9+ Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Mới Nhất 2022 Của Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
9+ Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Mới Nhất 2024 Của Thế Giới
9+ Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Mới Nhất 2024 Của Thế Giới
Đặt lịch
Hiện nay trên thị trường có loại thuốc chữa bệnh vảy nến nào mới nhất? Câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm đến từ người bệnh. Điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc tân dược thường cho kết quả nhanh. Tuy nhiên, để quá trình điều trị diễn ra mau chóng, thuận lợi, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn đọc một số loại thuốc mới nhất trên thị trường.
Các loại thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất
Bệnh vảy nến thuộc bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Người mắc bệnh vảy nến có những biểu hiện tổn thương bên ngoài da. Hình thành khi lớp tế bào thượng bì tăng sinh quá mức khiến bề mặt da bị viêm, đỏ, dày cộm lên, khô và bong tróc từng mảng vảy trắng.
Bệnh có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, chưa xác định được yếu tố cụ thể gây nên tình trạng này. Bên cạnh đó, vảy nến có thể di truyền giữa cha mẹ sang con cái. Bùng phát khi cơ thể người bệnh gặp một vài chấn thương cơ học, nhiễm khuẩn hoặc xảy ra rối loạn nội tiết, stress,…
Tuy được xếp vào nhóm bệnh mãn tính nhưng hầu hết các trường hợp mắc vảy nến đều khá lành tính. Trừ trường hợp bệnh chuyển biến nặng dẫn đến da toàn thân bong đỏ hoặc mắc bệnh vảy nến ở thể khớp. Bệnh có thể bùng phát dữ dội một thời gian rồi lại thuyên giảm, sau đó tiếp tục bùng phát. Các giai đoạn gần như xen kẽ nhau.
Thuốc tân dược được sử dụng để xoa dịu các tổn thương da tránh vảy nến để lại thâm sẹo mất thẩm mỹ. Không những thế, tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da thuyên giảm nhanh chóng. Mặc dù mang đến lợi ích là thế, nhưng thuốc chỉ có tác dụng lên các triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của từng người để lựa chọn loại thuốc phù cho phù hợp. Dưới đây là gợi ý một số thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:
1. Thuốc bôi chữa bong vảy, bạt sừng
Một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh vảy nến không thể không nhắc đến thuốc bôi bong vảy, bạt sừng. Ngoài ra, loại này cũng có tác dụng tương tự cho những bệnh ngoài da khác, điển hình là viêm da cơ địa hay viêm da tiết bã,…Thuốc có chứa axit salicylic với nhiều nồng độ khác nhau như 2%, 3% hoặc 5%.
Tại sao thuốc có axit salicylic lại có thể điều trị bệnh vảy nến? Bởi vì, axit này là dẫn xuất của beta hydroxy axit (BHA), giúp tác động vào sâu bên trong, làm mềm vùng da khô và loại bỏ lớp tế bào bị sừng hóa hiệu quả. Nhờ thế mà tình trạng bong tróc da do bệnh vảy nến gây ra được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, loại này không phù hợp cho đối tượng da bị thâm nhiễm hoặc cứng cộm.
Thuốc mỡ chứa thành phần axit salicylic chữa bệnh vảy nến có độ an toàn cao. Người bệnh có thể sử dụng đơn độc thuốc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác chứa corticoid, nếu muốn tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Mặc dù vậy cũng phải đề cập rằng, thuốc mỡ chứa axit salicylic chỉ phù hợp đối với người bệnh mắc vảy nến khu trú.
Không nên sử dụng thuốc trên diện rộng có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, một vài vấn đề vẫn có thể xảy ra như kích ứng da, da trở nên nhạy cảm với ánh nắng, gây rụng tóc tạm thời nếu sử dụng cho da đầu.
Tham khảo thêm: Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng
2. Thuốc bôi chứa Anthralin chữa vảy nến
Anthralin hay còn gọi là biệt dược Dithranol, đây là thuốc điều trị bệnh vảy nến được sử dụng rộng rãi. Hiện nay thuốc có hai dạng phổ biến là dạng bôi hoặc dùng gội đầu (trường hợp vảy nến da đầu). Anthralin phát huy tác dụng chống viêm, cản trở sự tăng sinh các tế bào ở vùng thượng bì đối với bệnh nhân mắc vảy nến.
Nhờ có hoạt chất này, hoạt động gián phân tại lớp biểu bì được kiểm soát chặt chẽ, ổn định mức độ tăng sinh tế bào sừng và giảm tổng hợp DNA. Thuốc Anthralin thông thường được sử dụng kết hợp với dạng thuốc mỡ axit salicylic giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh.
Thông tường, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng với nồng độ từ 0.1% đến 0.3%. Không lưu thuốc quá lâu trên da, sau khoảng 10 – 20 phút thì tắm lại để rửa sạch thuốc. Sau khi sử dụng, người bệnh tránh tắm nước nóng trong ít nhất 1 tiếng đồng hồ nhằm tránh kích ứng. Không để thuốc dính vào mắt và khu vực nhạy cảm. Bôi mỗi tuần 2 lần, duy trì trong 2 tuần đầu.
Thuốc Anthralin có thể làm phai màu quần áo bởi nó thực chất là một loại thuốc khử oxy. Không sử dụng thuốc cho người bệnh vảy nến thể mụn mủ, đỏ toàn thân. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với vùng da mỏng, nhạy cảm hoặc bộ phận sinh dục. Tác dụng phụ có thể gặp như kích ứng, thay đổi màu sắc vùng da điều trị.
3. Thuốc chứa Goudron dạng bôi
Thuốc chứa Goudron dạng bôi cũng là một loại thuốc khử oxy. Thuốc được sử dụng giúp khắc phục bệnh vảy nến hoặc các bệnh da liễu mãn tính khác. Loại này chứa các thành phần từ than đá hoặc một số loại lại được chưng cất từ cây thông. Tác dụng chính mà nó mang lại là giúp tan nhiễm cộm, giảm bong vảy.
Bên cạnh đó, bạn đọc cũng nên lưu ý, thuốc có màu đen, nâu sẫm nên có thể dính nhớp vào áo quần. Ngoài ra, mùi của thuốc khá hắc khó chịu. Một số trường hợp sau khi sử dụng có thể mắc phải tình trạng viêm nang lông khi bôi trong thời gian dài. Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
Ngoài viêm nang lông, một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xuất hiện như nổi mụn nhọt, mẩn ngứa hoặc mề đay. Hiện nay, hoạt chất Goudron còn được thêm vào trong công thức sản phẩm chứa axit salicylic, diêm sinh,… nhằm giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị.
Tham khảo thêm: Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện
4. Thuốc mỡ chứa Corticoid chữa vẩy nến
Ngoài những loại thuốc kể trên, một dạng thuốc bôi ngoài da điều trị vảy nến mới nhất hiện nay không thể không nhắc đến thuốc mỡ Corticoid. Bởi, các dẫn xuất của Corticoid có tác dụng giảm dị ứng, chống viêm,…hiệu quả.
Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn cản quá trình tổng hợp DNA của da. Đồng thời, ức chế hiện tượng bạch cầu đa nhân, cản trở lớp biểu bì tăng sinh do hiện tượng gián phân. Vì thế mà nhiều người bệnh sử dụng để giảm nhanh triệu chứng do vảy nến gây ra, cải thiện phù nề, viêm đỏ. Đặc biệt, thuốc còn giúp hạn chế tình trạng tế bào sừng tăng sinh đột biến.
Thuốc mỡ chứa Corticoid mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, không dây bẩn quần áo và có giá thành phải chăng. Thế nhưng, với loại này người bệnh không được sử dụng trong thời gian dài và không bôi trên diện rộng. Bởi, nếu thuốc tiếp xúc với vùng da rộng có thể làm tăng độ hấp thu, ảnh hưởng đến máu, làm teo hoặc rạn da, nổi mụn cá,…
Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc mỡ Corticoid chữa bệnh vảy nến, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Sử dụng dạng nhẹ, phù hợp.
- Sử dụng thuốc trong khoảng 20 đến 30 ngày, sau đó nghỉ một thời gian trước khi sử dụng lại.
- Để tránh tình trạng nhờn thuốc, người bệnh nên sử dụng xen kẽ các thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Không bôi trong thời gian dài và trên diện rộng.
5. Thuốc chứa Calcipotriol dạng bôi
Thuốc chứa Calcipotriol dạng bôi cũng là một trong các loại điều trị bệnh vảy nến phổ biến. Nhờ tác dụng của Calcipotriol – chất đồng đẳng vitamin D3, lớp tế bào sừng bị ức chế tăng sinh, đồng thời biệt hóa tế bào. Nhờ đó mà tình trạng bong tróc được cải thiện đáng kể.
Liều lượng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, thông thường tần suất sử dụng thuốc bôi khoảng 2 lần mỗi ngày. Lưu ý chỉ sử dụng cho vảy nến khu trú, không bôi diện rộng. Thuốc chứa Calcipotriol dạng bôi ít gây tác dụng phụ, giảm nhanh các tổn thương chỉ sau 1 – 2 tuần sử dụng.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc, lượng thuốc bôi chỉ nên duy trì ở mức 100g/ tuần và chỉ sử dụng cho 16% diện tích da cơ thể. Tránh bôi lên da mặt, vùng da mỏng. Ngoài ra, sau khi sử dụng, người bệnh cần rửa sạch da với xà phòng. Một số trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ như tăng canxi huyết, để lại thâm.
6. Thuốc uống chữa vảy nến chứa Retinoid
Retinoid là một dẫn xuất của vitamin A. Sử dụng thuốc theo đường uống có tác dụng ức chế hoạt động sừng hóa của các tế bào biểu bì. Nhờ đó, tình trạng tăng sinh tế bào sừng bị ức chế, suy giảm tình trạng gián phân, phục hồi tổn thương do bệnh vảy nến gây ra cho làn da.
Thuốc uống chữa vảy nến chứa Retinoid có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bác sĩ chỉ kê đơn đối với trường hợp bệnh vảy nến bùng phát trên diện rộng, vảy nến mụn mủ hoặc với vảy nến thể khớp, thể đỏ toàn thân.
Liều dùng thông thường cho người mới sử dụng là 10mg/ngày. Sau khi cơ thể quen dần có thể tăng lên 20mg đến 25mg một ngày. Thời gian uống trong khoảng nửa năm đến một năm hoặc có thể duy trì lâu hơn với liều lượng thấp, giúp ngăn vảy nến tái phát.
Một số tác dụng phụ có thể kể đến như hiện tượng da và mắt bị khô, viêm kết mạc, môi, ngứa da, rụng tóc tạm thời,…Đặc biệt không sử dụng cho phụ nữ mang thai vì Retinoid cũng như các dẫn xuất vitamin A có thể gây dị tật thai nhi. Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng hay các vấn đề sinh lý của nam giới.
Tham khảo thêm: Cách trị vảy nến bằng nghệ và đánh giá hiệu quả
7. Thuốc Cyclosporin A chữa vảy nến
Thuốc giảm miễn dịch Cyclosporin A được sử dụng cho người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật ghép tạng. Công dụng giúp điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng thải ghép. Ngoài ra, thuốc còn phù hợp cho đối tượng mắc vảy nến.
Thuốc giúp ức chế miễn dịch, tác động đến các tế bào viêm, giãn mao mạch da,…Không giống như Methotrexate, thuốc không gây độc lên tủy ngược lại gây hại cho thận. Vì thế, chống chỉ định sử dụng thuốc với người đang gặp vấn đề về thận, ung thư, người đang thực hiện xạ trị hoặc đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác.
Thuốc Cyclosporin A chỉ được chỉ định sử dụng đối với vảy nến thể khớp, thể mũ hoặc thể nặng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả. Bởi, thuốc có rủi ro và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Liều dùng thông thường từ 2.5mg đến 5mg trên 1kg cân nặng của người bệnh. Chia thành 2 lần uống trong ngày, sử dụng khoảng 10 tuần liên tục theo chỉ định của bác sĩ. Các tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng thuốc như rối loạn chức năng thận, gan, tăng huyết áp, rậm lông, cơ thể mệt mỏi,…
8. Thuốc Methotrexate ức chế miễn dịch
Thuốc Methotrexate ức chế miễn dịch thường được sử dụng cho bệnh nhân mắc các bệnh về rối loạn hệ thống tự miễn. Trong đó, điển hình là bệnh vảy nến. Ngoài ra, thuốc còn phù hợp với người bị viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ…
Công dụng chính là ức chế quá trình tổng hợp axit nucleic, chống viêm, ức chế hoạt động bạch cầu đơn nhân và hạn chế tăng sinh tế bào thượng bì. Tuy nhiên, do Methotrexate có thể gây độc tố cho gan, máu nên loại này không được sử dụng phổ biến như các loại kể trên.
Nếu được chỉ định sử dụng, thuốc thường được áp dụng đối với trường hợp mắc vảy nến thể khớp hoặc vảy nến trên diện rộng, đỏ toàn thân. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc trong độ tuổi sinh sản vì nguy cơ cao gây quái thai.
Ngoài ra, chống chỉ định đối với người bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình. Thuốc hiện nay được dùng cho đối tượng người từ 50 tuổi có thể trạng khỏe nhưng mắc vảy nến nặng. Các tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải như sảy thai, giảm tinh trùng, thoái hóa gan, gây xơ gan, suy giảm bạch cầu và tiểu cầu.
9. Thuốc sinh học trị bệnh vảy nến
Thuốc sinh học trị bệnh vảy nến là dạng mới nhất hiện nay. Sử dụng thông qua đường tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Được chỉ định cho người đang mắc bệnh về rối loạn miễn dịch hoặc điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, do cơ chế hoạt động của thuốc vẫn chưa được nghiên cứu rõ nên thuốc chưa thật sự được nhiều người biết đến.
Tham khảo thêm: Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm sao nhanh hết?
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh vảy nến
Sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh vảy nến cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh. Nguy hiểm nhất là trường hợp người bệnh tự ý sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn đọc nên lưu ý một vài vấn đề sau:
- Không lạm dụng thuốc điều trị đối với thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da.
- Thực hiện nghiêm chỉnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý thay đổi liều dùng hoặc ngưng sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ yêu cầu.
- Trong quá trình sử dụng, nếu nhận thấy những bất ổn, kích ứng da nên báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
- Kết hợp sử dụng thuốc điều trị với chế độ chăm sóc tốt để bệnh nhanh chóng được cải thiện. Đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi sao cho hợp lý nhất.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các loại thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất hiện nay. Để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn, người bệnh nên kết hợp thăm khám y tế và nhận sự hướng dẫn từ người có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- 10 đồ uống tốt cho bệnh vảy nến – Hỗ trợ điều trị
- Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến giúp nhanh hồi phục
Từ khóa » Các Loại Thuốc Trị Bệnh Vẩy Nến
-
Các Phương Pháp điều Trị Bệnh Vảy Nến Hiện Nay
-
TOP 10+ Loại Thuốc Trị Vảy Nến Tốt Và Mới Nhất Hiện Nay
-
Các Lựa Chọn điều Trị Bệnh Vẩy Nến | Vinmec
-
5 Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Mới Nhất Của Thế Giới 2022
-
Top 10 Loại Thuốc Trị Vảy Nến Của Nhật Bản được Chuyên Gia Khuyên ...
-
TOP 15+ Thuốc Bôi Vảy Nến Được Chuyên Gia Da Liễu Khuyên Dùng
-
11+ Thuốc Chữa Vảy Nến Tốt Nhất Hiện Nay Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
[PDF] Những Loại Thuốc Trị Vảy Nến Mang Lại Hiệu Quả Cao Nhất Hiện ...
-
Có Thuốc Chữa được Dứt điểm Bệnh Vẩy Nến?
-
Bệnh Vảy Nến Và Các Thuốc Trị Vảy Nến - Hello Bacsi
-
Bệnh Vảy Nến - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Dấu Hiệu & Điều Trị
-
Thuốc Trị Vẩy Nến, Tăng Tiết Bã Nhờn & Vảy Cá
-
Top 10+ Loại Thuốc Trị Vảy Nến Được Đánh Giá Tốt Hiện Nay