn gàng, đẹp mắt, tiếng gáy thanh, dáng đi nhẹ nhàng và khỏe mạnh.
Trọng lượng: Có thể nói đây là giống gà nhỏ nhất Việt Nam nếu không tính đến các giống gà cảnh ngoại nhập. Gà mái có trọng lượng từ 400 gam đến 600 gam, gà trống nặng từ 500 gam đến 800 gram nhưng trọng lượng lý tưởng nhất là từ 600 gam đổ lại đối với gà trống, cá biệt một vài cá thể trống chỉ nặng 400gram mà thôi. Ngoài ra thịt gà tre cũng rất thơm ngon, là món ăn ngon và bổ dưỡng.
6. Gà Ác
Gà ác hay còn gọi là ô cốt kê, ô kê hay còn có tên khác là gà trắng, gà chân chì, gà ngũ trảo…: Là một giống gà quý thuộc họ trĩ. Hiện nay gà này được nhiều người nuôi làm thú cưng. Gà Ác được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Nam Bộ.
Đặc điểm: Gà ác là loại gà cỡ nhỏ đã được thuần hóa và nuôi dưỡng. Đặc trưng của giống gà ác là bộ lông trắng không mượt nhưng toàn bộ da, mắt, thịt, chân và xương đều đen, chân có 5 ngón. Đây là một giống gà quý với các đặc điểm đặc trưng như da, thịt, xương, nội tạng đều có màu đen. Giống gà này dễ bị nhầm lẫn giữa gà ác với giống gà đen (da, thịt đều màu đen) hoặc nhầm với gà ri, gà tre…
Trọng lượng: Gà Ác có thân hình nhỏ, trên 12 tháng tuổi mới nặng 1-1,5 kg. Gà ác là giống gà có giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Theo Đông y, gà Ác vị ngọt, mặn, tính bình hơi ấm, hương vị thơm, tính ẩm, không độc, có công hiệu từ bổ gan thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt, điều kinh hoạt huyết, chữa rong huyết… Thịt gà Ác còn chứa các acid amin cần thiết cho cơ thể gồm lysine, methionine, histidine, giúp điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể và chống lão hóa, nên xưa được gọi là “gà thuốc”.
7. Gà H’mông
Gà H’Mông hay còn gọi là gà Mông, gà Mông đen hay gà Mèo hay gà xương đen: Là một giống gà nội địa của Việt Nam có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh, chúng nuôi giữ giống gốc là một trong những giống gà đặc sản. Giống gà H’Mông là giống gà quý hiếm. Hiện nay gà H’Mông thương phẩm được coi là món ăn đặc sản.
Đặc điểm: Đây là giống có ngoại hình cao to, mào dâu, mào cờ, nhiều lông, phổ biến nhất là lông màu hoa mơ, đen, trắng tuyền, nhìn chung, chúng có thịt, xương có màu đen, chân có bốn móng. Gà con 01 ngày tuổi cả con trống và con mái đều có màu lông hung nâu, hung đen và sọc dưa. Gà trưởng thành có hình dáng cân đối, chân cao màu đen, màu sắc lông đa dạng, phần lớn có màu da thịt đen và phủ tạng đen, số ít da trắng, thịt trắng.
Trọng lượng: Cân nặng trung bình gà Mông đen trưởng thành từ 2kg đến 3kg/con, cá biệt có những con nặng hơn 3.5 kg.Gà H’Mông có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người đồng bào H’Mông còn nấu cao để bồi bổ sức khỏe.
8. Gà Tàu vàng
Gà Tàu vàng hay gà Ta vàng: Là một giống gà bản địa của Việt Nam. Tên gọi Tàu chỉ ra nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ lâu, hiện chúng được nuôi dưỡng thuần hóa và lai tạo để sống chủ yếu ở phía Nam Việt Nam và hoàn toàn là một giống gà bản địa của Việt Nam. Chúng được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và hiện nay, phát triển mạnh ở một số địa phương thuộc địa phận đồng bằng sông Cửu Long. Giống gà này được ưa chuộng vì chất lượng thịt cao, dễ nuôi.
Đặc điểm: Gà Tàu Vàng là một giống gà địa phương ở khu vực Nam Bộ với đặc điểm lông, da, chân vàng và thịt ngon. Phần lớn chúng có lông màu vàng rơm, vàng sẫm, có đốm đen ở cổ, cánh và đuôi. Gà Tàu vàng có lông màu vàng, chân có lông màu đen ở bàn, có khi ở cả ngón, gà mẹ có loại trụi đuôi hoặc cũng có loại đuôi dài. Chân màu vàng, da vàng, thịt trắng, mào phần lớn là mào đơn và ít mào nụ.
Trọng lượng: Gà Tàu vàng có trọng lượng lớn, từ 3–4 kg/con. Thịt rắn chắc, thơm ngon.
9. Gà Mía
Gà Mía: Là một giống gà nội địa của Việt Nam, chúng có nguồn gốc từ ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Làng cổ Đường Lâm). Giống gà này là một đặc sản của Hà Tây. Đây là một giống gà có từ lâu đời, Tên gọi gà mía gắn liền với những địa danh tiêu biểu của xứ Đoài cổ kính như chợ Mía, chùa Mía. Ngoài cung cấp cho lễ hội trong làng, người dân nơi đây còn dùng gà Mía trong lễ cưới.
Đặc điểm: Gà Mía thân hình to, nặng, lông màu đỏ tiết, cơ ngực, đùi nở nang, mào cờ dựng, chất thịt thơm vị đậm ngọt, da giòn, săn chắc và ít mỡ dưới da tỷ lệ thuận với những bước chạy thường ngày. Chúng có khả năng tự kiếm ăn tốt, sức đề kháng cao.
Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẽ lông màu đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh xanh biếc. Con mái có lông màu vàng nhạt xen kẽ long đen ở cánh đuôi, lông cổ có màu nâu. Gà có mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói chung màu lông gà Mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống.
Trọng lượng: Khi trưởng thành gà nặng 3 – 3,5 kg, gà trống có con đạt tới 5kg, khối lượng gà mái trưởng thành 2,5 –3 kg, còn con trống là 3,5 – 4 kg.
Bạn đã cùng với Mạnh Hoạch điểm qua 9 giống gà đặc sản tại Việt Nam. Hãy chia sẻ bài viết này cho mọi người nếu thấy hay và bổ ích nhé.
Xem thêm: Gà đông tảo giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Từ khóa » Kê Loài Gà
-
Gà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Loại Thần Kê, Linh Kê Và Quý Kê - Mactech
-
33 Loại Gà Thần Kê Hàng Nghìn Con Mới Xuất Hiện 1 Con
-
Các Giống Gà
-
33 Loại Gà Thần Kê 10 Nghìn Con Mới Có 1 Con ... - AE888 Casino
-
Gà Chín Cựa: Thần Kê Trong Truyền Thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh | VTC16
-
Những Loại Gà Linh Kê Mà Ai Cũng Muống Có được 1 Con Nha A E
-
“Con Cà, Con Kê” Là Con Gì? - Báo Người Lao động
-
33 Loại Gà Thần Kê - Những đặc điểm Của Linh Kê Và Thần Kê
-
Điểm Danh 12 Giống Gà Quý Của Việt Nam
-
'Độc Kê' 10 Cựa Và Những 'quái Gà' Siêu Lạ Gây Xôn Xao - VietNamNet
-
Câu đố Tiếng Việt: “Con Cà Con Kê” Là Con Gì? Ai Cũng Nghĩ ... - Infonet
-
33 Loại Gà Thần Kê 10 Nghìn Con Mới Có 1 Con Giá Cao Ngất