9 Loại Vải May áo Gió Phổ Biến, Bền Và đẹp Nhất Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Các loại vải may áo gió hiện nay vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi loại vải sẽ có những đặc điểm riêng, mức giá riêng và khả năng giữ ấm khác nhau. Hãy cùng Đồng Phục Bốn Mùa tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về các chất liệu áo khoác gió này nhé!
>>>> Tham khảo: Áo khoác gió đồng phục công ty
Mục lục
- 1. Áo gió là gì?
- 2. Vải áo gió cho mùa mưa
- 2.1 Vải nylon
- 2.2 Vải Polyester
- 2.3 Vải Polyurethane
- 3. Vải áo khoác gió cho mùa nóng
- 3.1 Vải cotton
- 3.2 Vải linen
- 4. Vải áo khoác gió cho mùa đông
- 4.1 Vải Mohair
- 4.2 Vải tweed
- 4.3 Vải len và len pha
- 4.4 Vải tricot
- 5. Cách lựa chọn vải may áo khoác gió theo vùng miền
- 5.1 Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Bắc
- 5.2 Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Trung
- 5.2 Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Nam
1. Áo gió là gì?
Giống như tên gọi, áo gió là loại áo được may để dùng chủ yếu khi đi gió. Áo gió thường được làm bằng vải nylon, giúp chắn được gió, khiến gió không thể luồn vào chúng ta. Ngoài ngăn chặn gió, áo gió còn có thể ngăn bạn khỏi nắng, bụi, mưa,…
Chiếc áo gió không chỉ làm từ nylon mà còn rất nhiều loại vải khác nhau. Hiện nay, mọi thứ đều được đa dạng hóa, các sản phẩm thì dần phong phú hơn.
Áo gió có nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như áo gió mùa nắng, mùa mưa, mùa lạnh,… Hãy cùng tìm hiểu thêm về các loại vải may áo gió phù hợp với từng mùa nhé!
Đồng Phục Bốn Mùa cung cấp các mẫu áo gió phù hợp với mọi thời tiết, liên hệ để được tư vấn miễn phí và gửi hơn 100 mẫu áo gió mới nhất!
2. Vải áo gió cho mùa mưa
Có 3 loại vải thường được dùng làm vải may áo gió cho mùa mưa nhất. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn ở phần dưới đây.
2.1 Vải nylon
Vải nylon là loại vải thường được dùng làm vải may áo gió nhất. Nylon có tính chống nước tốt, phát ra tiếng khi sờ vào vải hay khi chúng tự cọ xát vào nhau.
Ưu điểm:
- Ngăn gió rất tốt.
- Tính chống nước cao.
Nhược điểm:
- Phát ra tiếng kêu không mấy dễ chịu.
- Vải thiếu sự thẩm mỹ.
- Khó phân hủy, gây khả năng ô nhiễm môi trường cao.
2.2 Vải Polyester
Vải polyester thường được làm bằng 100% sợi PE (polyester) hay có sự đan xen giữa sợi PE và nylon. Vải thường được dùng làm vỏ áo khoác, hay lớp lót và chất liệu đệm. Ngoài ra, còn có những chiếc áo khoác ngoài được làm bằng 100% PE.
Ưu điểm:
- Có độ nhẹ, độ bền cao.
- Chống thấm nước tốt.
- Chống gió hiệu quả.
Nhược điểm:
- Khi mặc lâu sẽ cảm giác rất bí bách.
- Thấm hút mồ hôi kém.
2.3 Vải Polyurethane
Vải polyurethane là loại vải có rất nhiều công dụng nên thường được dùng làm vải may áo gió cho mùa mưa.
Ưu điểm: Vải nhẹ, thoáng khí, chống thấm nước tốt và không bị nhăn.
Nhược điểm: Có nhiều ưu điểm là vậy nhưng sức chắn gió của vải không cao.
>>>> Đừng bỏ lỡ: Vải dù là gì? Tại sao nên sử dụng vải dù may áo khoác?
3. Vải áo khoác gió cho mùa nóng
Thông thường các loại vải may áo gió cho mùa nóng sẽ có độ thoáng mát cao. Vậy hãy cùng xem ngay áo gió mùa nóng gồm những loại vải nào nhé!
3.1 Vải cotton
Vải cotton thường được biết đến là vải làm bằng sợi tự nhiên, được ứng dụng cho rất nhiều loại áo. Vì những điểm ưu việt mà vải cotton dùng để may cho hầu hết các trang phục.
Ưu điểm:
- Vải cotton có độ thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái khi mặc.
- Vải nhẹ, mềm, có độ bền tốt.
- Vải cotton khá dễ nhuộm màu nên có nhiều màu sắc, kiểu dáng cho bạn lựa chọn.
Nhược điểm: Vì có tính thấm hút cao nên áo dễ bị lộ vết loang của nước khi đổ mồ hôi. Ngoài ra, vải sẽ hút nhiều nước trong khi giặt nên khi giặt bằng tay sẽ khá khó vắt.
3.2 Vải linen
Vải linen nghe khá xa lạ nhưng thực chất nó là vải lanh, một trong hai loại vải may áo gió mùa nóng. Áo gió làm bằng vải linen không quá phổ biến, chủ yếu là áo khoác mỏng hay áo chống nắng.
Ưu điểm: vải linen có ưu điểm là nhẹ, có độ thoáng mát cao và nhanh khô khi phơi.
Nhược điểm: Vì vải lanh thường xuyên bị nhăn, làm mất thẩm mỹ nên không được dùng nhiều.
>>>> Đừng bỏ lỡ: Xưởng may áo khoác đồng phục
4. Vải áo khoác gió cho mùa đông
Trái với vải may áo gió mùa nóng, vải áo gió mùa đông chủ yếu có đặc điểm giúp giữ ấm, ngăn gió lạnh.
4.1 Vải Mohair
Loại vải mohair thường thấy khi hay được làm vải may áo gió hay may cho áo jacket, được làm từ lông dê Angora.
Loại vải này có ưu điểm là bền, dày, giúp giữ ấm tốt. Tuy nhiên vì khá dày nên khá cồng kềnh, giá không quá bình dân.
4.2 Vải tweed
Từ lâu, loại vải này thường được dệt từ các sợi len thô sần nguyên chất. Nhưng hiện nay, với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng mà vải còn được đan với vải mohair hay vải cashmere.
Ưu điểm: Chất liệu dày, giữ ấm rất tốt và độ chống gió khá cao. Bên cạnh đó, vải còn có tính thẩm mỹ cao nên không lo bị lỗi mốt.
Nhược điểm: Giá thành khá cao.
4.3 Vải len và len pha
Loại vải này được đan hay từ những sợi len, thường dùng để làm thành những chiếc áo len lông cừu.
Vải len có ưu điểm đó là thoáng khí, dày nên rất ấm, mềm mại và dễ bảo quản. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là dễ xù và gây tích điện trong mùa đông.
4.4 Vải tricot
Vải tricot thường được biết đến là vải dạ, dùng để làm vải may áo gió cho mùa đông.
Ưu điểm: Vải có khả năng chống gió rất tốt, dày và thoải mái.
Nhược điểm: Vải này mọi người chỉ mặc khi thật sự lạnh vì nó khá nặng.
5. Cách lựa chọn vải may áo khoác gió theo vùng miền
Vì mỗi vùng miền có đặc tính khí hậu khác nhau nên việc sử dụng vải may áo gió cũng khác nhau.
5.1 Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Bắc
Tại miền Bắc, mùa đông thường rất lạnh, lạnh hơn nhiều so với miền Trung và Nam. Vì vậy, bạn nên dùng vải tricot để may áo gió giữ ấm cho mình.
Ngược lại, mua nóng thì lại khá nực và khô nên khuyến khích may áo gió bằng loại vải thoáng khí.
5.2 Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Trung
Khí hậu miền Trung được biết đến là cực kỳ khắc nghiệt. Mùa hè thì thường sẽ rất nóng, nhiệt độ có khi đạt >40 độ, nhưng mùa đông thì lại rất lạnh. Vì vậy khuyến khích chọn vải tricot hay vải len để dùng làm vải may áo gió vào mùa đông để giữ ấm.
Vào mùa hè rất nóng nực, tia UV cũng rất nhiều nên bạn hãy chọn các loại vải như polyester, nylon để may áo gió mùa hè nhé!
5.2 Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Nam
Tại miền Nam, khí hậu thiên về nóng nhiều hơn là lạnh, dù có mùa mưa. Vì vậy, bạn có thể chọn các loại vải may áo gió dùng cho mùa nóng để có thể mặc chống bụi, chống nắng và dùng để mang vào mùa mưa.
Những bài viết cùng chủ đề:
- 6 Cách làm hết nhăn áo khoác gió đơn giản, hiệu quả tức thì
- May áo gió đồng phục học sinh giá rẻ, uy tín nhất tại Hà Nội
Trên đây là những thông tin về các loại vải may áo gió, cũng như đem đến cho bạn các tham khảo để chọn loại áo gió phù hợp. Hi vọng những thông tin mà Đồng Phục Bốn Mùa cung cấp, bạn sẽ chọn được những chiếc áo thích hợp nhất cho mình. Hoặc liên hệ để được tư vấn những mẫu áo khoác gió đồng phục phù hợp với doanh nghiệp bạn nhé!
Từ khóa » Chất Liệu áo Khoác
-
Các Loại Vải May áo Khoác Phổ Biến Hiện Nay - Namtrung Safety
-
Các Loại Vải May đồng Phục áo Khoác
-
Top 10 Loại Vải May Áo Khoác Tốt Nhất - Hải Triều
-
Từ điển Chất Liệu Vải May áo Khoác Dành Cho Dân Mộ điệu Thời Trang
-
Các Loại Vải May đồng Phục áo Khoác - Wego Uniform
-
Nên Mua áo Khoác Chất Liệu Gì? Giải Mã Bí Mật áo Gió YODY
-
Top 4 Loại Vải May áo Khoác Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
TỔNG HỢP NHỮNG CHẤT LIỆU ÁO KHOÁC GIỮ ẤM VÀ BỀN - Rabity
-
Áo Gió Là Gì? Nguyên Liệu để May áo Gió - May-ao-khoac
-
Thông Tin Chi Tiết Các Loại Vải May Áo Khoác Gió Đồng Phục
-
Áo Khoác Dù Là Gì? Tại Sao Vải Dù Dùng Làm May áo Khoác? - Lados
-
Loại Chất Liệu Nào Phù Hợp để May áo Khoác Gió? - MarvelVietnam
-
[Tất Tần Tận] Chất Liệu Vải May áo Gió Như Nào Tốt Nhất