99+ Cây Cau Đỏ Phong Thuỷ Hợp Mệnh đẹp Giá Rẻ - Hata Landscape
Có thể bạn quan tâm
Cây cau đỏ với vẻ ngoài thanh nhã nhưng không kém phần độc lạ, mặt khác còn giúp gia chủ đem lại phúc lộc, tài trạch đã trở thành một trong những loại cây cảnh trong nhà được nhiều người yêu thích tại Việt Nam. Hôm nay hãy cùng Công ty cây xanh HATA LANDSCAPE chúng tôi tìm hiểu về cây cau kiểng đỏ này nhé.
1.Tìm hiểu về cây cau đỏ
a. Đặc điểm của cây cau đỏ
Cây cau đỏ hay còn có những tên gọi khác là cau bẹ đỏ, cau kiểng đỏ; là một loài cây thuộc họ cau xuất sứ từ Châu Á. Cây cau bẹ đỏ là cây thân bụi, to tròn, nhiều lóng ngắn dài khác nhau, cây có bẹ ôm thân, cuốn lá tròn, cuốn lá bẹ đều, có màu đỏ tươi nhìn rất đặc biệt, màu lá xanh đâm dạng lá kép lông chim, buông thỏng xuống như đuôi phụng. Cây cau đỏ mọc thành bụi nhỏ, cao đến 10m, thân dày, mập mang đám lá ở đỉnh. Lá dài đến 1,5m dạng kép lông chim, bẹ lớn ôm lấy thân và màu đỏ tươi, cuống lá cũng màu đỏ, đây là ưu thế giúp cau đỏ được ưa chuộng trong cảnh quan, cũng là điểm phân biệt và khác với các loại cây khác. Cây cau đỏ trồng sau thời gian vẫn giữ được hình dáng lúc đầu, vì tốc độ sinh trưởng chậm, để giữ được vẻ bóng bẩy, lá xanh mướt thì nên thỉnh thoảng lau sạch lá, cây sẽ sang trọng và uy thế hơn. Khi già lá sẽ chuyển dẫn sang màu vàng úa, bẹ lá chuyển sang màu nâu đậm và rụng, bảo dưỡng cắt những lá già đi. Cây cau bẹ đỏ có hoa mọc thành chùm vươn ra khỏi bẹ lá, hoa nhỏ, nhiều lông nằm chi chít trên các vòi hoa. Phần nụ hoa có màu xanh non, khi nở sẽ bung lộ ra phần nhị màu trắng bên trong. Cây được thụ phấn nhờ gió và côn trùng là chính, hoa cau mọc ra từ nách lá, buông thòng xuống. Về phần quả, quả của cây thuộc dạng quả hạch, cứng, có màu xanh, khi quả già sẽ chuyển qua màu đen.b. Công dụng của cây cau đỏ
Câu Cau Kiểng Đỏ với dáng vẻ đẹp mắt, độc lạ, thường được trồng công viên, lối đi, sân vườn, trồng dọc các con đường dạo, trồng tiểu cảnh trong các khu biệt thự…để lấy bóng mát, tạo cảnh quan. Ngoài ra, cây còn được trồng chậu làm cây nội thất, cây cảnh văn phòng đặt ở hành lang, sảnh hoặc đặt gần cửa sổ trong văn phòng… để làm đẹp, cũng như thanh lọc không khí trong văn phòng.
2. Cây cau đỏ phong thủy:
a. Ý nghĩa phong thủy cây cau đỏ:
Cây cau đỏ với màu đỏ, là màu đại diện cho sự may mắn, thường được sử dụng khi gia đình có việc vui, có hỷ sự. Do đó, cây mang ý nghĩa phong thủy là biểu tượng của việc mang lại điềm cát lành cát lợi cho gia chủ. Cây cau đỏ có tác dụng vừa ngăn gió lạnh (từ các hướng Bắc, Đông Bắc thổi xuống) và tạo bóng râm chống nắng gắt (Từ các hướng Tây, Tây Bắc), một mặt lọc bụi và giữ lại hơi nước, không ngăn cản gió lành từ hướng Nam, Đông Nam thổi lên.b. Cây cau đỏ hợp với mệnh gì?
Với sắc đỏ rực rỡ của thân cau, tượng trưng cho mệnh Hỏa, biểu tượng của lửa và sức nóng dữ dội của mùa hạ. Do vậy, cây cau đỏ hợp người mệnh Hỏa. Người mệnh Hỏa có một số yếu điểm là nóng nảy, bộc phát bốc đồng, khó kiềm chế. Do đó với sự tươi mát của cau đỏ sẽ giúp trung hòa và làm dịu đi tính cách nóng trong người mệnh Hỏa. Để từ đó ôn hòa, sáng suốt sẽ dễ phát tài, thăng tiến hơn. Ngoài ra, do cây có màu đỏ, chủ mệnh thuộc hỏa, là hành tương sinh với hành thổ, nên cây cau đỏ cũng rất hợp với người mệnh thổ. Gia chủ mệnh thổ trồng cây cau đỏ trong nhà sẽ được hỗ trợ, làm nhiều việc trong cuộc sống thuận lợi hơn rất nhiều.
c. Cây cau đỏ hợp với tuổi gì?
Cây cau đỏ hợp với mệnh hỏa và mệnh thổ, do đó cũng hợp với những người có tuổi thuộc mệnh hỏa và mệnh thổ. Đó là các tuổi:- Tuổi thuộc mệnh hỏa:
- Năm Giáp Tuất: 1994
- Năm Đinh Dậu: 1957, 2017
- Năm Bính Dần: 1986
- Năm Ất Hợi: 1995
- Năm Giáp Thìn: 1964
- Năm Đinh Mão: 1987
- Năm Mậu Tý: 1948, 2008
- Năm Ất Tỵ: 1965
- Năm Kỷ Sửu: 1949, 2009
- Năm Mậu Ngọ: 1978
- Năm Bính Thân: 1956, 2016
- Năm Kỷ Mùi: 1979
- Tuổi thuộc mệnh thổ:
- Mậu Dần: 1938, 1998
- Kỷ Mão: 1939,1999
- Bính Tuất: 1946, 2006
- Đinh Hợi: 1947, 2007
- Canh Tý: 1960, 2020
- Tân Sửu: 1961
- Mậu Thân: 1968
- Kỷ Dậu: 1969
- Bính Thìn: 1976
- Đinh Tỵ: 1977
- Canh Ngọ: 1990
- Tân Mùi: 1991
d. Nên đặt cây, trồng cây ở vị trí nào?
Kinh nghiệm “Trước cau, sau chuối”, ý trồng cau trước nhà và chuối sau nhà của ông cha để lại chính là cách trồng cây thích hợp khí hậu và phong thủy. Vì cây cau đỏ sẽ mang lại may mắn, phát tài, thịnh vượng nên thường được trồng trước nhà theo kinh nghiệm của ông cha ta. Tuy nhiên, dù có đất rộng thì cũng không thể trồng cây tùy tiện tràn lan mà cần tuân thủ quy luật về thực vật và phong thủy. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp ( vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao ít rụng lá (như cau, dừa nước). Đối với cây thân thẳng đẹp như Cau đỏ thì thường trồng thành cặp cân đối, tránh đơn độc, nếu theo số lẻ thì thường là ba nhóm hoặc năm cây. Hiện nay, cây cau đỏ là một trong những cây nội thất – cây văn phòng được ưa chuộng nhất, thích hợp trang trí nhà cửa, thường được đặt ở trước nhà, cạnh cửa, hành lang để chúng hấp thu ánh sáng tự nhiên, mang đến tài lộc thịnh vượng cho gia chủ. Hay thích hợp trồng kết hợp các tiểu cảnh khô, trên nền sỏi trắng, tạo điểm nhấn cho cả khu vườn, cho ngôi nhà bạn.3. Cách trồng và cách chăm sóc cây cau đỏ:
a. Cách trồng cây cau bẹ đỏ:
- Nhân giống: Họ cau nhân giống bằng hạt, cau kiểng đỏ cũng vậy, tốt nhất là hạt tươi, để hạt nảy mầm cần thời gian 2 - 4 tháng sau khi gieo đối với hạt tươi, nếu hạt khô gieo phải mất 1 năm mới nảy mầm.
- Đất trồng: Cây cau đỏ dễ sống, có thể trồng trong chậu hoặc trong vườn, khuyến khích dùng đất thịt 100% để cây phát triển tự nhiên nhất.
- Nước: Cây cau đỏ có thể phát triển ở những môi trường nước đọng, có thể trồng cây cạnh ao, hồ, tuy nhiên phải thoát nước tốt để tránh bị thối rễ cây. Cây cau đỏ không chịu được nhiệt độ lạnh hoặc hạn hán.
- Ánh sáng: Cau đỏ là cây ưa sáng, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng. Do đó, khi trồng nên lựa những nơi nhiều ánh sáng. Nếu trồng trong chậu hãy đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng.
b. Cách chăm sóc cây cau bẹ đỏ:
- Ánh sáng: Cau đỏ có thể để chậu trong nhà, nhưng phải chọn những nơi có ánh sáng mạnh, tránh để những góc thiếu sáng, cây sẽ sinh trưởng kém, màu đỏ bẹ và cuống không rực và có thể rụi dần lá. Nên cần định kỳ 2 tuần mang ra ngoài 1 lần.
- Dinh dưỡng: Định kỳ từ 30 ngày đến 40 ngày bón phân 1 lần, NPK 20-20-15-TE, bón cách xa gốc và tưới nước thật đẫm.
- Nước: Tưới nước chỉ cần 1 lần/ ngày giúp cây xanh mướt, bẹ đỏ tươi.Cây cau đỏ không chịu được ngập úng. Vì vậy, khi trồng bạn cần chú ý đến công tác thoát nước giúp cho cây được sinh trưởng tốt.
- Bệnh: Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay. Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.
4. Mua cây cau đỏ ở đâu?
Tại HATA LANDSCAPE có cung cấp nhiều mẫu cây cau đỏ khác nhau cho nhiều mục đích: trang trí trong nhà, trang trí văn phòng,... ngay trên website. Nếu bạn có nhu cầu mua cây cau đỏ để phục vụ cho các công trình, cảnh quan, và cần báo giá cây cau đỏ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết miễn phí phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bạn.Công ty cây xanh HATA LANDSCAPE chuyên cung cấp các loại cây cảnh trong nhà và văn phòng uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu hoặc thắc mắc nào đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí 24/24 nhé
Từ khóa » Cây Cau
-
Cau – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Cau ăn Trầu - Cây Cảnh Hà Nội
-
Cây Cau Lùn: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Cây Cau Ta - đa Tác Dụng - Cây Công Trình
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Cau Tứ Quý - Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cây Cau ăn Trầu Giống 2022. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây
-
Vị Thuốc Từ Cây Cau | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Vị Thuốc Từ Cây Cau - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Cau Và 13 Bài Thuốc Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả Từ Cau ít Người Biết
-
Cây Cau Ta (Cau Ăn Trầu) Mua Bán Giá Rẻ - Giống Chất Lượng Cao
-
Cây Cau Lùn ( Cau Cảnh ) Giá Rẻ Có Bầu ổn định Dễ Trồng Dễ Chăm
-
Cây Cau Cảnh Trong Nhà Có Tốt Không? Cách Trồng, Chăm Sóc
-
Cây Cau Lùn Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cau Lùn đẹp