9 Ngôi Chùa Người Hoa Tại Quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh

Khu vực Chợ Lớn tại quận 5 hiện nay là một trong những khu vực có lượng người Việt gốc Hoa sinh sống đông nhất Việt Nam.

Từ thế kỷ XVII số người Hoa di cư sang Việt Nam định cư khá đông, theo đó nét văn hóa, nghệ thật Trung Hoa cũng hình thành trên một số khu vực ở nước ta.

Trong đó văn hóa tín ngưỡng đặc biệt là nghệ thuật đền chùa người Hoa là điểm nổi bật góp phần làm phong phú nghệ thuật kiến trúc tín ngưỡng ở Việt Nam.

Dưới đây là những ngôi chùa của người Hoa nổi tiếng tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn hiện tọa lạc tại địa chỉ 710 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phần Hồ Chí Minh. Được thành lập năm 1760, do một số người Hoa tại Chợ Lớn xây dựng.

Gần 300 năm sừng sững giữa đất Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, dường như thời gian trôi qua chỉ càng làm cho ngôi chùa được tôn kính hơn với tất cả người dân quận 5.

Chùa Bà Thiên Hậu xưa

Nét cổ kính và kiến trúc đặc sắc của ngôi chùa khiến mọi người kinh ngạc khi nhìn từ bên ngoài cổng chùa. Chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ Trung Hoa. Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”.

Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh, giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.

Kiến trúc tổng thể chùa Bà Thiên Hậu

Bên trong chùa Bà Thiên Hậu được thờ nhiều tượng Thần, Phật khác nhau theo văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa gian giữa Chính điện thờ Bà Thiên Hậu, hai bên thờ bà Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương.

Điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Tiền điện thờ Phúc Đức Chánh thần và Môn Quan Vương Tả… .Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất quận 5. Năm 1993 ngôi chùa gần 300 năm tuổi này đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Ông hay Miếu Quan Đế

Chùa Ông hay còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán hiện tọa lạc tại địa chỉ 676 đường Nguyễn Trãi,  phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa người Hoa được thành lập cách đây gần 300 năm do một số người Hoa gốc Tiều Châu xây dựng.

Chùa ông ngày xưa

Kiến trúc chùa Ông cũng giống đại đa số đến chùa Trung Hoa thể kỷ XIX, gồm những dãy nhà khép kính vuông gốc nhau hình chữ “Khẩu” hay chữ “Quốc”.

Mái ngôi miếu có 3 cấp: giữa cao, hai bên thấp hơn. Kiến trúc tổng thể của ngôi chùa bao gồm tiền điện, sân thiên tỉnh, chính điện và văn phòng hội quán dọc hai bên các điện thờ.

Trong chính điện được thiết kế trang nghiêm với những tượng thờ, những cột gỗ cao treo câu đối, cùng với những bao lam, hoành phi và khám thờ chạm trổ tinh tế.

Điện thờ Thánh Quan Đế

Nhìn chung, kiến trúc và trang trí ở miếu thể hiện rõ nét phong cách Triều Châu qua kiến trúc xây dưng, qua màu sắc lấy màu đỏ là màu chủ đạo. Tất cả đã thể hiện những giá trị nghệ thuật về thư pháp, chạm đá, chạm gỗ, ghép mảnh sành sứ.

Đây là ngôi chùa khá đẹp tại quận 5, năm 1993 chùa Ông được công nhận ngôi miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Ông Bổn hay Miếu Nhị Phủ

Chùa hiện tọa lạc tại địa chỉ 264 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5, Hồ Chí Minh. Chùa được thành lập năm 1730, do người Hoa sinh sống tại Chợ Lớn xây dựng, lúc này chùa có tên là miếu Nhị Phủ.

Chùa Ông Bổn hiện nay

Chùa có kiến trúc tổng thể theo hình chữ “khẩu” gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh còn gọi là giếng trời. Mỗi dãy nhà đều có một lớp mái, riêng tiền điện có hai tầng mái.

Tất cả mái đều lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói men xanh. Mái có hình thuyền, trên các đầu đao có gắn tượng cá hoá rồng, còn ở các đầu kìm là những tựợng rồng, thân dựng thẳng, đuôi xoè lên cao, chầu hai bên mặt trời. Dọc theo đường bờ nóc và tàu đao là phù điêu rồng, phượng, mai, lan, cúc, trúc… được ghép bằng mảnh gốm nhiều màu sắc.

Kiến trúc bên trong chùa Ông Bổn

Đến đây chúng ta thấy được nét cổ kính của ngôi chùa và nghệ thật kiến trúc chùa cổ Trung hoa rất đặc sắc. Trong chùa còn có những hiện vật quý giá như chương cổ được đúc nắm 1825 và nhiều loại tượng có niên đại hàng trăm năm.

Năm 1998, chùa Ông Bổn đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là một di tích Văn hóa Lịch sử cấp quốc gia.

Chùa Bà Hải Nam

Chùa còn được gọi là Hội Quán Quỳnh Phủ được thành lập cách đây hơn 200 năm từ thời nhà Nguyễn, do bà con Hải Nam đến sinh sống ở vùng Sài Gòn – Gia Định đóng góp tiền bạc mua đất xây dựng. Hiện tọa lạc tại địa chỉ 276 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 11, quận 5, Hồ Chí Minh.

Chùa Bà Hải Nam ngày nay

Kiến trúc chùa mang đậm dấu ấn đền chùa Trung Hoa, Bên trong Chánh điện được trang bày trang nghiêm với những cột gỗ chạm khắc hình rồng hay câu đối, cùng với những bao lam, hoành phi và khám thờ chạm trổ tinh tế.

Bên trong chùa Bà Hải Nam

Trong chùa thờ cúng nhiều tượng thánh thần theo tín ngưỡng người Hoa như Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Thánh Mẫu…Chùa hiện là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Ming Hương Gia Thạnh

Chùa còn được gọi là Hội Quán Minh Hương Gia Thạnh do người Hoa sang định cư, rồi xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa  vào đầu thế kỷ 18. Ngôi đình hiện tọa lạc tại 380 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Minh Hương Gia Thạnh ngày nay

Chùa được xây theo kiểu nhà năm gian. Mái đình lợp ngói ống, Chính điện đình xây trên nền cao. Khám thờ thần đặt ở giữa với các bài vị: Ngũ thổ tôn thần, Ngũ cốc tôn thần, Đông trù tư mệnh, Bổn cảnh thành hoàng.

Phía trước khám thờ này có một lư trầm bằng đá, hai tượng Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh cũng bằng đá đặt hai bên. Bên trái là khám thờ Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh và Đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên.

Bên trong chùa Minh Hương Gia Thạnh

Bên phải thờ là khám thờ Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh, hai người Minh Hương làm quan đến chức thượng thư. Năm 1993, ngôi đình đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Chùa Tam Sơn

Còn được gọi là Tam Sơn Hội Quán, được thành lập cách đây hơn 200 năm, do một số người Việt gốc Hoa ở Phước Kiến xây dựng. Chùa hiện tọa lạc tại địa chỉ số 118 Triệu Quang Phục, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Bên ngoài chùa Tam Sơn

Chùa có khuôn viên khiên tốn, kiến trúc xây dựng theo kiểu chùa Trung Hoa nhưng đơn giản không chạm trổ nhiều hoa văn như các ngôi chùa người Hoa khác tại quận 5.

Chính điện chùa

Bên trong Chánh điện chính giữa thờ Thiên hậu Thánh mẫu, hai bên thờ Kim Huê Thánh Mẫu và Phước Đức Chánh Thần. Ngoài ra, hội quán Tam Sơn còn có các bàn thờ Quan Âm, Ngọc hoàng, Tam Thanh, Quan Công, Thần Tài Âm phủ, Thái Tuế Long vương…

Chùa Minh Hương

Chùa được thành lập cách đây hơn 150 năm do một số người Việt và người Việt gốc Minh Hương Trung Quốc xây dựng. Chùa hiện tọa lạc tại đại chỉ 184, Hồng Bàng, phường 12, quận 5, Hồ Chí Minh.

Ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc giữa sự kết hợp kiến trúc chùa việt và kiến trúc chùa Trung Hoa. Bên trong ngôi chùa là một công trình nghệ thuật điêu khác tinh xảo, đặc sắc. Cột chùa được treo các hoành phi hoặc khắc câu đối, những bao lam, khám thờ, phù điêu dùng những kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm bong tinh tế.

Trung tâm Chánh điện là nơi thờ Quan Thánh Đế Quân, Phía bên trái là gian thờ ông Bổn Đị, bên phải là gian thờ bà Ngũ Hành. Ngoài ra chùa còn thờ các vị Phật khác như Quan Âm và Phật Di lạc nằm đối diện với nhau qua sân trước tiền điện…

Cổng tam quan chùa

Bên trong chùa còn có nhiều hiện vật quý hiếm như tượng thờ bằng gỗ lim có niên hạn trên 300 năm, lư hương kiểu cổ, trống, sư tử đá, giá trưng kích thương.

Đặc biệt, trong hội quán còn có ba tủ thờ hiện vật trưng bày trang trí bằng đồng và các bộ bàn, ghế, giường đồ gổ xưa đời nhà Thanh Trung Quốc. Năm 2009 chùa Minh Hương được công nhận là di tích

Xem thêm: Danh sách các chùa tại thành phố Hồ Chí Minh Chiêm ngưỡng kiến trúc 4 ngôi chùa đẹp nhất quận 5

Top 11 công ty gốm sứ giá xưởng TP.HCM
Top 11 công ty gốm sứ giá xưởng TP.HCM

Top 11 công ty gốm sứ giá xưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh giúp [...]

14 Th11 Trang trí bàn thờ Tết
Cách Trang Trí Bàn Thờ Tết Đơn Giản Mà Đẹp Mắt

Các bước càn chuẩn bị khi dọn và trang trí bàn thờ Tết [...]

20 Th1 Đồ thờ men rạn nổi vẽ vàng gồm những gì?
Đồ Thờ Men Rạn Vẽ Vàng Gồm Những Gì? 

Những vật phẩm trong bộ đồ thờ men rạn vẽ vàng và ý nghĩa của [...]

10 Th1 Đồ thờ men rạn nổi Bát Tràng
Trọn Bộ Đồ Thờ Men Rạn Nổi Bát Tràng Giá Tốt Dịp Tết

Bộ thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng [...]

09 Th1
Văn khấn tạ mộ cuối năm – Lễ tạ mộ cần chuẩn bị những lễ vật gì?

Cúng tạ mộ cuối năm là một trong những phong tục lâu đời của người [...]

04 Th1
Văn khấn rước tổ tiên ngày 30 Tết 2022 – Rước ông bà cần chuẩn bị gì?

Văn khấn rước tổ tiên ngày 30 Tết là bước không thể thiếu của mọi [...]

04 Th1

Từ khóa » Chùa ở Q5