9 Món Cháo Vừa Ngon Vừa Tốt Cho Người đau Dạ Dày Rất Dễ Thực Hiện

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

Cháo nấm hương , cháo bí đỏ đậu xanh, cháo nếp long nhãn… là những món cháo tốt cho người đau dạ dày. Nếu bạn còn chưa biết đau dạ dày nên ăn cháo gì và cách thực hiện các món cháo này ra sao, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Các món cháo nên ăn khi bị đau dạ dày và cách thực hiện
Các món cháo nên ăn khi bị đau dạ dày và cách thực hiện

Bị đau dạ dày nên ăn cháo gì?

Các thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày tác động trực tiếp đến dạ dày và đường tiêu hóa. Vì vậy, ăn những món ăn thanh đạm, dễ tiêu, ít kích thích như cháo sẽ làm giảm được áp lực cho dạ dày. Bệnh cũng vì thế mà mau được chữa lành hơn. Vậy bị đau dạ dày nên ăn cháo gì?

1. Cháo nấm hương

*) Chuẩn bị:

Để làm được món cháo này, bệnh nhân cần phải chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • 50g nấm hương
  • 50g hạt kê
  • Gia vị các loại

*) Cách thực hiện:

  • Đem nấm hương rửa sạch, dùng dao cắt mỏng
  • Hạt kê đem nấu thành cháo, sau đó chắt lấy nước. Cho thêm nấm hương vào để nấu tiếp. Đến khi sôi kỹ, thêm gia vị vào để ăn.
  • Chia lượng cháo vừa nấu thành 3 lần dùng trong ngày. Để mang đến tác dụng tốt, nên ăn khi đang nóng và lúc đang đói.

2. Cháo bí đỏ, đậu xanh

Nếu chưa biết bị đau dạ dày nên ăn cháo gì, có thể sử dụng bí đỏ, đậu xanh để nấu.

Nên ăn cháo bí đỏ, đậu xanh khi bị đau dạ dày
Nên ăn cháo bí đỏ, đậu xanh khi bị đau dạ dày

Cách thực hiện như sau:

*) Chuẩn bị:

  • 200g bí đỏ
  • 50g đậu phộng
  • 50g đậu xanh
  • 100g gạo nếp
  • Đường và các loại gia vị cần thiết

*) Cách thực hiện:

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ
  • Đậu phộng (lạc) đem giã nhuyễn, cho thêm ít nước rồi vớt bớt vỏ.
  • Cho bí và đậu vào nồi, nấu nhừ với nước.
  • Đậu xanh bỏ vỏ, gạo nếp tán thành bột mịn, đổ vào khoản 200ml nước, khuấy đều.
  • Khi thấy bí đã chín nhừ, cho hỗn hợp đậu xanh và gạo nếp vào, khuấy đều. Chờ cho đến khi cháo sôi kỹ lần nữa thì thêm đường và các gia vị khác vào để ăn.

3. Cháo nếp và long nhãn

Ăn cháo nếp long nhãn thường xuyên cũng sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng đau dạ dày. Đồng thời, nó hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt hơn, tránh gây kích ứng đường ruột.

Cháo nếp long nhãn là một trong những câu trả lời cho vấn đề đau dạ dày nên ăn cháo gì
Cháo nếp long nhãn là một trong những câu trả lời cho vấn đề đau dạ dày nên ăn cháo gì

*) Chuẩn bị: Các nguyên liệu để nấu cháo nếp long nhãn bao gồm:

  • 50g nếp than
  • 50g long nhãn nhục
  • 50g nếp hạt tròn
  • Đường phèn với lượng đủ dùng

*) Cách thực hiện:

  • Đem cả 2 loại nếp mang đi vo sạch, để ráo
  • Cho vào nồi khoảng 2 lít nước, đun sôi rồi đổ cả 2 loại nếp vào. Đun sôi tiếp, sau đó dùng muỗng khuấy nhẹ, vặn lửa nhỏ. Cứ đun như vậy trong khoảng 50 phút.
  • Sau thời gian này, thêm đường phèn vào, khuấy đều.
  • Long nhãn nhục rửa sạch, cho vào nồi cháo và đun thêm chừng 1 – 2 phút nữa là có thể sử dụng được.

4. Cháo tôm

Tôm là một loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng như: Giàu canxi, omega – 3, là nguồn protein dồi dào, ngăn ngừa ung thư… Không chỉ tốt cho xương mà tôm còn rất tốt đối với những người bị bệnh tiêu hóa. Do đó, nếu chưa biết đau dạ dày nên ăn cháo gì thì cháo tôm chính là một sự lựa chọn tốt. Để nấu cháo tôm, cần thực hiện theo các bước sau:

Ăn tôm thường xuyên mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe
Ăn tôm thường xuyên mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe

*) Chuẩn bị:

  • 100g gạo tẻ
  • 100g tôm đất (nếu không có tôm đất thì có thể sử dụng tôm thẻ để thay thế).
  • 2 lít nước dùng heo
  • 1 ít hành lá
  • Các loại gia vị

*) Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ đem vo sạch, để ráo nước
  • Bóc vỏ tôm, rửa sạch, bóp nhẹ cho bớt nước rồi để ráo
  • Lấy nước dùng heo cho vào nồi, đun sôi rồi cho gạo vào nấu đến khi thấy sôi trở lại. Đun tiếp với ngọn lửa nhỏ trong khoảng 30 phút nữa thì cho gia vị vào, khuấy đều và thêm ít muối.
  • Khi ăn, cháo đem cho ra tô, thêm gia vị, ít hành lá, ít tiêu bột vào là có thể sử dụng.

→Xem thêm: Bị Đau Dạ Dày Quặn Từng Cơn Nguy Hiểm Không, Cần Làm Gì?

5. Cháo dạ dày, la lách heo

Cháo được nấu từ lá lách, dạ dày heo là một trong những lời giải đáp cho vấn đề nên ăn cháo gì khi bị đau dạ dày. Nếu chưa biết thực hiện món cháo này như thế nào, bạn có thể áp dụng theo cách sau:

*) Chuẩn bị:

  • 1 cái dạ dày heo
  • 1 cái lá lách heo
  • 100g gạo tẻ
  • Các loại gia vị cần thiết

*) Cách tiến hành:

  • Dạ dày và lá lách heo đem rửa sạch, cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn. Thêm gia vị vào, trộn đều để ướp.
  • Gạo tẻ vo sạch, đổ vào nồi, thêm nước để nấu thành cháo. Đun cho đến khi thấy gạo mềm thì thêm dạ dày và lá lách vào nấu tiếp.
  • Nêm gia vị vừa ăn là có thể sử dụng. Nên ăn cháo vào lúc đói để nó mang đến tác dụng tốt hơn.

6. Cháo hạt sen

Thường xuyên ăn cháo hạt sen sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Thường xuyên ăn cháo hạt sen sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

*) Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 100g hạt sen sấy khô
  • 15g hồng xiêm non
  • 50g củ mài sấy khô
  • 20g đường phèn

*) Cách thực hiện:

  • Củ mài và hạt sen sấy khô đem tán thành bột mịn.
  • Gọt vỏ hồng xiêm, giã nát rồi, cho vào nồi đun sôi với khoảng 2 bát nước. Khi thấy nước đã sôi, lọc bỏ bã và lấy nước.
  • Cho hỗn hợp củ mài và hạt sen vào nồi nước hồng xiêm vừa nấu và đun với ngọn lửa nhỏ.
  • Cứ đun cho đến khi thấy cháo chín nhừ thì cho đường phèn vào, khuấy đều.
  • Đường tan hết, đun thêm khoảng 3 phút nữa là có thể sử dụng. Thường xuyên ăn loại cháo này để mang đến tác dụng tốt.

7. Cháo thịt dê nấu với gạo cao lương

Nếu còn băn khoăn đau dạ dày nên ăn cháo gì, bạn có thể tham khảo cách nấu món cháo cao lương thịt dê dưới đây:

*) Chuẩn bị:

  • 100g thịt dê
  • 100g gạo cao lương

*) Cách thực hiện:

  • Vo kỹ gạo cao lương, để ráo nước.
  • Thịt dê rửa sạch, thái nhỏ miếng vừa ăn.
  • Cho cả thịt dê và gạo cao lương vào nồi, nấu cùng với 1 lít nước. Đến khi thấy thịt dê và gạo chín nhừ, nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Mỗi ngày nên dùng món cháo này từ 2 – 3 lần, có thể dùng nó như bữa ăn nhẹ hàng ngày.

8. Cháo táo đỏ

*) Chuẩn bị:

  • 10g táo đỏ
  • 50g gạo nếp
  • Đường trắng

*) Cách làm:

  • Rửa sạch táo đỏ, cho vào nồi và đun sôi lên với nước khoảng 10 phút.
  • Gạo nếp vo kỹ, cho vào nồi táo đỏ và đun tiếp cho đến khi gạo nở bung.
  • Thêm đường phèn, khuấy đều là có thể sử dụng.

9. Cháo đậu đỏ

Dùng cháo đậu đỏ để nấu cháo ăn thường xuyên cũng mang lại tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện món ăn này theo cách sau:

*) Nguyên liệu:

  • 50g đậu đỏ
  • 50g đậu phộng (lạc)
  • 30g gạo
  • Đường phèn

*) Cách làm:

  • Đậu phộng và đậu đỏ cho vào tô và ngâm trong nước ấm khoảng 1 tiếng. Sau đỏ, để chúng vào nồi và hầm.
  • Khi thấy đậu đỏ và đậu phộng đã chín nhừ thì thêm gạo vào để nấu tiếp.
  • Chờ cho các nguyên liệu trong nồi cháo chín kỹ thì thêm đường phèn vào, khuấy cho tan hết là có thể ăn.

Có thể bạn quan tâm

  • Thực Đơn Tốt Cho Người Đau Dạ Dày – Ăn Ngon, Ngủ Khỏe
  • 10 Cách Giảm Cơn Đau Dạ Dày Tức Thời – Nhanh Cấp Tốc

Từ khóa » Các Món Cháo Tốt Cho Người ốm