9 Tác Dụng Của Cây Khổ Sâm Chữa Bách Bệnh, Số 7 Thần Kì Nhất

2 / 5 ( 6 bình chọn )

Cây khổ sâm là một trong những thảo dược quý hiếm được ông cha ta sử dụng rộng rãi để làm bài thuốc chữa bệnh trong dân gian, đặc biệt là những chứng bệnh về hệ tiêu hóa và dạ dày. Cùng chuyên gia tìm hiểu thông tin chi tiết về loại cây này trong bài viết dưới đây.

Những Nội Dung Chính Trong Bài

  • 1 Cây khổ sâm là loài cây gì?
    • 1.1 Đặc điểm và phân bố của cây khổ sâm
    • 1.2 Mua cây khổ sâm ở đâu?
  • 2 Tác dụng của cây khổ sâm trong điều trị bệnh
    • 2.1 Cây khổ sâm trị mụn
    • 2.2 Cây khổ sâm chữa đi ngoài cho bé
    • 2.3 Cây khổ sâm chữa bệnh tiêu hóa
    • 2.4 Cây khổ sâm tốt cho tim mạch
    • 2.5 Khổ sâm dầu dừa tốt cho làn da
  • 3 Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây khổ sâm

Cây khổ sâm là loài cây gì?

Đặc điểm và phân bố của cây khổ sâm

Cây khổ sâm cho rễ có tên khoa học là Sophora flavescens Ait (So- phora angustifolia Sieb et Zucc), họ Fabaceae. Giống cây này thường nhỏ, cao 0,5-1,2m có rễ hình trụ, vỏ ngoài màu vàng lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 5-10 đôi lá chét hình mác dài 2-4,5cm, rộng 7-16mm. Hoa mọc thành chùm dài 10- 20cm, màu vàng trắng, quả giáp dài 5-12cm, đường kính 5-8mm, đầu có mỏ dài chứa 3-7 hạt, hình cầu, màu đen.

Cây khổ sâm cho lá có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae, trong dân gian còn được gọi là Khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái).

Hình ảnh cây khổ sâm

Hình ảnh cây khổ sâm

Cây khổ sâm Bắc bộ có chiều cao khoảng gần 1m, có 2 lá cây sẽ mọc gần như đối nhau trên cành cây hoặc mọc thành từng vòng một khoảng 3 đến 4 lá. Lá khổ sâm tươi có chứa nhiều lông ở mặt trên và dưới của lá, đem phơi khô thì mặt trên của lá có màu nâu đen còn mặt phía dưới có màu hơi bạc. Khổ sâm có quả màu đỏ hung và một chút lông màu trắng bao phủ xung quanh.

Mua cây khổ sâm ở đâu?

Khổ sâm là loài cây mọc hoang và phân bố tập trung tại nhiều tỉnh thành đồng bằng phía bắc nước ta. Hiện nay, do công dụng chữa bệnh của cây khổ sâm đem lại giá trị y học cao cũng như tiềm lực kinh tế lớn nên nhiều địa phương đã quy hoạch trồng và phát triển giống cây này. Bạn đọc muốn thu mua loại cây này có thể tìm đến một vài địa chỉ uy tín như vườn cây cảnh Hải Đăng ở Long Biên, Hà Nội hoặc liên hệ công ty cổ phần siêu thị thảo dược trên đường Chiến Thắng, Hà Đông, Hà Nội.

Ngoài ra, quý độc giả có nhu cầu mua vị thuốc khổ sâm có thể tìm đến các cơ sở Y học cổ truyền, nhà thuốc Đông y uy tín gần nơi sinh sống trên khắp cả nước để mua loại dược liệu này.

Tác dụng của cây khổ sâm trong điều trị bệnh

Theo y học cổ truyền, cây khổ sâm có vị đắng, tính hàn, rễ cây được phơi khô làm nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh đau bụng đi ngoài, tiêu hóa kém, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, bệnh ngoài da, ngứa, vảy nến, phong hủi hoặc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiểu tiện khó khi kết hợp với một số dược liệu khác.

Tác dụng của khổ sâm trong điều trị bệnh

Tác dụng của khổ sâm trong điều trị bệnh

Sau đây là một số công dụng chính của khổ sâm trong chữa bệnh:

Cây khổ sâm trị mụn

Theo các chuyên gia, khổ sâm có tác dụng kháng khuẩn, ức chế trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn B, tụ cầu vàng và các loại nấm ngoài da. Đối với trường hợp da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn sử dụng nước sắc cây khổ sâm sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại có trên da mặt, đả thông lỗ chân lông, cải thiện làn da sạch sẽ và mịn màng hơn.

Ngoài ra, cây khổ sâm còn có tác dụng giúp phòng chống chất phóng xạ, suy giảm bạch cầu, chống oxy hóa, chống viêm nhiễm, dị ứng, giảm đau rất tốt. Một số chuyên gia còn khẳng định, khổ sâm có thể chống được cả ung thư do thành phần polysaccharid (SFPW1) có trong loại cây này.

Cây khổ sâm chữa đi ngoài cho bé

Trong y học, khổ sâm có tác dụng cực lớn giúp cải thiện tình trạng đi ngoài, đi tướt cho trẻ. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo bài thuốc trị bệnh đi ngoài cho trẻ sau đây:

Chuẩn bị: 1 nắm lá khổ sâm tươi, 1 ít muối hạt và 1 tấm vải sạch.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá cây khổ sâm và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó đem phơi khô ráo nước.
  • Thả nắm lá khổ sâm vào nước sôi khoảng 2 phút rồi bỏ ra bát. Sau đó giã nát cùng với 1 ít muối hạt.
  • Thêm vào hỗn hợp 200ml nước ấm để nguội rồi chắt lấy nước cốt qua tấm vải sạch sau đó cho trẻ uống đến khi khỏi bệnh.

Cây khổ sâm chữa bệnh tiêu hóa

Trong dân gian, hạt khổ sâm còn được gọi là hạt cây cứt chuột. Sử dụng hạt cây khổ sâm làm thuốc chữa bệnh có tác dụng cực lớn giúp cải thiện tình trạng táo bón, kiết lỵ, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng âm ỉ….Khi kết hợp với một số thảo dược khác trong tự nhiên, hạt và lá của khổ sâm còn giúp trị chứng bệnh đau bụng không rõ nguyên nhân, bệnh đại tràng, viêm loét dạ dày…

Cây khổ sâm chữa bệnh về đường tiêu hóa

Cây khổ sâm chữa bệnh về đường tiêu hóa

Cây khổ sâm tốt cho tim mạch

Một vài nghiên cứu y học cho thấy, khổ sâm còn có tác dụng cực lớn trong việc điều trị và cải thiện vấn đề về tim mạch của con người trong đó tác dụng lớn nhất là: giúp giảm kích thích cơ tim, , làm tăng lượng máu động mạch vành, chống thiếu máu cơ tim, chống xơ vữa động mạch, chống rối loạn nhịp tim, làm hạ lipid máu ở người bệnh tim từ đó giúp sức khỏe trở lên tốt hơn.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây khổ sâm như sau:

  • Khổ sâm trị loạn nhịp tim, thanh tâm thỏa: Đem 30g khổ sâm, ích mẫu cùng 6g chích thảo sắc với 600ml nước thành 1 thang thuốc 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Khổ sâm chủ trị bệnh động mạch vành, viêm cơ tim và ngoại tâm thu: cây khổ sâm một phần, hồng hoa một phần, chích thảo 0,6 phần. Đem tất cả nguyên liệu đi xay mịn làm thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần.

Khổ sâm dầu dừa tốt cho làn da

Đem khổ sâm kết hợp với tinh dầu dừa là một thành phầm có rất nhiều lợi ích như chữa bệnh, hạn chế côn trùng cắn và làm làm mịn da. Đây là phương pháp được rất nhiều chị em ưa dùng và thực hiện.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây khổ sâm

Một số bài thuốc trị bệnh từ khổ sâm

Một số bài thuốc trị bệnh từ khổ sâm

Sau đây là tổng hợp những bài thuốc, phương thức chữa bệnh từ cây khổ sâm được các chuyên gia đúc kết mà mọi người có thể tham khảo:

  • Chữa bệnh kiết lỵ, đau bụng đi ngoài: Bài thuốc 1: sử dụng lá khổ sâm, lá phèn đen mỗi thứ một nắm, sắc uống. Bài thuốc 2, dùng lá Khổ sâm, rau Sam, cỏ Sữa, Nhọ nồi, lá Mơ lông, mỗi vị 10g sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Cây khổ sâm chữa đau bụng không rõ nguyên nhân: Nhai 1 nắm lá khổ sâm với 1 vài hạt muối, có thể sử dụng thêm gừng để hạn chế tình trạng nôn do không quen sử dụng.
  • Chữa đau bụng sau khi ăn, đầy bụng, khó tiêu: Đem 30g lá khổ sâm và 30g dây ngấy hương đi phơi khô, sau đó thêm 3 lát gừng, sắc thành nước uống hàng ngày, có thể dùng thay trà.
  • Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa, muốn gãi luôn: Dùng lá cây khổ sâm, kinh giới, lá đắng cay cùng lá trầu không đi nấu nước xông và tắm rửa.
  • Chữa vẩy nến: Khổ sâm 15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, quả Ké 10g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.
  • Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Lá khổ sâm, Bồ công anh, Nhân trần, mỗi vị 12g; lá Khôi, Chút chít, mỗi vị 10g. Tán bột, mỗi ngày pha 30g với nước đun sôi, khuấy đều và uống.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết và cơ bản về cây khổ sâm từ đặc điểm, phân bố và tác dụng chữa bệnh. Hy vọng thông tin bên trên đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về loại cây này. Nếu quý độc giả có bất kỳ thông tin nào có thể để lại ở mục bình luận trong bài viết, các chuyên gia sẽ giải thích mọi thắc mắc của mọi người.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Full Name Phone Number Message Gửi câu hỏi Hoàng Thị Lan Hương

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/

thoaihoacotsong.vn/bac-si-hoang-thi-lan-huong/

Bài viết liên quan:

Quả của cây xạ đen8 Tác dụng của cây xạ đen trong việc điều trị bệnh được dùng nhiều Hình ảnh cây cỏ xướcTác dụng của cây cỏ xước là gì? 11 Ứng dụng trong điều trị bệnh điều trị thoái hóaCây PHÈN ĐEN là gì? Tác dụng trong việc điều trị một số bệnh Hình ảnh cây hy thiêm thảoTác dụng của cây hy thiêm thảo trong điều trị bệnh xương khớp thap khopCây Muồng Trâu là gì? Tác dụng và cách sử dụng điều trị bệnh chua gai cot songThông tin và tác dụng của cây Hoắc Hương trong điều trị bệnh

Ngày cập nhật gần nhất: 06/02/2020 lúc 07:11

Từ khóa » Khổ Sâm Tử