9 Loại Hình Vốn Của Doanh Nghiệp Dưới Góc độ Pháp Lý

Vốn là tài sản của doanh nghiệp, có thể bằng tiền hoặc tài sản khác như hàng hóa, giấy tờ có giá, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất; là bất động sản hay động sản; là tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn; là tài sản cố định hay tài sản lưu động.

Vốn của doanh nghiệp gồm nhiều loại theo các tiêu chí nhau như: vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư, vốn điều lệ, vốn huy động, vốn kinh doanh, vốn nhận ủy thác, vốn pháp định, vốn thực có, vốn tự có, vốn vay.

  1. Vốn chủ sở hữu

Trong lĩnh vực kế toán, vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông thành viên góp vốn (chủ sở hữu), căn cứ Khoản 1 Điều 66 về “Nguyên tắc kế toán” Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp”, sửa đổi, bổ sung theo các thông tư: số 75/2015/TT-BTC ngày 18/5/2015, số 177/2015/TT-BTC ngày 12/11/2015 và số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016.

Vốn chủ sở hữu gồm các nguồn như vốn góp của chủ sở hữu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Trong đầu tư hợp tác công tư, vốn chủ sở hữu là vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án PPP (đối tác công tư). Doanh nghiệp phải công khai Báo cáo tài chính theo quy định, trong đó có tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

  1. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư là vốn bằng tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Vốn đầu tư của dự án đầu tư gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động, căn cứ Khoản 23 Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”; Khoản 6 Điều 40 về “Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”, Luật Đầu tư năm 2020.

Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 thì chỉ phải ghi trên Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, căn cứ Khoản 4 Điều 24 về “Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; khoản 4 Điều 29 về “Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Một số lĩnh vực còn quy định doanh nghiệp phải cam kết đầu tư vốn trong quá trình hoạt động. Ví dụ như doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và cam kết đầu tư ít nhất 100 tỷ đồng trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông, căn cứ Điều 21 về “Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh”, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông sửa đổi, bổ sung theo các nghị định: số 81/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, số 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 và số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020.

  1. Vốn huy động

Loại vốn này có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vay vốn, nhận vốn góp, hợp tác đầu tư kinh doanh, bán trái phiếu doanh nghiệp.

Ví dụ, vốn huy động phục vụ cho phát triển nhà ở , hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh , doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, căn cứ Khoản 2 Điều 69 về “Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại”, Luật Nhà ở năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020.

  1. Vốn kinh doanh

Đây là vốn để phục vụ kinh doanh của doanh nghi cả sử dụng cho đầu tư, sản xuất, dịch vụ, thương mại hoạt động. doanh nghiệp, gồm thương mại, duy trì.

Ví dụ, vốn kinh doanh trong quy định trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất, căn cứ Điểm đ khoản 3 Điều 4 về “Người nộp thuế”, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010. Thường ít khi có sự phân biệt rõ ràng giữa vốn đầu tư và vốn kinh doanh mà được gọi chung là vốn phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh.

  1. Vốn nhận ủy thác

Vốn ủy thác là khoản tiền bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để thực hiện nội dung ủy thác, căn cứ Khoản 9 Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Thông tư số 30/2014/TT-NHNN ngày 06/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 14/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016.

Có hai cách gọi khác nhau là “vốn ủy thác” hoặc “vốn nhận ủy thác”, tùy theo cách tiếp cận. Tuy nhiên, có trường hợp cùng diễn đạt nội dung tương tự nhau nhưng luật lại sử dụng hai cụm từ khác nhau, đó là quy định một trong những nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát rừng là “vốn ủy thác” căn cứ Điểm a khoản 4 Điều 95 về “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng”, Luật Lâm nghiệp năm 2017, trong khi quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là “vốn nhận ủy thác”, căn cứ Điểm b khoản 4 Điều 21 về “Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản”, Luật Thủy sản năm 2014.

  1. Vốn thực có

Vốn thực có là vốn tự có của chủ sở hữu hay của nhà đầu tư. Vốn thực có được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ, quy định công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 72 giờ, kể từ khi xảy ra sự kiện quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm vốn thực có trở lên, căn cứ Điểm a khoản 3 Điều 101 về “Công bố thông tin của công ty đại chúng”, Luật Chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2018.

Hay quy định báo cáo kiểm toán của trường đại học dân lập chuyển sang loại hình tư thục phải xác định được tổng số vốn thực có, căn cứ Khoản 4 Điều 4 về “Kiểm toán tài chính, định giá tài sản. Thông tư số GDĐT ngày 17/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Quy định về việc chuyển đổi loại hình Trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục”.

  1. Vốn tự có

Pháp luật đã từng quy định: “từ nay, trong quản lý và hạch toán vốn sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp quốc doanh không dùng thuật ngữ “vốn tự có” và không còn vốn nào được coi là vốn tự có”, căn cứ Mục 2 phần I Thông tư số 32-TC/VKH ngày 31/7/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng vốn trong các xí nghiệp quốc doanh”. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn tiếp tục được trong nhiều văn bản, từ luật, nghị định cho đến thông tư.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư được hình thành từ lợi nhuận trích ra để đầu tư; từ tiền thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản từ các quỹ, huy động cổ phần, góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh…”, căn cứ Mục 04 về “Đầu tư và xây dựng”, Phụ lục “Nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia” ban hành kèm theo Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia”.

Trong lĩnh vực ngân hàng “vốn tự có: là vốn điều lệ và lợi nhuận để lại tích lũy”, căn cứ Khoản 10 Điều 2 về “Giải thích từ ngữ” Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/3/2005 của Chính phủ về “Tổ chức và hoạt động của tổ chức chính quy mô nhỏ tại Việt Nam”, sửa đổi, bổ sung theo các Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007, số 86/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019.

Trước kia, luật đã từng quy định vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một cái tài sản “Nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hang, căn cứ Khoản 13 Điều 20 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 sửa đổi, bổ sung năm 2004; Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

  1. Vốn vay

Vốn vay là một dạng của vốn huy động. Doanh nghiệp có thể vay tiền hoặc có thể vay tài sản, vật tư, hàng hóa (vay thương a hàng trả chậm, trả dần); vay vốn của cá nhân (người lao động, cổ đông hoặc cá nhân khác) và doanh nghiệp, pháp nhân khác; vay vốn của các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác; vay vốn trong nước và vay ngoài nước (vay ODA hoặc thương mại).

  1. Vốn khác

Là nguồn vốn huy động ngoài các nguồn vốn trên, như vốn đóng góp tự nguyện, cho, biếu, tặng, tài trợ, từ thiện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trong các nguồn vốn, có hai loại bắt buộc chung theo quy định của pháp luật, đó là vốn điều lệ và vốn pháp định./.

5/5 - (1 vote)

Từ khóa » định Nghĩa Vốn Tự Có Của Doanh Nghiệp