90 Năm Đảng CSVN: Cơ Sở Pháp Lý Nào để 'tồn Tại Và Cầm Quyền'?

90 năm Đảng CSVN: Cơ sở pháp lý nào để 'tồn tại và cầm quyền'?
  • Quốc Phương
  • BBC News Tiếng Việt
2 tháng 2 2020
Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước tại hội trường Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội, hôm 23/10/2018

Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền tại quốc gia có trên 95 triệu dân từ trước đến nay vẫn viện dẫn hai lý do chính để biện minh cho tính chính danh, đó là công lao 'giải phóng dân tộc' trong lịch sử qua chiến tranh và vai trò, vị thế lãnh đạo của đảng đã được ghi trong chính các bản hiến pháp do chính nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo lập ra.

Nay trong dịp đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước đang đánh dấu 90 năm thành lập đảng này (03/2/1930-03/2/2020), một luật sư từ Sài Gòn đề cập việc liệu đây có là dịp để Việt Nam ban hành luật về đảng cộng sản Việt Nam nói riêng và luật về các đảng phái, trong đó có đảng chỉnh trị, ở Việt Nam nói riêng.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 02/02/2020 từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nói:

An ninh công an VN: "Thanh bảo kiếm liệu có bị mẻ cùn"?

TS. Quang A: 'Việc siết chặt gây bất lợi chính cho ĐCS'

Để đảng cộng sản được dân tin yêu

Về người Anh giúp Hồ Chí Minh ở Việt Bắc

Việt Nam: 'Xu hướng chuyên chế làm tổn hại cải cách'

"Vấn đề này đã được rất là nhiều người đặt ra rồi và thực ra mà nói, đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cho đến nay vẫn viện dẫn hai vấn đề. Một, đó là một quá trình lịch sử, công lao trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc và họ mặc nhiên xem sự thành công đó là một tính chính danh đặt lên trên toàn thể xã hội là đảng Cộng sản đương nhiên có quyền lãnh đạo đối với đất nước và xã hội Việt Nam.

"Và vấn đề thứ hai là trong các bản Hiến pháp mà Việt Nam, dưới thời của chế độ cộng sản, chẳng hạn như bản Hiến pháp trước đó và bản Hiến pháp năm 2013, cũng tại điều 4 quy định là ĐCSVN có vai trò lãnh đạo độc tôn đối với đất nước và xã hội Việt Nam.

"Họ dựa trên vấn đề lịch sử và cơ sở hiến pháp đó để nói rằng sự lãnh đạo của ĐCSVN là hợp pháp và chính danh, tuy nhiên vấn đề đặt ngược lại là cũng không có bất kỳ quy định Hiến pháp nào cấm một đảng chính trị khác được tổ chức và thành lập.

"Vậy thì vấn đề được đặt ra là ĐCSVN cũng không có một quy định cụ thể nào trong vấn đề về Hiến pháp luôn, cũng như về vấn đề về luật pháp cho vai trò lãnh đạo của họ."

Lưu lại audio, LS Lê Công Định: Vì sao VN cần ban hành luật về đảng?

Cơ sở pháp lý nào?

Giải thích thêm về quan điểm của mình, Luật sư Lê Công Định đưa ra một ví dụ liên quan luật lập Hội đến nay chưa được ban hành và bình luận thêm về điều 4 Hiến pháp của Việt Nam, ông nói:

1945-1975: Tính chính thống và chủ quyền quốc gia

VN: Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác

Năm 1945: Cướp chính quyền và thay quyền dân

Chuyên đề về Đồng Tâm trên BBC News Tiếng Việt

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Các chính khách và lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam trong một sự kiện bỏ phiếu hôm 23/10/2018 tại Quốc hội

"Ví dụ, cho đến nay Quốc hội Việt Nam vẫn tìm cách trì hoãn Luật về lập Hội, để dựa trên đó bảo rằng là do không có luật, cho nên các hội độc lập không được quyền thành lập.

"Vậy thì người ta cũng đặt ra một câu hỏi đương nhiên là không có luật như vậy và đặc biệt là không có luật về đảng Cộng sản, về các đảng phái chính trị, vậy thì cơ sở pháp lý nào mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục thứ nhất là tồn tại và thứ hai là lãnh đạo đất nước này?

"Tất nhiên là họ luôn luôn biện minh cho tính chính danh và sự hợp pháp đó bằng điều 4 Hiến pháp. Nhưng mà nếu chúng ta đọc kỹ điều 4 Hiến pháp, thì quy định đó hoàn toàn không nói về vấn đề tổ chức và thành lập đảng Cộng sản Việt Nam.

"Chỉ nói một cách rất tổng quát là đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo, như vậy có sự mặc nhiên thừa nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, điều đó không thuyết phục là bởi vì đó là một Hiến pháp do chính ĐCSVN tự soạn thảo và đưa ra Quốc hội, mà Quốc hội cũng được kiểm soát của đảng Cộng sản.

"Cho nên là tính chính danh và hợp pháp đó là một câu hỏi rất là lớn và cho đến nay người ta vẫn luôn luôn hỏi là dựa trên cơ sở pháp lý nào, một đạo luật nào, một bộ luật nào quy định về việc thành lập và hoạt động của đảng Cộng sản Việt Nam?"

Cần làm gì để "chính danh"?

Cũng trong dịp nhà nước và ĐCSVN đánh dấu 90 năm thành lập đảng chính trị mà đang cầm quyền này, nhìn rộng ra các vẫn đề tính hợp pháp, tính chính danh của không chỉ đảng này mà còn của nhà nước, chính quyền do ĐCS lãnh đạo, Luật sư Lê Công Định đề cập điều mà ông tin là nhà nước và ĐCSVN cần phải làm để đáp ứng các câu hỏi được đặt ra lâu nay:

"Chắc chắn là họ phải sửa đổi Hiến pháp và luật bầu cử, trong đó trao quyền bầu cử một cách thực sự cho người dân một cách dân chủ và người dân thực sự có quy lựa chọn thể chế chính trị nào mà họ muốn, cũng như là lựa chọn một đảng phái nào lên cầm quyền.

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Bộ đội Bắc Việt hiện diện ở Sài Gòn (hình tư liệu của Getty)

"Chứ không phải có sự áp đặt rồi bảo rằng đó là ý nguyện của người dân! Và người dân tuy không có phương tiện nào để có thể phản kháng lại điều đó, nhưng họ chắc chắn một điều là không thể tâm phục, khẩu phục.

"Cho nên trở lại câu hỏi đặt ra thì tôi nghĩ vấn đề trên hết vẫn là sửa đổi Hiến pháp, thậm chí ban hành Hiến pháp mới và trước khi làm điều đó, phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để cho người dân thể hiện quyền phúc quyết của mình trong việc lựa chọn thể chế chính trị, cũng như là đảng nào sẽ là đảng có thể cầm quyền qua những cuộc bầu cử," nguyên Phó Chủ nhiệm đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, trước khi trở thành một tù nhân chính trị, nói với BBC từ Sài Gòn.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/2/1930 tại hải ngoại, ở Hong Kong, phần lãnh thổ vào thời điểm diễn ra sự kiện này, là thuộc địa tại Trung Quốc của Vương quốc Anh.

Các tài liệu cho hay, đảng này đã giành được chính quyền tại Việt Nam qua sự kiện 'cướp chính quyền' từ tay của một chính quyền dân sự tại Việt Nam đang tồn tại ngay trước đó, trong bối cảnh 'Nhật - Pháp bắn nhau', vào ngày 19/8/1945 ở Hà Nội, và vào ngày 2/9 cùng năm, chính quyền do lãnh tụ và người sáng lập đảng này, cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên bố Việt Nam độc lập và ra mắt chính phủ lâm thời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trước đó, cũng có tài liệu cho hay đã có một chính quyền tồn tại trước đó tuyên bố Việt Nam độc lập, dẫn đến việc có thể các sự kiện lịch sử và bản chất của chúng cần được các giới nghiên cứu hiện nay và tương lai khảo cứu thêm, ít nhất về mặt khoa học và tìm hiểu sự thật lịch sử.

Trải qua các biến cố lịch sử, chính trị, chiến tranh từ các mốc dấu thời gian 1946, 1954 và cho tới ngày 30/4/1975, đảng Cộng sản Việt Nam, dưới các tên gọi khác nhau mà có thời là đảng Lao động Việt Nam, đã cầm quyền từ một phần lãnh thổ, tiến tới cầm quyền tuyệt đối, độc tôn trên toàn bộ lãnh thổ đã được thống nhất hai miền thông qua hành động chiến tranh.

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh (trái) là lãnh tụ, người sáng lập đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Từ ngày 21/9/1977 tới nay, Việt Nam thống nhất dưới tên gọi nhà nước CHXHCN Việt Nam, là thành viên của Liên Hiệp quốc. Tới nay, Việt Nam là quốc gia thành viên hoặc thành viên ký kết của nhiều thiết chế, định chế hoặc các công ước, hiệp ước quốc tế hay khu vực v.v... trên nhiều lĩnh vực và phương diện.

Ngày 03/2/2020, nhà nước và đảng Cộng sản cầm quyền đánh dấu tròn 90 năm thành lập của đảng Cộng sản, trong lúc, đảng tiếp tục bày tỏ, thể hiện những viễn kiến, dự định và kế hoạch để tiếp tục sự lãnh đạo độc tôn và duy nhất một đảng phái đối với toàn xã hội, cộng đồng, quốc gia và dân tộc cho tới tương lai chưa thể xác định.

Điều 4 trong Hiến pháp của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo, phiên bản năm 2013, trong phần quy định về Thể chế Chính trị, quy định và nêu rõ:

"Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

"Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

"Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."

VN

Nguồn hình ảnh, AFP Contributor

Chụp lại hình ảnh, Việt Nam là nước đơn đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin

Tin liên quan

  • Luật sư Lê Công Định13:28

    Nghe, LS Lê Công Định: Vì sao VN cần ban hành luật về đảng?, Thời lượng 13,28

    2 tháng 2 năm 2020
  • Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A

    Nghe, TS. Quang A: 'Việc siết chặt gây bất lợi chính cho ĐCS'

    3 tháng 2 năm 2020
  • Vietnamese police

    An ninh công an VN: "Thanh bảo kiếm liệu đã bị mẻ cùn"?

    31 tháng 1 năm 2020
  • Cờ Đảng CSVN trong một buổi lễ

    Làm sao để Đảng Cộng sản Việt Nam được dân tin yêu?

    2 tháng 2 năm 2020
  • Việt Nam

    Chuyên chế khiến Đảng CSVN nỗ lực nhưng ‘cứ cải tiến lại cải lùi’?

    25 tháng 1 năm 2020
  • Đồng Tâm

    Việt Nam: "Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác"

    30 tháng 1 năm 2020
  • Việt Nam

    1945-1975: Tính chính thống và chủ quyền quốc gia

    2 tháng 9 năm 2018
  • Tiền

    Năm 1945: Cướp chính quyền và thay quyền dân

    31 tháng 8 năm 2018

Tin chính

  • Thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn: Tái khởi động các đàm phán quan trọng

    28 tháng 5 năm 2024
  • Việt Nam tiếp tục khủng hoảng điện do thủ tướng 'vội vàng'?

    28 tháng 5 năm 2024
  • Liệu ông Trump có thể tranh cử nếu bị kết án trong vụ chi tiền bịt miệng?

    28 tháng 5 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Thượng tướng Trần Quốc Tỏ

    Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành Bộ Công an: Em trai ông Trần Đại Quang có thể làm bộ trưởng?

    22 tháng 5 năm 2024
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Chọn 'Tứ Trụ': quy trình Đảng quyết, Quốc hội thông qua như thế nào?

    16 tháng 5 năm 2024
  • Bốn ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 bị miễn nhiệm

    Quy định 41 của Bộ Chính trị giúp cán bộ cấp cao 'hạ cánh an toàn'?

    25 tháng 4 năm 2024
  • Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

    Ai có thể làm Bộ trưởng Công an nếu ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới?

    14 tháng 5 năm 2024
  • Ông Mark Lin đưa khách sang Việt Nam tìm vợ

    Mai mối cô dâu Việt ở Singapore: Đổi đời hay mộng đẹp vỡ tan?

    9 tháng 5 năm 2024
  • Quốc kỳ Việt Nam và biểu tượng BRICS

    Việt Nam sẽ gia nhập BRICS hay chần chừ vì ngoại giao 'cây tre'?

    14 tháng 5 năm 2024
  • Những tháng đầu năm 2024, chính trường Việt Nam đang rung lắc dữ dội.

    Chính trị Việt Nam xáo động, tại sao Trung Quốc được nhắc tới?

    12 tháng 5 năm 2024
  • Bộ Chính trị khóa 13 có 5 ủy viên cho "thôi chức" khi chưa hoàn thành hết một nhiệm kỳ

    Đảng Cộng sản Việt Nam: công tác nhân sự thất bại?

    7 tháng 5 năm 2024
  • Từng được đánh giá là nhân vật có nhiều triển vọng, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã phải chấm dứt sự nghiệp chính trị vào ngày 16/5

    Bà Trương Thị Mai mất chức, chính trường nhiễu động, từ góc nhìn quốc tế

    19 tháng 5 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Việt Nam tiếp tục khủng hoảng điện do thủ tướng 'vội vàng'?
  2. 2Liệu ông Trump có thể tranh cử nếu bị kết án trong vụ chi tiền bịt miệng?
  3. 3Bên trong làn sóng cực hữu đang trỗi dậy tại châu Âu
  4. 4Thị trấn 'trao đổi bạn tình' chấn động với bê bối thầy bói
  5. 5Từ hiện tượng sư Thích Minh Tuệ: Thế nào mới là tu?
  6. 6Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thăm Campuchia: Kéo Phnom Penh rời xa quỹ đạo Bắc Kinh?
  7. 7Thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn: Tái khởi động các đàm phán quan trọng
  8. 8Chủ tịch nước Tô Lâm: Ghế tổng bí thư có dễ dàng?
  9. 9Vì sao chính quyền Việt Nam e ngại các biểu tượng VNCH?Cập nhật gần nhất: 28 tháng 4 năm 2021
  10. 10Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành Bộ Công an: Em trai ông Trần Đại Quang có thể làm bộ trưởng?

Từ khóa » Nói Về đảng Cộng Sản Việt Nam