9 Nguyên Nhân Bị Nổi Mẩn đỏ Khắp Người Nhưng Không Ngứa
Có thể bạn quan tâm
Nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không ngứa là bệnh gì? Nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân gây khó chịu là bệnh lý phổ biến. Tuy nhiên, đôi khi bạn nhận thấy da bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không ngứa. Điều gì gây ra hiện tượng này? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân cụ thể!
1. Hiện tượng nổi mẩn đỏ khắp người khiến nhiều người chủ quan
Nổi mẩn đỏ trên da là tình trạng bệnh lý da phổ biến. Trong trường hợp da đỏ nhưng không ngứa khiến nhiều người chủ quan và ngại đến viện khám. Thế nhưng, về nguyên tắc, nếu trên da xảy ra bất kì phản ứng gì khác lạ đều thể hiện sức khỏe bên trong đang gặp vấn đề ở một cơ quan nào đó. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Vì thế, người bệnh nên lưu ý.
2. Nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không ngứa không sốt có nguy hiểm không?
Tình trạng nổi chấm đỏ khắp người không ngứa có nguy hiểm hay không phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân chính gây ra bệnh. Những trường hợp nhẹ do dị ứng thì khả năng lành sẽ nhanh chóng được khắc phục. Với những trường hợp mẩn đỏ nặng do phản ứng viêm có thể khiến da tổn thương vĩnh viễn. Một số trường hợp khác có thể là do viêm mao mạch dị ứng thì bạn cần cẩn trọng bởi hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Nếu bệnh không được phát hiện điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp biến chứng ở khớp, đường tiêu hóa hay thận. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể gây viêm cơ tim, viêm tinh hoàn rất nguy hiểm. Những bệnh nhân nổi mẩn đỏ khắp người có thể tạo thành sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tốn kém chi phí điều trị sau này.
3. Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không ngứa
Phát hiện sớm những nguyên nhân khiến da của bạn nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị và cách phòng tránh, chăm sóc tốt hơn, ngăn chặn tình trạng xấu đi. Bị nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa phổ biến được liệt kê dưới đây:
3.1. Bị giãn mao mạch
Giãn mao mạch hay còn gọi là hiện tượng giãn mạch máu thường xuất hiện ở những làn da mỏng, yếu, dễ tổn thương như ở các khu vực: đầu, mũi, vùng má, dưới má, vùng hai bên thái dương, khóe chân, mặt sau ngoài đùi, chân… dẫn đến phình giãn các mạch máu bao gồm các mạch máu nhỏ (còn được gọi là mao mạch) và các tĩnh mạch ngoại biên.
Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng giãn mao mạch này là các mạch máu giãn như hình mạng nhện xuất hiện li ti ở dưới da, vùng da có mao mạch giãn nhìn thấy thẫm màu hơn, bên ngoài da xuất hiện những mẩn đỏ, mụn trên da. Chúng có thể nổi mẩn đỏ khắp người nhưng bị không ngứa.
>>> Xem thêm: Giãn mao mạch: Nguyên nhân và cách khắc phục
3.2. Bị nhiễm virus siêu vi
Nhiễm virus siêu vi lây lan nhanh do siêu vi trùng gây ra, bệnh tiến triển trong 3-7 ngày. Biểu hiện thường gặp nhất là sốt cao lên tới 39-40 độ C. Ngoài ra, triệu chứng bệnh thường kéo dài 2 – 3 ngày sau khi sốt, nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không ngứa .
3.3. Viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch là bệnh tự dị ứng không rõ nguyên nhân, khi bệnh phát triển các các tổn thương do bệnh gây ra sẽ lan toả ở hệ thống vi mạch trong nhiều cơ quan (chủ yếu liên quan đến da, ruột và khớp). Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi chiếm tỉ lệ khá cao.
Viêm mao mạch dị ứng dấu hiệu đầu tiên bạn có thể nhận thấy đó chính là da nổi mẩn đỏ ở nhiều vùng da khác nhau như chân, tay, mình hoặc toàn cơ thể. Những nốt mẩn đỏ này không gây ngứa, nhưng có thể sẽ bị phù trên da nếu bệnh nặng hơn.
3.4. Ban xuất huyết
Khi bị xuất hiện nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không ngứa thì có khả năng đây là biểu hiện của bệnh ban xuất huyết. Bệnh hình thành các chấm và nốt xuất huyết khi các mao mạch bị chảy máu, rò rỉ vào các tổ chức dưới da. Bệnh nhân bị ban xuất huyết cần được kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3.5. U xơ da
Các nốt sưng có kích thước từ 3 – 10 mm, màu hồng nhạt hoặc nâu, ít gây ngứa trừ khi chạm vào là biểu hiện bên ngoài của u xơ da. Đây là một loại rối loạn da phổ biến khi các mô hoạt động quá mức, dẫn đến hình thành nên các u nhỏ lành tính nằm dưới da. U xơ da hay xuất hiện nhiều ở khu vực bàn chân, có thể bị khắp người.
3.6. U máu
Do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây nên bệnh u máu. Triệu chứng ban đầu của u máu là về màu sắc da, thường màu đỏ, có thể trồi lên hoặc chìm dưới da và thường không gây ngứa. Đa phần u máu thường lành tính và tự khỏi, tuy nhiên để yên tâm thì người bệnh cần đi thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa.
3.7. Lupus ban đỏ hệ thống
Là một căn bệnh thuộc về rối loạn hệ thống miễn dịch, gây ra các tổn thương mô và cơ quan, Lupus ban đỏ hệ thống thường có những triệu chứng trên da. Biểu hiện đầu tiên trên người bệnh là nổi mẩn đỏ trên mũi và má hoặc các vùng khác trên cơ thể.
Biến chứng của lupus tác động đến xương khớp, thận, máu, não, tủy sống, tim, phổi,… Do vậy, bệnh nhân cần kiểm soát tình trạng bệnh bằng các loại thuốc đặc trị càng sớm càng tốt.
>>> Xem thêm: Lupus ban đỏ có lây không?
3.8. Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là những nốt mẩn đỏ nổi khắp người nhưng không ngứa có kèm theo nước. Các mụn nước này sẽ xuất hiện sau 10 – 14 ngày khi virus Varicella Zoster xâm nhập vào cơ thể. Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ bị sốt, đau đầu, đau cơ, nôn ói. 1 – 2 ngày sau khi xuất hiện mụn nước, các nốt đậu sẽ mọc lên tại vùng mụn nước.
Các mụn nước càng nhiều thì bệnh càng nặng, một số mụn nước có thể chứa mủ có màu trắng đục. Khoảng vài ngày sau, cơn sốt sẽ được giảm bớt các mụn nước bắt đầu vỡ ra khô lại và tự bong tróc để lại những vết sẹo mờ trên da.
3.9. Bệnh Kawasaki
Kawasaki là một hội chứng hiếm gặp ảnh hưởng đến trẻ em. Nó có biểu hiện đặc trưng bởi tình trạng viêm của các thành động mạch trên khắp cơ thể. Các triệu chứng bao gồm:
- Phát ban nổi mẩn đỏ ở chân, cánh tay và thân và giữa bộ phận sinh dục và hậu môn.
- Phát ban ở lòng bàn chân và lòng bàn tay, đôi khi có da bong tróc.
- Sưng, nứt nẻ và khô môi.
4. Những phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên làm giảm nổi mẩn đỏ
4.1. Tắm bột yến mạch
Yến mạch đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều tình trạng da nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không ngứa. Bột yến mạch hòa tan trong bồn tắm có thể làm giảm các phản ứng nổi mẩn đỏ. Bạn có thể xay bột yến mạch hoặc mua sẵn bên ngoài để thực hiện.
Cách thực hiện:
- Đổ đầy nước ấm vào bồn tắm.
- Trộn một cốc bột yến mạch keo vào nước.
- Ngâm mình trong nước và ngâm trong 30 phút.
- Tắm lại với nước sạch.
4.2. Nha đam tươi
Nha đam ngoài công dụng chữa lành vết thương thì còn được sử dụng như một chất chống viêm, kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống oxy hóa rất tốt trong việc làm giảm tình trạng kích ứng da.
Cách thực hiện:
- Gel trong suốt từ lá lô hội được sử dụng để làm giảm nổi mẩn đỏ trên da và kích ứng .
- Rửa và làm khô khu vực bị ảnh hưởng trước khi sử dụng lô hội.
- Nếu có một cây lô hội, bạn cắt một chiếc lá, cạo lớp gel và bôi trực tiếp lên vùng da bị nổi mẩn đỏ. Các cửa hàng thuốc có bán các chế phẩm lô hội, có thể dễ sử dụng hơn. Nhưng lô hội tươi được khuyến khích vì lô hội có thể làm suy giảm và mất một số hiệu quả theo thời gian.
- Sử dụng lô hội hai lần một ngày.
4.3. Dầu dừa
Dầu dừa đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở các nước nhiệt đới như một loại dầu ăn và dưỡng ẩm cho da. Nó có nhiều chất béo bão hòa và có đặc tính sát trùng và chống viêm.
Những người dị ứng với dừa nên thử nó trước tiên tại một điểm trên cánh tay. Nếu không có phản ứng xảy ra trong vòng 24 giờ thì nó sẽ an toàn để sử dụng.
Cách thực hiện:
- Dầu dừa an toàn để sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm cho da và da đầu. Nó được áp dụng trên khắp cơ thể hoặc bạn chỉ thoa lên những nơi bị ảnh hưởng nổi mẩn đỏ.
- Dầu dừa nguyên chất (chưa qua chế biến) là tốt nhất vì nó giữ được đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn.
4.4. Dầu cây trà
Cây trà có nguồn gốc từ Úc, nó được sử dụng như một chất khử trùng và chống viêm, rất hữu ích trong việc chăm sóc da.
- Dầu cây trà phải luôn luôn được pha loãng khi sử dụng trực tiếp thoa trên da. Bạn pha loãng nó bằng cách trộn một vài giọt với các loại dầu khác, chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu ô liu.
- Hoặc trộn nó với kem dưỡng ẩm.
- Sử dụng nó trên khu vực bị nổi mẩn đỏ sau khi bạn tắm.
4.5. Giấm táo
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, tốt trong việc chăm sóc da và làm giảm kích ứng.
Sử dụng giấm táo để giảm nổi mẩn đỏ bằng cách áp dụng giấm táo được pha loãng. Nhưng đừng sử dụng nó nếu bạn bị nứt hoặc chảy máu.
5. Lưu ý khi giảm nổi mẩn đỏ từ thiên nhiên
Các biện pháp từ thiên nhiên trên đây tuy rằng có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không ngứa, nhưng không thể điều trị khỏi bệnh được. Người bệnh tốt nhất nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh và điều trị đúng cách.
Trên đây là những bệnh hay gặp gây ra hiện tượng da bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không ngứa mà mọi người có thể biết, tuy nhiên nếu khó khăn trong việc nhận biết bệnh thì nên tới gặp bác sĩ có kinh nghiệm sẽ hướng dẫn điều trị bệnh cho bạn một cách hợp lý nhất.
Từ khóa » Phát Ban đỏ Không Ngứa Không Sốt
-
Nổi Mẩn đỏ Khắp Người Không Sốt Không Ngứa Là Bệnh Gì? Nguy ...
-
Phát Ban Đỏ Không Sốt Là Bệnh Gì? Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
-
Phát Ban Đỏ Không Sốt Nguyên Nhân Do Đâu? Điều Trị Như Thế ...
-
11 Nguyên Nhân Phổ Biến Của Phát Ban Da | Vinmec
-
Lý Giải Căn Nguyên Gây Ra Hiện Tượng Da Nổi Mẩn đỏ Không Ngứa
-
Contactenos_linea106 - Phát Ban đỏ Không Sốt Là Bệnh Gì? Những ...
-
Da Nổi đốm đỏ Không Ngứa Là Bệnh Gì? 20 Nguyên Nhân Thường ...
-
Trẻ Bị Phát Ban Nhưng Không Sốt Là Bệnh Gì? 7 Cách Xử Lý Mẹ Cần Biết
-
Phát Ban Đỏ Không Sốt Nguyên Nhân Do Đâu? Điều Trị Như Thế ...
-
Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt Không Ngứa Là Bị Gì? - VCEP
-
Phát Ban Đỏ Không Sốt: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Chữa
-
Nổi Ban đỏ Nhưng Không Ngứa, Không Sốt Bệnh Gì? - Chăm Con Khỏe
-
Bé Bị Phát Ban Nhưng Không Sốt Có Nguy Hiểm Không Và Những Cách ...
-
Cách Chăm Sóc Da Khi Nổi Phát Ban đỏ Không Ngứa