9 Thói Quen Cần Xây Dựng Ngay Khi Bước Vào Tuổi 40 - Prudential

tuổi trung niên, sống khỏe tuổi 40 Blog Nhịp Sống Khỏe 9 thói quen cần xây dựng ngay khi bước vào tuổi 40

Nội dung bài viết

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

  • Duy trì thái độ sống tích cực

  • Ngủ đủ sâu

  • Tập luyện thường xuyên

  • Ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe

  • Uống nhiều nước

  • Kiểm tra lại kế hoạch nghỉ hưu

  • Từ bỏ các thói quen xấu

  • Tập thiền

Khi bắt đầu bước vào tuổi 40, chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại cuộc sống của mình, từ thể chất đến tâm hồn. Dưới đây là những thói quen mỗi người cần "trang bị" cho chính mình nếu như vẫn chưa đạt được chúng trong những tháng ngày tuổi trẻ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bước sang tuổi 40, cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa, dẫn đến xuất hiện nhiều bệnh tật không mong muốn. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp mỗi người bảo vệ sức khỏe, duy trì thể trạng tốt, chủ động phòng ngừa bệnh tật. Bạn nên đến gặp bác sĩ định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.

Phụ nữ độ tuổi 40 nên thực hiện các xét nghiệm kiểm tra đường huyết, kiểm tra ngực và chụp X quang tuyến vú, huyết áp, nồng độ cholesterol, kiểm tra vùng chậu, Pap, mắt, da… và tiêm vaccine phòng bệnh. Nam giới tuổi 40 nên kiểm tra định kỳ đái tháo đường, huyết áp, ung thư hoặc phì đại tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư gan…

Duy trì thái độ sống tích cực

Hãy tạo thói quen biết ơn người khác. Việc này giúp trái tim và tâm hồn chúng ta rộng mở, bao dung hơn. Đồng thời, hãy kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, vì những người có cảm xúc ổn định luôn sống với thái độ vui vẻ, hân hoan, tìm được lối sống riêng ngay trong những giai đoạn biến động của xã hội.

>>> Thông tin thêm: Cách kiểm soát cảm xúc của bản thân hiệu quả

Ở tuổi 40, chúng ta có thể tái tổ chức lại những buổi hẹn hò cùng vợ, chồng hoặc người yêu – những điều đã từng bỏ quên ở những năm trước đó. Dành lời khen và nụ cười nhiều hơn cho những người mà ta quý mến.

Hãy làm trẻ hóa não bộ bằng cách đọc sách, dung nạp kiến thức từ Internet, từ cuộc sống và từ đối tác, bạn bè. Việc đọc sách có thể giúp làm chậm tiến độ, ngăn chặn hội chứng mất trí nhớ (Alzheimer), giữ cho bộ não và tinh thần luôn lạc quan, minh mẫn, luôn có thái độ tích cực trong cuộc sống.

Ngủ đủ sâu

Ngủ đủ giấc không chỉ quan trọng với sức khỏe thể chất, mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần. Do đó, hãy tạo cho mình một thói quen ngủ đủ, ngủ sâu kể từ khi còn trẻ, để tránh những tác hại không đáng có.

Mỗi người cần ngủ đủ giấc từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Để đảm bảo ngủ sâu, chúng ta nên tránh sử dụng thiết bị điện tử trong 2 giờ trước khi ngủ. Đồng thời, nên tránh mang điện thoại bên mình, vì tiếng chuông tin nhắn hoặc từ các ứng dụng điện thoại sẽ có thể khiến chúng ta thức giấc bất chợt.

Tập luyện thường xuyên

Cơ thể khỏe mạnh là cơ sở để duy trì sự trẻ trung. Thay vì ngồi một chỗ, hãy đứng lên vận động. Thường xuyên vận động vừa sức sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, ổn định tim mạch, ăn ngon miệng, chắc xương, hạn chế mất khối cơ, giảm táo bón, rèn luyện trí não…

Chúng ta có thể mua máy chạy bộ tại nhà, tập yoga, aerobic hoặc thực hiện các bài tập giãn cơ, đi bộ quanh khu dân cư, tập tạ để cải thiện sức khỏe. Tuổi càng cao, chúng ta càng cần phải siêng năng vận động và hoạt động một cách đều đặn 30 phút mỗi ngày.

Ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, nhất là từ 40 tuổi trở đi. Các loại thực phẩm sạch có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Do đó, thay vì sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc với giá rẻ, chúng ta nên tìm nguồn cung cấp thực phẩm sạch, an toàn. Ăn nhiều rau củ quả tươi trong bữa ăn, thay vì tinh bột xấu, đường, chất béo và thức ăn nhanh.

Việc nấu ăn tại nhà cũng giúp chúng ta dễ dàng thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Nếu đi ăn ngoài, hãy lựa chọn thực đơn ít chất béo và ít muối.

>>> Tìm hiểu thêm: Những siêu thực phẩm cực kỳ có lợi cho sức khỏe

Uống nhiều nước

Cơ thể chúng ta có ¾ là chất lỏng. Uống đủ nước không chỉ giúp làn da căng mịn, trông đẹp hơn, mà còn giúp cơ thể thải độc tố tốt hơn.

Kiểm tra lại kế hoạch nghỉ hưu

Khi bắt đầu tuổi 40, chúng ta cần kiểm tra lại kế hoạch nghỉ hưu của mình xem có đang đi đúng hướng với kế hoạch ban đầu không. Nếu chưa có một khoản tích lũy bất kỳ, ta cần tích lũy ngay quỹ khẩn cấp để phòng trường hợp bất trắc xảy ra, đồng thời tiết kiệm chi phí để cân bằng chi tiêu.

>>> Xem ngay: Làm thế nào để an tâm nghỉ hưu ở tuổi 40?

Từ bỏ các thói quen xấu

Rượu, thuốc lá, nghiện mua sắm, chơi trò chơi điện tử hoặc cờ bạc… là những thói quen không tốt, có thể tạo ra căng thẳng hoặc thậm chí "tiền mất tật mang". Trên thực tế, chất lượng cuộc sống của chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực nếu ta đảo chiều những thói quen không tốt này. Tuy nhiên, từ bỏ một thói quen không phải là điều dễ dàng, chúng ta có thể học cách giảm dần hành vi, thay vì cố gắng ngay lập tức thay đổi hoàn toàn hành vi.

Chẳng hạn với thói quen hút nhiều thuốc lá, việc ngưng không hút thuốc lá trong ngày hôm sau là điều hoàn toàn không thể. Do đó, ta có thể giảm số lần hút trong một ngày, một cách từ từ. Sau một thời gian, những thói quen này sẽ được tiêu giảm một cách vô thức.

Tập thiền

Dành thời gian tập thiền sẽ giúp ta hiểu được trạng thái tâm trí hiện tại của mình. Nó cũng có thể mang lại sự minh mẫn, giúp chúng ta xác định được con đường đi tốt nhất cho bản thân.

Thông qua 9 thói quen trên đây, chúng ta có thể tự tin bước vào và tận hưởng những tháng ngày tươi đẹp của tuổi 40. Hãy bắt đầu trang bị cho mình những thói quen này ngay từ hôm nay, bạn nhé!

>>> Xem thêm:

  • Những vấn đề sức khỏe không được lơ là sau tuổi 40

  • Nên mua bảo hiểm gì khi ở độ tứ tuần?

  • Bí quyết giúp bạn luôn tươi trẻ dù thanh xuân đã qua

Sản phẩm tham khảo

Sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm tử kỳ PRU-JOY
Sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm tử kỳ PRU-JOY
Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ PRU-AN VUI
Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ PRU-AN VUI
Sản phẩm bảo hiểm nghiệp vụ sức khỏe PRU-NĂNG ĐỘNG
Sản phẩm bảo hiểm nghiệp vụ sức khỏe PRU-NĂNG ĐỘNG

Bài viết mới nhất

10 vấn đề sức khỏe tuyệt đối không được lơ là sau 40 tuổi (Phần 2) Tuổi trung niên

10 vấn đề sức khỏe tuyệt đối không được lơ là sau 40 tuổi (Phần 2)

Cùng tiếp tục tìm hiểu 5 bệnh lý sau tuổi 40 trong bài viết này, để bạn có thể chuẩn bị tâm lý và chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mình.

10 vấn đề sức khỏe tuyệt đối không được lơ là sau 40 tuổi (Phần 1) Tuổi trung niên

10 vấn đề sức khỏe tuyệt đối không được lơ là sau 40 tuổi (Phần 1)

Bước vào tuổi 40, cơ thể đối mặt nhiều vấn đề sức khỏe rõ rệt, nếu không rèn luyện thể chất và chuẩn bị tâm lý tốt, những bệnh lý sau sẽ trở thành nỗi ác mộng.

Alzheimer là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh hữu hiệu Tuổi trung niên

Alzheimer là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh hữu hiệu

Tìm hiểu về Alzheimer là gì, nguyên nhân bệnh Alzheimer và 6 thói quen tốt giúp phòng ngừa hiệu quả. Đọc ngay để bảo vệ sức khỏe trí tuệ của bạn.

4 điều bạn cần làm để sống hạnh phúc tuổi già Tuổi trung niên

4 điều bạn cần làm để sống hạnh phúc tuổi già

Để dễ dàng có được hạnh phúc tuổi già và sống an nhàn như mong muốn, bạn cần lập một kế hoạch chỉn chu. Đọc ngay bài viết để nắm rõ 4 bí quyết vàng!

Thực đơn dành riêng cho tuổi vàng của bố mẹ Tuổi trung niên

Thực đơn dành riêng cho tuổi vàng của bố mẹ

Tham khảo xây dựng thực đơn dành riêng cho tuổi vàng của bố mẹ với đầy đủ 4 nhóm chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung đề kháng tốt để an tâm sống hạnh phúc.

Thể dục tuổi trung niên: tưởng không dễ mà dễ không tưởng Tuổi trung niên

Thể dục tuổi trung niên: tưởng không dễ mà dễ không tưởng

Nhiều người cho rằng bắt đầu luyện tập thể thao ở tuổi trung niên là trễ. Tuy nhiên, điều đó không đúng, bởi rèn luyện cơ thể giúp họ sống vui và khỏe hơn.

Tuổi trung niên: ăn gì để&nbspkhỏe? Tuổi trung niên

Tuổi trung niên: ăn gì để khỏe?

Tham khảo bài viết của Blog Nhịp sống khỏe để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho độ tuổi trung niên nhé...

Từ khóa » Tôi 40 Tuổi