9 Loại Thiết Bị Khí Nén Công Nghiệp Phổ Biến Không Thể Không Biết?
Có thể bạn quan tâm
Khí nén đang chiếm ưu thế hơn so với các loại nhiên liệu khác, hầu hết các công ty công nghiệp đều sử dụng khí nén để vận hành máy móc, dù ít dù nhiều, nhưng các kỹ thuật viên không thể không biết các thiết bị khí nén dưới đây.
Mục lục chính
- Các loại thiết bị khí nén thông dụng
- 1. Bộ phận cấp khí vào hệ thống khí nén
- 2. Van khí nén
- 3. Xi lanh khí nén
Các loại thiết bị khí nén thông dụng
Hệ thống khí nén được cấu tạo bởi nhiều các thiết bị khí nén lớn nhỏ, kích thước và chức năng khác nhau. Chúng ta có thể phân loại theo các nhóm sau: bộ phận cấp khí nén (nguồn cấp khí), hệ thống các loại van khí nén, xi lanh khí, bộ lọc khí nén và thiết bị khí nén khác.
1. Bộ phận cấp khí vào hệ thống khí nén
Thường là máy nén khí với các kích cỡ và công suất lớn nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào hệ thống. Khí được cấp vào bình tích áp hoặc bồn chứa khí. Việc tích khí trong bình hoặc bồn nhằm đảm bảo việc vận hành được ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi sự cố khí nén đầu vào.
Tiếp đến là bình chứa khí nén với các thiết bị khí nén kèm theo là van đóng/mở đầu khí vào, van xả đầu khí ra, đồng hồ đo áp suất. Vì khi sản xuất ra khí nén, sẽ kèm theo việc sinh ra lượng nhiệt khá lớn.
2. Van khí nén
Là thiết bị khí nén không thể thiếu trong bất kỳ một hệ thống khí nén nào. Van dùng để điều khiển dòng khí trong hệ thống sản xuất khí và điều tiết lưu lượng khí trong các thiết bị khí nén trong hệ thống. Ví dụ khi bình tích khí đầy thì van sẽ đóng lại. Mỗi hệ thống sẽ số lượng van khác nhau tùy vị trí cần thiết.
Có 3 loại van khí nén là van cơ, van điện từ và van khí.
Van cơ đúng theo tên gọi của nó, sử dụng cơ học là lực tác động của con người lên van như vặn, gạt, xoay… Tuy nhiên van cơ chỉ phù hợp với công suất nhỏ và hiệu suất không cao, dễ hỏng nếu tần suất hoạt động liên tục.
Van điện từ là loại van hoạt động bằng dòng điện, tạo ra từ trường để hoạt động đóng hay mở. Van điện từ chúng tôi thường sử dụng van điện từ của SMC, FESTO… Có rất nhiều loại van điện từ cho nhiều loại máy khác nhau, ví dụ van điện từ thường đóng 2 cổng – loại van phổ biến hiện nay – khi cần mở thì truyền dòng điện cho van. Van điện từ chính là loại van dùng trong các hệ thống hẹn giờ tự động. Ở Việt Nam thường dùng điện 220V nên van điện từ 24V là phù hợp nhất.
Van khí là loại van xả nhanh, dùng chính áp lực khí nén để vận hành. Loại van này thường được thiết kế ở cửa xả. Điều đặc biệt của loại van này là không cần sức người, hay tiêu thụ điện năng mà vẫn hoạt động bình thường. Nhưng, vâng lại là nhưng, để van hoạt động trơn tru thì cần cung cấp lượng khí với áp suất đủ lớn và liên tục.
3. Xi lanh khí nén
Xi lanh khí nén còn được gọi với cái tên ben khí nén. Xi lanh khí nén giúp chuyển hóa nguồn năng lượng khí nén thành 1 dạng năng lượng khác gọi là động năng. Nếu như van khí nén là bộ phận cơ cấu thì xi lanh là bộ phận chấp hành. Động năng này sẽ giúp thực hiện các thao tác vận hành, ép, xoay, nén, nghiền.
Cấu tạo chung của xi lanh khí nén: ty, nòng, thân, vỏ xi lanh, lỗ khí vào, ra, cảm biến xi lanh, phốt làm kín…
Khi có khí nén chuyền vào xi lanh bằng đường ống dẫn khí qua lỗ vào, khí được chuyển tới nòng, chiếm không gian bên trong xi lanh. Trong nòng xi lanh, ty sẽ chuyển động, truyền động năng ra bên ngoài.
Bạn đang cần tìm xi lanh khí nén, nhưng chưa biết loại nào là phù hợp? Liên hệ với VCC Trading để chúng tôi tư vấn nhanh nhất.
Xem ngay Thiết bị khí nén VCC phân phối
Một số thông tin khi lựa chọn xi lanh khí nén: tác động kép hay đơn, hành trình là bao nhiêu, đường kính trong xi lanh, chất liệu bằng gì, áp suất và tải trọng là bao nhiêu…
Một số loại xi lanh thông dụng mà khách hàng của chúng tôi thường dùng: xi lanh tròn, xi lanh khí nén vuông, xi lanh to, nhỏ, xi lanh compact, xi lanh khí nén compact dẹp, xi lanh khí nén hai ti, xi lanh kẹp, xi lanh khí nén tịnh tiến xoay, xi lanh trượt, xi lanh 3 ty.
Chú ý: Một xi lanh tốt phải có ty và nòng chống oxi hóa, ăn mòn, chịu được tác động lực tối đa. Thông thường được làm bằng thép hoặc inox 30. Điều đó đáp ứng nhu cầu vận hành liên tục, tần suất cao và chế độ nặng nhọc.
4. Bộ lọc khí nén
Đây là thiết bị có tầm ảnh hưởng lớn tới các bộ phận khác trong hệ thống khí nén. Lí do sẽ được bật mí ngay sau đây.
Trong bài viết trước “Khí nén là gì?” tôi đã chia sẻ, khí có sẵn trong tự nhiên, không bị với cạn, muốn lấy bao nhiêu tùy ý. Nhưng như các bạn đã biết, không khí đang bị ô nhiễm trầm trọng, luôn lẫn những tạp chất. Những tạp chất đó có thể là bụi bẩn, hơi nước, vụn sắn, kim loại, hạt nhựa, sợi ni lông,… Nếu để những tạp chất này đi vào hệ thống khí nén, sẽ gây hỏng hóc, giảm tuổi thọ của các thiết bị khí nén: xước nóng, xước ty, tắc cửa van và lỗ khí nén, làm mòn và có thể tạo ma sát sinh ra nhiệt độ cao gây cháy nổ,…
Bộ lọc sẽ có nhiệm vụ giống như tên gọi của nó, lọc và chặn lại các chất gây ô nhiễm nguồn khí, tách nước, tách bụi, lọc dầu, chất bẩn để hệ thống khí nén hoạt động trơn tru, ổn định và tăng tuổi thọ.
Các thiết bị lọc gồm 3 thành phần chính lọc nước, chỉnh áp, bình dầu. Tùy theo loại lọc mà có các thành phần khác nhau: lọc nước không chỉnh áp, lọc nước có chỉnh áp, bộ lọc đôi và bộ lọc ba.
Bộ lọc đôi: lọc có chỉnh áp và bình dầu bôi trơn. Bộ lọc này lọc sạch tạp chất, sau đó điều chỉnh áp suất phù hợp với yêu cầu đầu ra. Sau đó sẽ phun dầu để bôi trơn và làm mát xi lanh.
Bộ lọc ba: 1 lọc nước, 1 điều áp có đồng hồ và 1 bình dầu bôi trơn.
Với mỗi hệ thống khí nén sẽ có yêu cầu khác nhau về các loại linh kiện, không phải dùng bộ nào cũng thay thế và phù hợp. Vì vậy, khách hàng nên mua đúng loại, đúng hãng mình cần, lựa chọn kỹ càng để tránh lãng phí cho doanh nghiệp.
5. Phụ kiện khí nén khác
Các phụ kiện này có vai trò liên kết các thiết bị khí nén: xi lanh khí nén, van khí nén, bộ lọc khí nén… lại với nhau. Ngoài mục đích đảm bảo hệ thống được chắc chắn, không rò rỉ, nó còn giúp theo dõi, kiểm soát hệ thống với các loại đồng hồ đo.
Các loại phụ kiện có thể kể tới bao gồm:
+ Đồng hồ đo áp suất khí nén: có 2 loại đó là đồng hồ hơi và đồng hồ dầu. Trong đó, đồng hồ dầu sẽ cho ra những chỉ số chính xác hơn dù trong hệ thống có sự dao động, va đập.
+ Dây dẫn khí nén: hay còn gọi là ống dẫn khí nén, nó liên kết giữa các bộ phận với nhau, dẫn khí từ bộ phận này qua bộ phận khác. Ống thường dùng là ống PU, vì nó không bị ăn mòn, mềm dẻo, dễ đi dây trong hệ thống. Ngoài ra còn có ống dẫn bằng thép và nhôm ít được sử dụng hơn.
+ Co, cút, đầu nối nhanh: đầu ren 13, 17, 21, 27, 34, nối thẳng, nối vuông góc,…
+ Phụ kiện cho van khí nén như: đế van xéo, đế van thẳng, ốc bít, giảm thanh nhựa, giảm thanh đồng, timer hẹn giờ…
+ Phụ kiện cho xi lanh: đế xi lanh CA, CB, đầu Y, I pin, đầu lắc, giảm chấn, mắt trâu và các sensor cảm biến, ty, nòng, phốt …
Trên đây là tổng hợp các loại thiết bị khí nén thông dụng nhất. Thị trường có vô vàn các linh kiện khí nén khác nhau, vi vậy khi mua thiết bị khí nén, các bạn cần biết mã sản phẩm, maker, các thông số kỹ thuật hoặc ít nhất là hình ảnh sản phẩm để dễ dàng trong việc đặt hàng.
Liên hệ với VCC để được hỗ trợ báo giá và tìm hiểu thông tin sản phẩm qua hotline: 0934683166
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Thiết Bị Khí Nén Là Gì
-
Thiết Bị Khí Nén Là Gì? Địa Chỉ Cung Cấp Thiết Bị Khí Nén - Ngô Phan
-
Tìm Hiểu Các Thiết Bị Khí Nén Thông Dụng Hiện Nay
-
Khí Nén Dùng để Làm Gì? - Thái Khương Pumps
-
Khí Nén Là Gì? Đặc Trưng Và Tác Dụng Của Khí Nén Trong Cuộc Sống
-
Hệ Thống Khí Nén Là Gi?
-
Thiết Bị Truyền động Khí Nén Là Gì Và Nó Hoạt động Như Thế Nào?
-
Khí Nén Là Gì? Hệ Thống Khí Nén | Van điều Khiển Khí Nén
-
Thiết Bị Xử Lý Khí Nén Như Thế Nào ?
-
Khí Nén Là Gì ? Giới Thiệu Về Hệ Thống Khí Nén
-
▷ Khí Nén Là Gì? Ứng Dụng Khí Nén & Các Thiết Bị Tạo Ra Khí Nén
-
Khí Nén Là Gì? Ứng Dụng Khí Nén Trong đời Sống Như Thế Nào?
-
Khí Nén Là Gì? Ứng Dụng Của Khí Nén Trong Sản Xuất - Ngô Phan
-
Thiết Bị Tăng áp Khí Nén Là Gì? Địa Chỉ Bán Bộ Tăng áp Khí Nén
-
Chuyên Cung Cấp Các Loại Thiết Bị Khí Nén