9 Vấn đề Thường Gặp Khi Xăm Hình Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

backup og metahellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmCắt cơn chóng mặt

Cắt cơn chóng mặt

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminMang thai•2 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTavatarCommunity AdminMang thai•22 daysMinigame: Bé Vui Hè - Tặng Phao Bơi siêu dễ thương cho bé! avatarBác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng PhúcNuôi dạy con•17 daysHỏi - Đáp cùng Bác sĩ: Mẹ có đang bỏ qua cơ hội giúp con thông minh hơn khi nghĩ: Trẻ con không biết gì?avatarCommunity AdminNuôi dạy con•5 daysMinigame: Mẹ trao dưỡng chất - Bé nghĩ nhanh 2,5 lầnCửa hàngĐặt lịch với bác sĩSức khỏePhẫu thuật và kĩ thuật y tếChuyên mụcCông cụ

1

Hỏi bác sĩLưu

Hướng dẫn

9 vấn đề thường gặp khi xăm hình và cách khắc phục hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Phương Hồ · Ngày cập nhật: 14/12/2021

9 vấn đề thường gặp khi xăm hình và cách khắc phục hiệu quả

Hiện nay, với nhiều bạn trẻ, việc xăm hình được xem như là một biểu tượng, một dấu ấn riêng để khẳng định và thể hiện bản thân. Thực tế, bạn có biết bên ngoài vẻ đẹp đẽ, ấn tượng ấy, việc xăm hình đôi khi gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe của bản thân?

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay 9 vấn đề thường gặp khi xăm hình cũng như cách xử lý chúng để xăm hình đẹp và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.

9 vấn đề thường gặp khi xăm hình và cách khắc phục

1. Mực xăm dễ gây hại đến cơ thể

Mực xăm hình dễ gây hại đến cơ thể

Việc xăm hình đã có từ rất lâu đời nhưng chỉ trở nên phổ biến trong khoảng một thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, cho dù công nghệ xăm mình có đang phát triển và tiên tiến đến mức nào đi nữa thì vết xăm thực chất vẫn là những rãnh vết thương chứa đầy mực. Do đó, đối với một số người, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề như dị ứng, nhiễm trùng và hơn thế nữa.

2. Dị ứng

Dị ứng do xăm hình

Một số hình xăm có nhuộm màu, đặc biệt là màu vàng, xanh lá cây, xanh lam và đỏ, có thể gây dị ứng cho người xăm. Khi vết xăm chịu tác động của ánh nắng mặt trời, nguy cơ xảy ra dị ứng sẽ còn cao hơn nữa. Lúc này, vùng da xung quanh hình xăm sẽ bị ngứa hoặc sưng tấy và bạn có thể sẽ bị phát ban. Hình xăm Henna trộn với chất PPD để tạo ra màu đen có thể gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính, đôi khi kèm theo phản ứng toàn thân như nổi hạch khắp cơ thể và sốt.

Dị ứng thường xuất hiện ngay khi bạn xăm nhưng thậm chí có thể xảy ra vài năm sau đó. Nếu da chỉ ngứa nhẹ và hình xăm bị lồi lên một chút, bạn hãy bôi kem steroid vào vị trí đó. Nếu bị dị ứng nặng hay sau vài tuần mà tình trạng dị ứng không hết, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để điều trị hiệu quả.

3. Nhạy cảm với ánh sáng

Một số loại mực sẽ biến chất và phản ứng khi tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là nắng mặt trời. Vì vậy, nếu bạn không che chắn cẩn thận trong vài tuần cho các hình xăm mới, hình xăm bị phồng rộp, vùng da đó sẽ dễ bị sưng và tấy đỏ lên hơn. Trường hợp này khá phổ biến với các vết xăm có mực vàng và đỏ. Lưu ý với bạn một lần nữa là những phản ứng nhẹ sẽ biến mất dần theo thời gian khi bạn dùng kem bôi steroid và thuốc kháng histamine, nếu không, bạn nên đi khám ngay lập tức.

4. Xăm hình gây nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da do xăm hình

Tình trạng nhiễm trùng da thường là nguyên nhân khiến hình xăm ra nhiều nước mô màu vàng mà nhiều người thắc mắc.

Nguyên do có thể là khi người thợ xăm cho bạn không vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hoặc sử dụng một bộ để xăm cho nhiều người, mực xăm bị nhiễm bẩn, khử trùng vùng da chuẩn bị xăm không kỹ hoặc sau khi xăm hay gãi.

Nếu da sưng lên, tấy đỏ, hình xăm bị phồng rộp, có tình trạng sưng mủ và rỉ nước, hình xăm bị nổ mực hay những triệu chứng khác tương tự, bạn sẽ cần dùng thuốc kháng sinh và cần được điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

5. Da ở vùng xăm hình nổi những cục u nhỏ

Nổi những cục u nhỏ khi xăm hình

Đôi khi, hệ miễn dịch của bạn cho rằng mực xăm sẽ gây hại đến cơ thể nên chúng đẩy tế bào bạch cầu đến đây và phản ứng với chất lạ này. Các tế bào tập hợp lại bao quanh hình xăm và tạo ra những nốt nhỏ gọi là u hạt. Khi nhận thấy da nổi u, hình xăm bị nổ mực, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm xem còn có những yếu tố nào khác ảnh hưởng không. Sau đó, bạn sẽ được cho uống hoặc tiêm steroid để xoa dịu các triệu chứng.

6. Xăm mình bị sẹo lồi

xăm hình bị sẹo lồi

Sẹo lồi đôi khi xuất hiện ngay dưới hình xăm, lan rộng ra và có thể khiến hình xăm bị lồi trông mất thẩm mỹ. Tại sao xăm hình bị lồi thì về bản chất, đây có thể là những tổn thương lành tính, bao gồm dày sừng tiết bã, u mô bào, u nang biểu bì và mụn thịt.

Có rất nhiều người dễ bị sẹo lồi, đặc biệt là những người có làn da tối màu. Tình trạng sẹo có thể được trị bằng sản phẩm gel không cần kê toa, tiêm steroid hoặc dùng kem bôi theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi phẫu thuật cắt bỏ sẹo, bạn sẽ dễ bị sẹo lồi nặng hơn nữa nếu không có sự theo dõi kỹ càng của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Lưu ý là nếu bạn hay người thân trong gia đình đã có sẹo lồi thì nên tránh xa việc xăm mình.

7. Mắc bệnh qua đường máu khi xăm hình

Mắc bệnh qua đường máu do xăm hình

Kim sau khi xăm sẽ dính máu và nếu không được vệ sinh sạch sẽ giữa các lần sử dụng, bạn có nguy cơ rất cao bị lây qua đường máu nhiều căn bệnh nguy hiểm như HPV, viêm gan B hoặc C, uốn ván và cả HIV.

Vì vậy, bạn nên lựa chọn dịch vụ xăm thật uy tín, chất lượng. Đảm bảo rằng kim xăm và các dụng cụ khác được khử trùng kỹ càng cũng như người thợ đeo găng tay y tế khi xăm cho bạn.

8. Biến chứng khi chụp cộng hưởng từ (MRI)

Biến chứng khi chụp cộng hưởng từ do xăm hình

Nếu bạn có xăm mình, hãy để ý xem vết xăm của bạn có bị sưng hay bỏng khi bạn chụp MRI hay không. Trường hợp này thường khá hiếm gặp, triệu chứng sẽ biến mất nhanh chóng và không gây ảnh hưởng gì cả. Hãy lưu ý với nhân viên y tế về hình xăm để họ cẩn thận hơn khi chụp cho bạn. Tuy da không có phản ứng gì nhưng hình xăm sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

9. Gặp nhiều vấn đề khi tiến hành xóa xăm

Gặp nhiều vấn đề khi tiến hành xóa xăm hình

Sau khi xăm, nếu bạn vẫn tiếp tục bị dị ứng, nhiễm trùng hoặc cảm thấy không thích nó nữa, bạn có thể đi xóa hình xăm. Phương pháp xóa laser đã được cải tiến hơn nhưng sẽ không loại bỏ vết xăm hoàn toàn. Phương pháp này ít để lại sẹo, tuy nhiên nó có thể làm thay đổi cấu trúc hoặc màu da, đặc biệt là khi da bạn tối màu. Đồng thời, chúng có thể làm các phản ứng sẵn có trong cơ thể bạn lan rộng hơn.

Lưu ý khác

  • Để vết xăm lên màu đẹp, bạn cần hỏi người xăm về cách chăm sóc vùng da sau xăm hoặc tìm hiểu tại đây.
  • Che chắn vùng da có vết xăm để tránh bị kích ứng với ánh nắng, bụi bẩn…
  • Trường hợp vết xăm có các vấn đề kể trên, bạn hãy đi khám sớm để được điều trị đúng cách.

Ngoài ra, nếu muốn xăm hình đẹp và an toàn, bạn đừng quên tìm hiểu về những tác hại của việc xăm và chăm sóc hình xăm đúng cách nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Tattoos: Understand risks and precautions https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/tattoos-and-piercings/art-20045067 Ngày truy cập 14/12/2021

Complications of Tattoos and Tattoo Removal: Stop and Think Before you ink https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4411590/ Ngày truy cập 14/12/2021

Tattoo complications may warrant a trip to the doctor https://www.aad.org/news/tattoo-complications Ngày truy cập 14/12/2021

Complication of tattoos: classification and management https://he02.tci-thaijo.org/index.php/tmj/article/view/149744 Ngày truy cập 14/12/2021

Cutaneous non-allergic complications in tattoos: An overview of the literature https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0755498220300373 Ngày truy cập 14/12/2021

Lịch sử phiên bản

Phiên bản hiện tại

14/12/2021

Tác giả: Phương Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan

Bài viết liên quan

Tác hại của xăm hình có thể khiến bạn phải lo lắng

Xăm môi KIÊNG gì để môi lên màu bền đẹp?

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Phương Hồ · Ngày cập nhật: 14/12/2021

ad iconQuảng cáoapp promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáoad iconQuảng cáoLoading

Từ khóa » Hình đã Xăm