90% Mọi Người Tự Học Đàn Guitar Thất Bại Chỉ Vì 1 Lý Do Đơn ...
Có thể bạn quan tâm
Học Đàn Guitar ở thời đại bây giờ không hề khó, thậm chí là rất dễ dàng bởi các phương tiện truyền thông Internet giúp bạn tiếp cận được nguồn kiến thức, bài học đàn mọi nơi mọi lúc hết sức đơn giản. Mỗi khi các bạn có thắc mắc cần giải đáp thì các giảng viên guitar, cộng đồng guitar, những người chơi đàn giỏi cũng có rất nhiều và luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn nhiệt tình. Điều kiện học tập thuận lợi là vậy nhưng thực tế lại có một nghịch lý đáng buồn là 90% mọi người tự học đàn guitar đều thất bại, chán nản bỏ đàn chỉ sau chưa đầy một tháng luyện tập.
Vậy đâu là nguyên nhân của nghịch lý trên? Câu trả lời chỉ cần gói gọn trong 4 từ:
"ĐAU TAY TỊT NỐT"
... Vì đâu nên nỗi? Trải qua hơn 10 năm giảng dạy guitar trực tiếp cho đủ mọi thành phần học viên, đủ mọi lứa tuổi, tôi nhận thấy đa phần học viên theo học guitar bỏ học đàn 99% lý do là do đầu ngón tay bị đau khi tập bấm dây đàn + với việc mặc dù đã dùng hết sức lực để bấm rồi nhưng đàn vẫn không kêu, hoặc có kêu thì cũng bị tịt nốt, rè dây khiến âm thanh vang lên nghe rất khó chịu. Điều này gây sự chán nản cực độ cho người học, khiến người học chỉ muốn tập ngay bài nhạc "đập vỡ cây đàn" cho xong. Dưới đây, tôi sẽ chỉ ra cho bạn 2 nguyên nhân chính của vấn đề bức xúc nhất đối với người mới tập đàn để các bạn có thể tránh được & có phương pháp luyện tập đúng đắn.
#1. Đàn Có Action Quá Cao Khiến Cho Dây Đàn Bị Nặng & Cứng, Gây Khó Khăn Khi Bấm Dây
- Action đàn là khái niệm để chỉ khoảng cách của dây đàn so với mặt phím đàn
Ở những cây đàn không tốt thì action thường được setup ở mức cao, để tránh các tiếng rè dây khó chịu do dây đàn chạm vào mặt phím khi dao động (Đàn không tốt thì phím đàn được đóng thường không chuẩn, khâu mài phím đàn cũng không được người thợ làm cẩn thận nên độ lồi lõm là không đồng đều).
Tuy nhiên tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa, việc setup action cao ở các cây đàn không đạt chuẩn lại khiến cho dây đàn bị nặng, cứng hơn mức bình thường rất nhiều khiến người mới chơi guitar khi cố bấm sẽ rất đau tay. Khổ hơn là đau tay nhưng đàn vẫn kêu tậm tịt hoặc có kêu thì cũng bị rè do lực bấm không đủ. Và đó chính là lý do bạn cần có một cây đàn tốt với action được setup chuẩn mực thì việc học đàn mới trở nên dễ dàng hơn.
[ĐỀ XUẤT] Model Đàn Guitar Tốt Nhất Trên Thị Trường Cho Người Mới Tập Chơi Đàn
#2. Bỏ Qua Bước Luyện Tập Căn Bản Nhất - Luyện Ngón
Hầu hết người mới học chơi đàn đều mong muốn ngay lập tức có thể đàn, hát được một bài hát nào đó họ yêu thích. Và theo suy nghĩ tự nhiên họ sẽ lên mạng youtube hoặc google tìm kiếm hướng dẫn để chơi bài nhạc đó. Những hướng dẫn viên trên mạng chủ yếu sẽ hướng dẫn theo kiểu Mỳ Ăn Liền tức là đi thẳng vào hướng dẫn cách chơi bài hát luôn mà bỏ qua bước hướng dẫn luyện tập nền tảng cho người mới tập. Đó là bước Luyện Ngón.
Luyện Ngón Là Gì? Các bạn có thể hình dung việc luyện ngón giống như việc các bạn tập thể lực cho các ngón tay vậy. Trước khi lâm trận (vào đàn) các ngón tay cần được rèn luyện thể lực để khỏe hơn, mạnh hơn, dẻo dai hơn thì mới có thể đáp ứng được các chỉ đạo âm nhạc từ não bộ phát ra.
Tôi sẽ lấy một ví dụ như thế này cho các bạn dễ hình dung, nếu các bạn đi đá bóng thì việc đầu tiên huấn luyện viên yêu cầu các bạn làm sẽ là gì? Đó chắc chắn là phải rèn luyện thể lực để đôi chân của bạn đủ sức khỏe chạy suốt 90 phút của trận đấu. Nếu bạn không đủ thể lực thì dù cho bạn có thành thục mọi kỹ thuật đỡ bóng, sút bóng hay kỹ chiến thuật của các bạn có tuyệt vời đến đâu cũng vô nghĩa. Vì lấy sức đâu ra mà chạy, mà tham gia trận bóng phải không nào?
Việc luyện ngón cũng tương tự như vậy, khi các ngón tay của bạn đã đủ thể lực rồi thì bạn bấm đàn sẽ không còn bị đau tay, không còn bị tịt rè nốt nữa. Các âm thanh phát ra sẽ tròn đều, to rõ, sẽ hay sẽ thuyết phục người nghe. Nó cũng giống như việc các ca sỹ phải luyện thanh thì tiếng hát của họ mới hay được như vậy. Còn với người bình thường không luyện thanh thì dù cho bạn có hát cùng một bài hát giống như ca sỹ thì âm thanh tiếng hát của bạn phát ra cũng không thể đẹp, không thể lọt tai người nghe được. Vậy bây giờ các bạn đã ý thức được tầm quan trọng của việc luyện ngón chưa? Hãy luyện ngón ngay và luôn đi nhé....
[XEM THÊM] Hướng Dẫn Luyện Ngón Đàn Guitar
viết bởi Kenshin Hoàng Hiếu
TagsTừ khóa » Bấm Dây Guitar
-
Bài 2: CÁCH CẦM PHÍM ĐÀN VÀ BẤM DÂY CHUẨN - YouTube
-
[Guitar Cơ Bản] Cách Bấm Tay Trái Giảm Lực đau, Luyện ... - YouTube
-
Cách Bấm Các Hợp âm Cơ Bản Của Guitar - Minh Thanh Piano
-
Hướng Dẫn Luyện Tay Trái Bấm Khi Chơi Guitar
-
Vị Trí đặt Ngón Tay Chuẩn Khi Chơi Guitar
-
10 Hợp Âm Guitar Cơ Bản Nhất Cho Người Mới Tập
-
Vị Trí Nốt Nhạc Trên Đàn Guitar Cho Người Mới Học
-
Dụng Cụ Hỗ Trợ Học Bấm Dây Đàn Guitar Cổ Điển | Shopee Việt Nam
-
Hướng Dẫn Bấm Hợp âm Cơ Bản Cho Người Mới Chơi đàn Guitar
-
Tự Học Cách Bấm Dây đàn Guitar Không đau Tay | Nhạc Cụ Sông Mơ
-
Hướng Dẫn Học Đánh Đàn Guitar Cơ Bản: Các Bài Học Cho Người ...
-
3 Bí Quyết Giúp Bạn đánh Hợp âm Sạch - Học đàn Ghi Ta
-
Cách Giảm đau Tay Và Lưu ý Khi Mới Học Chơi Guitar