9x Việt Tạo Ra đồng Coin Trị Giá Gần 3 Tỷ USD: Từ Cậu Bé Bỏ Học đại ...
Có thể bạn quan tâm
Theo Techinasia, tháng 5/2021 startups Sky Mavis được rót vốn 7,5 triệu USD vòng series A. Các nhà đầu tư tham gia vòng gọi vốn này có tỷ phú Mark Cuban, vị cá mập trong gameshow Shark Tank của Mỹ, Alexis Ohanian - Đồng sáng lập Reddit và John Robinson - Giám đốc điều hành 100 Thieves, một trong những công ty thể thao điện tử giá trị nhất thế giới. Một số tổ chức khác cũng tham gia vào vòng rót vốn này là 500 Startups, Collab+Currency, DeFi Alliance, CoinGecko Ventures và Animoca Brands.
Axie Infinity là game được xây dựng trên blockchain lấy cảm hứng từ game Pokémon nổi tiếng trên toàn cầu, nơi người chơi có thể chiến đấu, thu thập, nuôi và xây dựng một vương quốc trên đất liền cho thú cưng của mình.
Axie Infinity sử dụng công nghệ NFT (Non-fungible token) để phát triển. Hiểu nôm na là với công nghệ mới này, các vật phẩm ảo trong game sẽ chỉ có một không hai, không thể bị thao túng hoặc làm nhái, từ đó sẽ có giá trị cao trên thị trường. Trong khi ở các game thông thường, vật phẩm ảo là thứ có thể bị nhân bản vô hạn, dễ dàng bị kiểm soát bởi nhà phát hành/nhà phát triển và mất giá trị nếu game đóng cửa.
Những ngày cuối tháng 7/2021, Nguyễn Thành Trung, founder của Sky Mavis gây bão mạng khi được giới thiệu là tỷ phú công nghệ đầu tiên của Việt Nam, với tài sản vượt 1 tỷ USD khi tổng giá trị vốn hóa AXS (token tiện ích của Axie Infinity) cán mốc 2,4 tỷ USD.
Đồng AXS đang đứng thứ 35 các đồng kỹ thuật số đang giao dịch trên thế
Tuy nhiên trả lời báo giới, Trung Nguyễn phủ nhận mình là tỷ phú công nghệ vì vốn hóa thị trường của token AXS khác biệt hoàn toàn với vốn hóa của Sky Mavis. Công ty có sở hữu một phần lượng AXS nhưng số token này hiện đang bị khóa.
Đội ngũ phát triển Axie Infinity hiện có tổng cộng 21% tổng nguồn cung token AXS. Với tổng giá trị vốn hóa 2,4 tỷ USD, lượng token của cả công ty và đội ngũ phát triển nắm giữ hiện chỉ có giá trị khoảng 500 triệu USD. Lượng token AXS này sẽ được mở khóa dần theo thời gian để đảm bảo sự gắn bó của công ty và mọi người đối với dự án.
Tuy vậy, để nói cho đúng, con số này chỉ là giá trị lượng token mà team đang nắm giữ chứ không phản ánh hết giá trị của Sky Mavis.
Mới đây, trong buổi giao lưu trực tuyến với Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình và các bạn sinh viên FPT, Trung Nguyễn đã có những chia sẻ rất thật về hành trình khởi nghiệp với sản phẩm game blockchain đang gây bão thế giới hiện nay.
Khác với những gì đồn thổi trên truyền thông và được báo chí gọi là "chàng trai tỷ USD", Trung Nguyễn ngoài đời khá khiêm tốn và giản dị, ngay đầu tiên mở lời, Trung chia sẻ: "Ngoài những thông tin không chính xác về em những ngày qua thì em khá là vui".
"Em biết là thành công này chưa gọi là thành công, con đường em đi còn dài, coi như đi được một chặng, mình khép lại một dấu mốc và chia sẻ với mọi người một số thứ", Trung Nguyễn mở lời.
Chặng đường học tập của Trung khá là gập ghềnh. Trung chia sẻ mình là người nghiện game đến mức bỏ học để "cắm cọc ở quán net" để chơi game.
Niềm đam mê với game bắt nguồn từ khi Trung tiếp xúc với máy tính năm lớp 8 và học lập trình chỉ vài tháng sau đó.
"Quyển sách đầu tiên em đọc bước chân vào là cuốn giải bài tập Pascal, em mày mò cài thử Pascal vào trong máy và nhập bài tập trong sách giải vào đó xem sao. Mình thấy nó chạy thì thấy thần kỳ và nó nuôi dưỡng đam mê của mình", Trung kể về đam kê với game và công nghệ. "Em thích cảm giác mình viết dòng lệnh trên máy tính và máy tính làm theo mình, thể hiện sự sáng tạo và giống như em chơi game".
Cấp 2 học chuyên Toán, cấp 3 học chuyên Tin Tổng hợp, nhưng thời gian học cấp 3, chàng trai Trung Nguyễn bỏ học nhiều để chơi game, bị mời bố mẹ 7-8 lần. Mặc dù vậy, Trung vẫn đạt giải nhì Quốc gia môn Tin học và được tuyển thẳng vào đại học FPT.
"Mặc dù đam mê Tin học đã rõ ràng nhưng đến thời điểm kết thúc lớp 12 em vẫn đắn đo theo Tin hay học Ngoại Thương. Bố mẹ nói con theo Tin và có thành công nhất định thì nên theo tiếp tiếp. Cuối cùng em chọn vào FPT vì triết lý của em là có nhiều nơi khác để học, học ở trường lớp thì bỏ thời gian công sức tối thiểu mà đạt hiệu quả vừa đủ. Có bạn học điểm số cao để đi du học và đi nghiên cứu sinh, còn đây là lý thuyết của riêng em", Trung chia sẻ mình không phải là một học sinh ngoan học gạo. "Nếu đến trường ngoan quá những vấn đề của mình không được phát hiện, những gì liên quan đến tính cách sẽ bị giấu đi, đừng đến nỗi nghịch ngu hay phá quá mức thôi, còn quậy xíu sẽ dễ cho thầy cô giáo phát hiện ra mỗi học sinh có tình cách như thế nào, phát hiện ra điểm xấu mình có thể sửa được".
Học đại học được 2 năm thì Trung bỏ học giữa chừng, đi làm startups, chính là mạng xã hội về ẩm thực Lozi. Bố mẹ khuyên can kiểu gì cũng không được. Nhưng sau đó, Trung quay lại hoàn thành nốt chương trình học, chỉ vì "mình nghĩ mình còn trách nghiệm cần phải hoàn thành, khi nghĩ đến cơ hội sau này thì mình phải học cho xong".
"Lúc đó em hơi mất định hướng và cần một chút thời gian suy nghĩ lắng lại mình sẽ như thế nào, mình thích gì, việc mình làm đúng hay sai và nếu cần sửa thì sửa gì, dự định trong tương lai làm sao. Em cần thời gian suy nghĩ về điều đấy", Trung đã có những khoảng thời gian mất định hướng sau khi bỏ học giữa chừng.
"Hồi đầu em ghét blockchain. Hồi đấy mọi người nói về blockchain là nói về giá bitcoin bao nhiêu, mọi người hay nói về ICO, góc nhìn của em người sử dụng ICO làm phương tiện để gọi vốn, nó đi ngược lại đạo đức của em, nên em ghét cái đó và em ghét luôn cả blockchain", Trung chia sẻ với ông Trương Gia Bình về những ngày đầu tiếp cận với công nghệ mới.
"Em đọc được 1 bài báo, họ nói về việc có một game blockchain, em tò mò, mình làm công nghệ phải tìm hiểu về kỹ thuật mới, mình muốn hiểu người ta kết hợp giữa blockchain khô khan buồn tẻ và khó hiểu mà sử dụng trong ứng dụng đầy tính tương tác thú vị như game thì họ làm thế nào. Em chơi thử, thì mình có cái nhìn khách quan hơn. Ơkera, em đã phát hiện ra công nghệ không xấu, nó phụ thuộc vào cách vận dụng ra sao. Đó là lúc em thay đổi góc nhìn về blochain và bắt tay vào làm thử", Trung kể về quãng thời gian chính thức tiếp xúc với blockchain.
Team của Trung còn có thêm 2 co-founder là Aleksander Leonard Larsen và Jeffrey Zirlin. Trong đó, Alesksander Leonard Larsen hiện là COO (Giám đốc vận hành) còn Jeffrey Zirlin là Growth Lead (Trưởng bộ phận tăng trưởng), phụ trách chiến lược của Axie Infinity. Những ngày đầu làm việc, Trung đã thuyết phục hai người bạn, một người từ Mỹ và một người từ Nauy đến sống và làm việc tại Việt Nam.
"Tại thời điểm bắt đầu, em nghĩ ngồi cạnh nhau làm việc là điều quan trọng, cãi nhau chửi nhau nó dễ, ngồi gõ phím nhiều khi chưa kịp gõ xong đã hết giận rồi. Có mâu thuẫn xảy ra thì thấu hiểu nhau hơn. Cũng là dịp các bạn sang đây sống thấm văn hoá Việt Nam và hiểu cách làm của nhau, nhiều khi phải tiêu tiền thì biết tiết kiệm hơn. Ở các nước phát triển thì tiêu thoải mái hơn", Trung kể về mối quan hệ với các co-founder thấu hiểu nhau như những người bạn.
Theo Nguyễn Thành Trung, điều mà Axie Infinity thành công nhất là sự kết hợp giữa game design với economic design, tạo ra động lực cho người chơi khi đang chơi game.
"Game nhập vai là phương tiện gần với thế giới thực, game Axie thật hơn vì nó có nền kinh tế đặt bên trong, những game truyền thống thiếu tính chất cơ bản của nền kinh tế thật, còn cộng đồng Axie thực sự sở hữu những vật phẩm trong nền kinh tế đấy. Bọn em có một vài đo lường về vấn đề này, nhiều người biết đến game vì khi mọi người chơi thì nhận được thưởng, đôi khi đổi thành giá trị thật thì thích. Có nhiều người dần dần bị thu hút bởi cách chơi của game. Đối tượng chơi game khác nhau, đối tượng say nhất là đối tượng cạnh tranh, đem nhân vật đi chiến đấu. Đội đấy là đội thực sự tận hưởng cái game nhất", Trung chia sẻ lý do vì sao Axie "gây cuồng" trên toàn cầu.
"Thành quả này không phải sau 1 đêm tự dưng nó đến. Chúng tôi đã có sự chuẩn bị tương ứng trước đó trong một thời gian dài, từ nền tảng công nghệ - hạ tầng cơ sở và cả con người. Chúng tôi đã chuẩn bị điều kiện cần để sẵn sàng cho điều kiện đủ sẽ xuất hiện trên thị trường", Trung Nguyễn nhìn lại chặng đường đã đi qua.
Trả lời câu hỏi của Chủ tịch Trương Gia Bình về lý do tại sao cộng đồng người chơi Axie lớn nhất ở Philiipines, Trung Nguyễn cho biết: "Bọn em rất kỹ trong việc xây dựng cộng đồng từ những ngày đầu. Người Việt Nam có nhiều đức tính tốt nhưng khi nói đến blockchain crypto mọi người suy nghĩ về cái giá trị trong khoảng thời gian ngắn hạn nhiều hơn. Việc bọn em cần làm thì tốn nhiều thời gian nên muốn phát triển cộng đồng nào mọi người có suy nghĩ dài hạn hơn, có sự kiên nhẫn cần thiết, đó là lý do vì sao không bắt đầu ở ViệtNam".
Trung Nguyễn chia sẻ anh hi vọng Axie sẽ đi thêm được nhiều năm nữa và còn nhiều thứ cần phải làm: "Mình tạm tổng kết lại một chặng. Phía trước còn nhiều khó khăn, việc tạo ra ứng dụng đem lợi ích hơn đến cho mọi người và chặng đường đó còn rất dài. Em vẫn tham việc và em muốn làm cái gì đấy".
Nhìn lại chặng đường vừa qua, Trung gửi lời cảm ơn đến vợ vì "Nếu không có vợ thì chắc là không có Axie ngày hôm nay". "Lúc em làm startups thì không để tâm đến quá nhiều thứ, sau tất cả việc mình làm thì khi nhìn lại mới thấy con người của mình được định hình từ những trải nghiệm trong quá khứ, tiếp xúc của mình với bố mẹ, ông bà, vợ, con, em nghĩ là em cảm ơn mọi người đã khiến em trở thành con người như bây giờ".
Trung cũng chia sẻ trong chặng đường khởi nghiệp của mình, giống như các startups khác anh và các cộng sự cũng gặp phải vấn đề thiếu vốn. "Nếu cho vô hạn vốn, thời gian thì kiểu gì cũng làm được, kể cả ý tưởng có tồi đến đâu thì thuyết trình kiểu gì cũng thành công. Tất nhiên mình may mắn hơn các team khác ở thời điểm bắt đầu có nguồn vốn ban đầu để thực hiện dự án. Có vài tháng nữa là hết vốn thì bọn mình làm đúng theo tinh thần startups đó là huy động vốn cổ phần để có thêm vốn để làm tiếp. Bạn nào biết đến crypto cuối 2018 thị trường xuống đáy lúc đấy chỉ có đóng cửa ngồi làm sản phẩm. Có lúc mọi người nghỉ hết chỉ giữ lại 2 người ở thời điểm ban đầu, những người không có tiền thì vẫn làm tiếp. Con đường khó khăn, khi thị trường lên xuống thì những người nào thực sự kiên trì mới đi qua được", Trung tổng kết lại.
Sau khi nghe những tâm sự của Trung, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng "CNTT và chuyển đổi số sẽ giúp cho Việt Nam sớm cạnh tranh được với những đất nước phát triển. Đó là niềm tin của anh. ĐH FPT mở ra để xây dựng đội quân để mở rộng bờ cõi của đất nước, chúng ta có thể không thành công nhờ hạt gạo trên cánh đồng, mà chúng ta có thể thành công nhờ công nghệ, nhờ blockchain. Anh cũng tin tưởng như Trung, blockchain có thành công thế này, rồi AI sẽ có thành công thế khác. Công nghệ, chuyển đổi số sẽ là cách để Việt Nam đi lên, đây cũng là con đường và cá nhân anh cũng như FPT đang theo đuổi. Công nghệ sẽ tạo ra rất nhiều thành công cho người Việt và người Việt rất ham học, yêu thích toán, yêu thích công nghệ, đó thực sự là cơ hội. Trung coi như là điểm sáng, để mà truyền cảm hứng cho các bạn trẻ đi con đường này, con đường công nghệ".
Từ khóa » Triệu Phú Game Việt Nam
-
Việt Nam Lần đầu Tiên Có Tỷ Phú USD Công Nghệ - USSH
-
Hành Trình Tỷ USD Của Game Việt Gây Sốt Toàn Cầu - VnExpress
-
Nguyễn Thành Trung “cha đẻ” Của Game Việt Sẽ Là Tỷ Phú Trẻ Nhất ...
-
Game Ai Là Triệu Phú | Chơi Ai La Trieu Phu Online Miễn Phí
-
Tiền ảo Của Tỷ Phú Công Nghệ Việt Nam Tăng Phi Mã, Vốn Hóa Chạm ...
-
Việt Nam Lần đầu Tiên Có Tỷ Phú USD Công Nghệ: 29 Tuổi, Startup ...
-
Việt Nam Có Thêm Startup Tỷ đô Trong Lĩnh Vực Công Nghệ - VOV
-
Tỷ Phú Công Nghệ đầu Tiên Của Việt Nam | DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH
-
Nhà Sáng Lập Game Việt Tỷ USD Tự Học Lập Trình Từ Năm 8 Tuổi
-
Nguyễn Thành Trung, Nhà Sáng Lập Sky Mavis: Thay đổi “bộ Mặt ...
-
Chân Dung 9x được Dự đoán Trở Thành "tỷ Phú đô La” 30 Tuổi đầu Tiên ...
-
Tựa Game Axie Infinity đạt Giá Trị Hơn 1,3 Tỷ USD Tạo Cơn Sốt Và Gợi ...
-
Một Tựa Game Việt “vụt” Thành Hiện Tượng Toàn Cầu, Vốn Hóa đạt ...