9X Làm Giàu Từ Thùng Xốp Trồng Rau - Hội Nông Dân
Có thể bạn quan tâm
| |||||
Giới thiệu Tin tức - Sự kiện Hoạt động Hội Sổ tay khoa học kỹ thuật Nông thôn mới Farm đẹp, Vườn đẹp Mô hình nông dân SXKD giỏi Giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Chính sách pháp luật Đảng, Đoàn thể Thông tin thị trường Tư liệu lịch sử Hội ND tỉnh Góc thư giãn Danh bạ cơ quan Văn bản chuyên ngành Văn bản mớiXem tiếp Thư viện hình ảnhabc Ảnh trước Ảnh sau Video clip | |||||
Tin tức - Sự kiện9X làm giàu từ thùng xốp trồng rauNgày cập nhật 08/06/2015
Từ những thùng xốp ban đầu, sau 3 năm, Phong cùng cộng sự đã phát triển mô hình trồng rau trên sân thượng với doanh thu cả trăm triệu mỗi tháng. Sinh ra và lớn lên tại vùng quê Hưng Yên, khi còn là sinh viên Đại học Ngoại Thương, Đặng Văn Phong (sinh năm 1991) đã ấp ủ giấc mơ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Ra trường, trước cuộc sống mưu sinh, chàng trai trẻ phố Hiến tạm gác ước mơ lập nghiệp để làm việc trong một công ty xuất nhập khẩu Năm 2012, Phong tình cờ quen với một kỹ sư nông nghiệp và tham gia các dự án trồng rau sạch tại khu vực ngoại thành Hà Nội. Khi đó, vấn đề rau an toàn được truyền thông đưa tin rầm rộ sau nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra. Phong trao đổi với anh bạn kỹ sư về khả năng cung cấp rau sạch tại các thành phố lớn. Song, khi tìm hiểu kỹ nhu cầu tại một số khu vực dân cư, anh nhận thấy không ít người tiêu dùng đang chủ động nguồn rau sạch bằng cách tận dụng không gian sống nhỏ hẹp. Điều này khiến kế hoạch của anh thay đổi. "Thay vì cung cấp nguồn rau sạch, mình sẽ cung cứng thiết bị vật tư trồng rau trên tầng thượng tại hộ gia đình", Phong cho biết. Nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn, Phong nghỉ việc để tập trung cho dự án. Ngoài việc tìm hiểu thêm kỹ thuật nông nghiệp, anh đã chủ động liên lạc với bạn bè, thầy cô giáo nhờ giới thiệu và tìm kiếm những người có đam mê với công việc trồng trọt. "Rất may mắn cho mình, có một số bạn từng tốt nghiệp chuyên ngành nông nghiệp nhưng đang làm trái nghề. Khi biết đến dự án, họ cũng rất hăm hở", Phong cho biết. Có ý tưởng, song khi bắt tay thực hiện mọi thứ không đúng như kế hoạch trước đó. Trong nhiều khó khăn ban đầu thì việc thuê xưởng là tốn chi phí đầu tư nhất bởi phải chuyển địa điểm vài lần trong một thời gian ngắn. Phong cho biết do phải ủ phân, sản xuất đất trồng nên không ít chủ thuê đã từ chối ký hợp đồng dài hạn. Bắt đầu từ những thùng xốp, khay nhựa chuyên dụng, đến nay, trung tâm của Phong đã thiết kế được giàn trồng có hệ thống tưới nước tự động, gắn bánh xe để tăng diện tích và tiện di chuyển. Anh cho biết để có những sản phẩm được thị trường chấp nhận như hiện nay là cả quá trình tìm tòi, sáng tạo thử nghiệm và cải tiến của các kỹ sư nông nghiệp. Chưa kể đến việc tìm kiếm thị trường, thuyết phục khách hàng dùng thử. Anh chia sẻ với một sản phẩm hoàn toàn mới thì không có gì là chắc chắn. Mặc dù sản phẩm nhận được sự ủng hộ của bạn bè, người quen. "Mọi người đều nỗ lực quảng bá nhưng độ lan tỏa vẫn hạn chế", anh tâm sự. Trong khi đó, sản phẩm gặp không ít vấn đề phát sinh qua quá trình chăm sóc. Nhiều trường hợp rau phát triển kém, một phần khách hàng chưa quen kỹ thuật hoặc do thời tiết, phần nhiều anh thừa nhận dịch vụ vẫn chưa hoàn chỉnh. "Thời gian đầu khi còn dùng thùng xốp, do vật liệu không bền, trong quá trình vận chuyển lên sân thượng thùng xốp dễ bị vỡ, không ít lần anh em trong đội thi công ở lại cả ngày lau nhà cho khách vì đất rơi vãi", Phong kể lại. Thời gian tới, Phong sẽ mở chi nhánh tại các địa phương trong cả nước. Do vậy, khi đó, gần như Phong không có đơn hàng, may mắn lắm cả tuần mới có một vài khách hàng gọi điện tư vấn. Không doanh thu, anh và mọi người trong trung tâm đều phải tự bỏ tiền túi để chi tiêu. Nhận thấy kênh bán hàng online nở rộ, anh đầu tư xây dựng website, lập fanpage, nhờ đó sản phẩm được quảng bá rộng rãi và lượng khách hàng bắt đầu tăng lên. Thừa nhận kinh doanh luôn tính đến lợi nhuận, song, với chàng trai trẻ này mục tiêu mà anh đeo đuổi là giá trị xã hội. "Mình mong muốn nhiều hơn nữa người tiêu dùng sẽ được sử dụng rau an toàn. Đây cũng là cách để doanh nghiệp phát triển bền vững", anh cho biết. Sau 3 năm, đến nay, trung tâm thi công nhà vườn đã có lượng khách hàng ổn định. Với đơn giá trọn gói 4 triệu đồng một sản phẩm, trung bình mỗi tháng cơ sở có vài chục đơn hàng cho doanh thu khoảng 200 triệu đồng. Chia sẻ về kế hoạch thời gian tới, Phong cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu để cải tiến sản phẩm hiện có. Đồng thời, đầu tư máy móc đáp ứng lượng đất trồng cho những vườn rau an toàn khác. Ngoài ra, anh đang tính đến việc mở các chi nhánh tại các địa phương lớn của cả nước, do nhu cầu trồng rau sạch cũng đang rất lớn. Thời gian tới, Phong sẽ mở chi nhánh tại các địa phương trong cả nước Theo Dân Việt Gửi tin qua email In ấnCác tin khácLão nông biến xe máy thành 4 loại máy khác nhau (28/05/2015)Ngon mắt dứa đất Quảng vàng ruộm mùa thu hoạch (14/05/2015)Có vốn nuôi trâu, thoát nghèo bền vững (12/05/2015)Những 9X làm nông nghiệp không “đụng hàng“ (23/04/2015)Hợp tác xã “kiểu ông Ân” (23/04/2015)Sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận 61-Kl/TW và 03 năm thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg (16/04/2015)Bỏ nghề điện về chăn nuôi, lãi 200 triệu đồng/năm (03/04/2015)Sản xuất rau sạch kết hợp làm... du lịch (01/04/2015)Làm giàu từ nuôi chim bồ câu thương phẩm (31/03/2015)Người Huế đội mưa xem pháo hoa mừng giải phóng (27/03/2015)« Trước12345678910...90Sau »
| |||||
|
Từ khóa » Thùng Xốp ở Huế
-
Mua Bán Thùng Xốp Củ Huế - Home | Facebook
-
Mua Bán Thùng Xốp Củ Huế - Posts | Facebook
-
Top 20 Cửa Hàng Thùng Xốp Thị Xã Hương Thủy Thừa Thiên Huế 2022
-
ĐẠI LÝ MÚT XỐP HUÊ HƯNG
-
MUA THÙNG ĐỰNG ĐÁ TẠI HUẾ - Siêu Thị Tường Lập
-
Đại Lý Đá Cây Thùng Xốp Huệ Lân | 091 353 51 31 - Việt-Biz
-
Top 12 Cửa Hàng Thùng Xốp Huyện Phú Lộc Thừa Thiên Huế 2022
-
Thùng Carton ở Tại Thừa Thiên Huế - Trang Vàng
-
Công Ty Sản Xuất Thùng Carton ở Tại Thừa Thiên Huế - Trang Vàng
-
Có Gì Trong 11 Thùng Xốp Trên Xe Tải Chạy Từ Đà Nẵng Ra Huế?
-
Top 6 Địa Chỉ Mua Thùng Xốp Giá Rẻ Nhất TP HCM 2022
-
Mua Bán Thùng Xốp Đóng Hàng, Bảo Quản Thực Phẩm Giá Rẻ