9 Ngôi Chùa ở Hải Dương đậm Dấu ấn Thời Gian Và Huyền Bí

Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt sản sinh ra nhiều anh tài. Gắn liền với truyền thống lịch sử của Hải Dương không thể không kể đến sự xuất hiện của các ngôi chùa – những địa điểm tâm linh độc đáo. Hãy cùng Halo Travel khám phá các ngôi chùa ở Hải Dương qua bài viết sau đây.

Nội dung chính

Toggle
  • 1. Chùa Đông Thuần
  • 2. Chùa Bình Lâu
  • 3. Chùa Đống Cao
  • 4. Chùa Thanh Mai
  • 5. Chùa Cả
  • 6. Côn Sơn – Kiếp Bạc
  • 7. Chùa Sùng Nghiêm
  • 8. Chùa Vĩnh Khánh (chùa Trăm Gian)
  • 9. Chùa Bạch Hào

1. Chùa Đông Thuần

  • Địa chỉ: 20 Đại lộ Hồ Chí Minh, P. Lê Thanh nghị, Thành phố Hải Dương

Mở đầu danh sách các ngôi chùa ở Hải Dương là chùa Đông Thuần. Chùa trực thuộc hệ phái Bắc Tông, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Chùa Đông Thuần mang đậm nét kiến trúc chùa chiền ở miền Bắc, với lối kiến trúc kiểu chữ Đinh. Chùa trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng vào các năm 1936, 1970 và đợt đại trùng tu năm 1994.

Đến với chùa Đông Thuần, du khách sẽ chìm vào trong không gian thanh tịnh, trang nghiêm. Bên cạnh việc chiêm ngưỡng kiến trúc nét cổ xưa, bạn sẽ còn được thả hồn vào trong thiên nhiên xung quanh.

chua Dong Thuan

Ảnh: Sưu tầm

2. Chùa Bình Lâu

  • Địa chỉ: Đường Bình Lộc, P. Thanh Bình, Thành phố Hải Dương

Chùa Bình Lâu uy nghi kiên cố mang đậm bản sắc của ngôi chùa Việt. Khu vực Tam Bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà khách được trang hoàng đẹp mắt với nhiều chi tiết tinh xảo, sơn son thếp vàng,… Trong các gian thờ, mùi hương trầm thoang thoảng, tiếng gõ mõ tựa như đưa du khách về một miền yên bình.

Ngoài các tòa nhà, chùa Bình Lâu còn có rất nhiều điều thú vị xung quanh. Dạo bước trong sân hiên, bạn sẽ được ngắm nhìn những tượng Phật bằng đá cao quá đầu người được chạm trổ vô cùng tỉ mỉ. Đường được lát đá sạch sẽ, uốn lượn quanh co theo khu vườn. Chùa Bình Lâu có gian nhà tầng 2, từ đây bạn có thể phóng tầm mắt ra khung cảnh xung quanh.

Chua Binh Lau Hai DuongẢnh: Sưu tầm

3. Chùa Đống Cao

  • Địa chỉ: thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương

Trước khi có diện tích hoành tráng và sự uy nghiêm như hiện nay, chùa Đống Cao chỉ là một miếu nhỏ có tên “Đống Cao địa kỳ” với mục đích để tế lễ trời đất và thờ thần linh. Đến năm 1304, trong một lần Phật Hoàng Trần Nhân Tông chu du qua trấn Hải Dương đã nhận ra nơi đây có thế đất “Hoàng Quy vọng nguyệt, Phượng múa Long triều” sản sinh ra hiền tài. Vì thế, Ngài đã ban sắc lệnh khuyên dân chúng “Cải từ vi tự” (tức chuyển miếu thành chùa), phổ biến và truyền dạy giáo lý thập thiện cho dân trong vùng. Rồi từ đây “Đống Cao địa kỳ” trở thành “Đống Cao cổ tự”.

 chua Dong Cao chua o Hai Duong

Ảnh: Sưu tầm

Cho đến ngày nay, khi đã có rất nhiều ngôi chùa ở Hải Dương khác, chùa Đống Cao vẫn là một địa điểm tâm linh tín ngưỡng quan trọng của người dân.

Bước vào chùa, du khách sẽ phải trầm trồ với vô số các bức tượng lớn: tượng Đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm, Phật Thích Ca Mâu Ni,… Rồi còn có các pho tượng La Hán tạc bằng đá,… Phía sau chùa chính là tòa cửu phẩm liên hoa mang dấu ấn nét cổ của chùa miền Bắc. Ở đây, có các Ban thờ Phật, Ban Đức Ông, Ban Địa Tạng Vương Bồ Tát, Ban Đức Thánh Hiền.

4. Chùa Thanh Mai

  • Địa chỉ: xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Chùa Thanh Mai là một trong những cơ sở quan trọng của thiền phái Trúc Lâm Tam tổ Việt Nam, có quan hệ mật thiết đến cuộc đời và sự nghiệp của Pháp Loa thiền.

Chùa được xây dựng trong khu rừng, nằm ngay sát sườn núi, tạo khung cảnh thiên nhiên yên bình, tĩnh tặng. Chùa đã trải qua nhiều cuộc trùng tu, và cho đến hiện tại đã trở thành một trong những công trình chùa ở Hải Dương nghiêm trang, rộng rãi.

 

Ảnh: Sưu tầm

Chùa gồm tiền đường 7 gian, tam bảo 5 gian, hai dãy hành lang, nhà tổ, nhà tăng. Đặc biệt, nơi đây còn có một hệ thống tháp và bia ký có giá trị, tiêu biểu là bia “Tháp Viên Thông” – được nhiều người coi là “một bảo vật của quốc gia”.

Du khách tới đây không chỉ được dâng hương, cầu mong may mắn, tiền tài, được sống trong bầu không khí trong lành, yên bình, tạo cảm giác thư thái, mà còn được khám phá thiên nhiên xung quanh chùa vô cùng lý tưởng.

Chua Thanh Mai

Ảnh: Sưu tầm

5. Chùa Cả

  • Địa chỉ: thôn Đông Phan, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Chùa Cả là ngôi chùa nổi tiếng khắp đất Hải Dương và các tỉnh xung quanh. Chùa Cả có tên chữ là Đại Từ Khâm Thiên tự được xây dựng từ thời Hậu Lê. Năm 1994, chùa Cả đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia về nghệ thuật và kiến trúc. Chùa có kiến trúc chữ Đinh truyền thống, gồm năm gian tiền đường và ba giang Hậu cung. Thăm thú quanh chùa, bạn sẽ nhận thấy những nét chạm trổ điêu khắc trên từng mái vòm, bức phù điêu, cột gỗ,…

Chua Ca

Ảnh: Sưu tầm

Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Trần Nhân Tông, Trúc Lâm đệ nhất Tổ. Chùa Cả không chỉ là biểu tượng cho kiến trúc Phật Pháp mà còn được ví như “bảo tàng” lưu giữ nhiều cổ vật. Đặc biệt là hệ thống tượng Phật, tượng A Di Đà, tượng Trần Nhân Tông, bia đá, chuông đồng có tuổi đời lên đến hàng trăm năm.

6. Côn Sơn – Kiếp Bạc

  • Địa chỉ: Cộng Hòa, Chí Linh, TP. Hải Dương

Nhắc đến những ngôi chùa ở Hải Dương thì không thể không nhắc đến Côn Sơn – Kiếp Bạc. Khu di tích nổi tiếng gần xa, lưu giữ trong mình nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng. Côn Sơn – Kiếp Bạc gồm hai khu chính là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Năm 1962, chùa Côn Sơn đã được xếp hàng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Tới đây bên cạnh việc dâng hương, hành lễ, thì bạn còn được tham quan vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng và có thêm nhiều kiến thức lịch sử vô cùng thú vị.

Chua Con Son

Ảnh: Sưu tầm

7. Chùa Sùng Nghiêm

  • Địa chỉ: KDC Bình Giang, phường Phả Lại, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Chùa Sùng Nghiêm nằm dưới chân núi Rùa Vàng, bao quanh là rừng núi âm u, suối nước róc rách. Tất cả tạo nên một khung cảnh thanh tịnh, nhưng không kém phần huyền bí, uy nghiêm.

Chùa Sùng Nghiêm được khởi công xây dựng từ thời nhà Lý thế kỉ XI – XIII. Vào lúc đó, các vị quốc sư Vạn Hạnh, Viến Thống, Đa Bảo, Không Lộ cùng góp công xây dựng chùa. Đến thời Trần, chùa được trùng tu thêm rộng rãi và to đẹp hơn. Lúc này, chùa Sùng Nghiêm trở thành một trong các trung tâm Phật Giáo ở nước ta, nơi các vị Tổ của thiền phái Trúc Lâm thường về giảng đạo, nơi các Hoàng hậu, cung phi, công chúa thường về đây du ngoạn, tế lễ.

Chua Sung Nghiem

Ảnh: Sưu tầm

8. Chùa Vĩnh Khánh (chùa Trăm Gian)

  • Địa chỉ: làng An Ninh, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Chùa Vĩnh Khánh hay còn được biết đến là chùa Trăm Gian là một công trình kiến trúc đồ sộ. Nhìn vào khung cảnh chùa bây giờ, ít ai biết rằng thuở sơ khai, chùa chỉ là một am nhỏ (từ thời vua Đinh Tiên Hoàng cho đến thời vua Lý Công Uẩn). Đến đời vua Trần Nhân Tông, am nhỏ bắt đầu được tu sửa trở thành miếu và có một ngôi đền thờ. Trải qua nhiều thăng trầm gắn với những câu chuyện huyền bí, dưới sự yêu mến và lòng thành của nhân dân trong vùng, chùa mỗi ngày thêm to đẹp.

 chua Tram Gian

Ảnh: Sưu tầm

Kì lạ hơn, trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp đạn bom dữ dội, nhưng 100 gian của ngôi chùa không hề bị sứt mẻ dù là một viên gạch, viên ngói. Có duy nhất một quả đạn pháo rơi vào chùa nhưng lại bị câm không nổ. Người dân từ đó càng thêm tin vào những điều linh thiêng của ngôi chùa.

Hiện nay chùa còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như đại tự, câu đối, bát hương cổ, bia đá,… và rất nhiều các pho tượng Phật có niên đại thời Lê và thời Nguyễn, trong đó có tượng Trúc Lâm tam tổ.

9. Chùa Bạch Hào

  • Địa chỉ: làng Hào Xá, xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Chùa Bạch Hảo là ngôi chùa có phong cảnh non nước hữu tình xếp vào hàng độc đáo nhất trong số các ngôi chùa ở Hải Dương nói riêng và vùng đồng bằng sông Hồng nói chung. Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1993

Chùa có niên đại thời nhà Lý năm 1011, bao gồm các khu vực sau: Tiền đường 5 gian, Hậu cung 2 gian, Nhà tổ 3 gian. Tiền đường được xây dựng theo kiểu chồng rường đấu sen. Các vì kèo đều có chạm khắc hoa lá, trúc hoá long, kỳ 4 thuât chạm bong kênh.

chùa ở Hải Dương - chùa Bạch Hào

Ảnh: Sưu tầm

Trong chùa có lưu giữ rất nhiều các hiện vật quý, có giá trị lịch sử và văn hóa lớn. Đặc biệt trong đó là hệ thống  tượng Phật, bệ đá hoa sen thời Trần, bia đá thời Lê – thời Nguyễn, vườn tháp 7 mộ sư,…. Không gian xung quanh chùa cũng được tu tạo có sân vườn, có ao cá, vườn cây ăn quả,…

Lễ hội chùa hằng năm được tổ chức từ ngày 4-6 tháng Giêng âm lịch. Trong hội lễ, có tổ chức bơi trải trên sông nước trước cửa chùa, hết sức đông vui và náo nhiệt.

Bài viết đã tổng hợp các ngôi chùa ở Hải Dương nổi tiếng. Nếu có dịp ghé qua đất Hải Dương, bạn đừng quên thả hồn mình vào không gian thanh tịnh, yên bình của các ngôi chùa này nhé!

Xem thêm:

  • 8 ngôi chùa ở Nam Định linh thiêng nhất định phải ghé
  • Kinh nghiệm đi cáp treo Tây Thiên: giá vé, đường đi, có gì đẹp?
Rate this post Tagskhám phá Hải Dương

Từ khóa » Chùa Phả Quang Hải Dương