[A Crazy Mind] 4 Câu Hỏi Tâm Lý Thú Vị Nhất Giúp Bạn Nhìn Thấu ...
Có thể bạn quan tâm
Đồng Huy
~100.000 followers
Theo dõi Nhắn tinThông tin
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích
Chưa có thông tin
Cần tim bạn
Chưa có thông tin
- Đang cập nhật...
Đồng Huy@Gia Vị
5 năm trước
3[A Crazy Mind] 4 Câu Hỏi Tâm Lý Thú Vị Nhất Giúp Bạn Nhìn Thấu Một Người
Tâm lý học là một chủ đề chứa đầy những câu hỏi, và những gì thống nhất hầu hết các nhà tâm lý học là sự tò mò thúc đẩy chúng ta có những câu hỏi về hành vi của mọi người xung quanh. Những câu hỏi này lại là tiền đề cho các nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi ban đầu, và thi thoảng chúng đạt được điều đó. Nếu chúng ta tự mình đặt những câu hỏi về những hành vi có thể xảy ra của chính bản thân, thì sự thật đến từ những câu hỏi và câu trả lời có thể đáng ngạc nhiên.
Liệu bạn có tuân theo một mệnh lệnh làm tổn thương người khác?
Adolph Eichmann là một trong những kẻ xây dựng nên cuộc thảm sát người Do Thái của Đức Quốc Xã. Cuối cuộc chiến, ông tađã bị bắt và, theo dự định, sẽ bị đưa ra xét xử với những tội phạm chiến tranh khác nhưng ông ta đã trốn thoát. Trong mười lăm năm tiếp theo, giống như nhiều cựu phát xít đang chạy trốn, ông ta sống một cuộc sống rất bình thường ở Argentina. Cuối cùng, ông ta này bị các đặc vụ Mosad theo dõi và đưa về Israel để ra tòa vì những tội ác chiến tranh kinh hoàng. Lời bào chữa của ông ta đơn giản đến khó tin: Khi được hỏi: “Tại sao ông lại làm như vậy?”, câu trả lời toà án nhận được là “Tôi chỉ làm theo lệnh.”
Giáo sư Stanley Milgram đã nghe về điều này và tự hỏi liệu phản ứng của Eichmann có thực sự đúng không. Trong một thí nghiệm do Stanley nghĩ ra, những người tham gia vô tội sẽ bị lừa rằng việc họ tuân lệnh một nhân vật có thẩm quyền đã khiến người khác phải chịu những cú sốc điện chết người. Trước khi công bố kết quả nghiên cứu của mình, anh đã nhờ một nhóm chuyên gia dự đoán xem có bao nhiêu người tham gia cố tình gây ra những cú sốc chết người cho người khác? Câu trả lời là chỉ có khoảng 1 trong số 100 người sẽ làm vậy. Họ đã sai, vì con số thực tế là hơn 60%. Vậy, khi người tốt bị ép phải tuân lệnh một người có quyền, hầu hết sẽ làm như vậy.
Cái cớ này đã không rửa sạch tội cho Eichmann, ông ta là người ra lệnh và họ đã treo cổ ông ta.
Liệu bạn có trộm cắp?
Giáo sư Lawrence Kohlberg quan tâm đến sự phát triển của trí tuệ và đặc biệt là lý luận đạo đức. Ông cho rằng khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, khả năng đưa ra quyết định về những tình huống đạo đức khó xử với độ phức tạp gia tăng cũng phát triển theo. Một đứa trẻ được thúc đẩy để làm những gì đúng đơn thuần bởi vì sợ bị trừng phạt hoặc tư lợi, thường là phần thưởng. Trẻ em và thanh niên sau này chuyển qua một giai đoạn mà ở đó đạo đức có nền tảng dựa trên các mối quan hệ và tuân theo các quy tắc xã hội. Giai đoạn cuối cùng và cao nhất theo Kohlberg là, hậu thông thường (postconventional). Đây là lúc mà đúng sai không còn quan trọng và được thay thế bằng một khái niệm đạo đức mang tính chất tương đối và phụ thuộc vào hoàn cảnh. Thử nghiệm nổi tiếng nhất của ông về lý luận đạo đức cao hơn là vấn đề nan giải của Heinz, được tóm tắt như sau:
Heinz là một người đàn ông bình thường và đã kết hôn. Một ngày nọ, vợ anh bị bệnh và sắp chết. Tuy nhiên, có một loại thuốc đã được sản xuất bởi một dược sĩ địa phương, được bảo đảm là sẽ cứu sống cô ấy. Nguyên liệu thô khá đắt và có giá 100 bảng, nhưng dược sĩ đã bán thuốc với giá 1000 bảng. Heinz đã đến tất cả bạn bè và gia đình của mình để vay tiền nhưng chỉ có thể gom được 200 bảng. Anh ta đưa 200 bảng cho dược sĩ và hỏi mua thuốc với giá 200 bảng hoặc trả theo từng đợt. Dược sĩ từ chối nói rằng đó là phát minh của mình và anh ta đã làm việc chăm chỉ để nghiên cứu ra loại thuốc đó, mất rất nhiều thời gian cũng như nỗ lực rất nhiều. Anh ta cảm thấy mình xứng đáng với lợi nhuận từ công việc khó khăn của mình. Heinz cố gắng thuyết phục anh ta nhưng anh ta không hề lay chuyển. Anh bỏ đi, biết rằng vợ mình sẽ chết nếu không có thứ thuốc đó.
Bạn sẽ làm gì?
Liệu bạn có là một nhân chứng đáng tin cho một vụ án?
Adolph Beck là một công dân Na Uy, sau một quãng đời phiêu lưu đã dừng chân lại ở nước Anh thời Victoria, nơi ông đầu tư vào một liên doanh không thành công. Một ngày năm 1896, trong lúc rời khỏi nhà, một người phụ nữ đã tiếp cận và cáo buộc ông là một kẻ lừa đảo đã cuỗm của cô ta một số đồ trang sức. Sau khi bắt giữ, cảnh sát đã đưa ông vào phòng nhận diện tội phạm (nơi các nạn nhân nhận diện tội phạm từ một số nghi phạm bị bắt giữ) và từ đó kết luận ông là kẻ đã lừa đảo để chiếm đoạt tài sản hoặc tiền của tới 10 phụ nữ. Lời khai của rất nhiều người đã đủ để thuyết phục bồi thẩm đoàn và ông bị cầm tù. Ông được thả ra vào năm 1903, chỉ để bị bắt lại vào năm 1904 và một lần nữa bị xác định là một kẻ lừa đảo. Đúng ra ông sẽ lại phải vào tù lần nữa nếu không có một sĩ quan cảnh sát nhận thấy một người đàn ông có ngoại hình tương tự bị bắt sau đó, người đã thú nhận tất cả những tội đó. Dù trông khá giống nhau nhưng khi so sánh vẫn có thể phân biệt được cả 2. Beck sau đó được ân xá và bồi thường, nhưng chết vào năm 1909 vì bệnh viêm màng phổi trong cảnh túng quẫn.
Nhà tâm lý học Elizabeth Loftus và các cộng sự của bà đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về mức độ đáng tin cậy của lời khai nhân chứng và phát hiện ra rằng nhiều yếu tố, bao gồm ngôn ngữ của các cảnh sát điều tra, câu hỏi dẫn dắt và liệu có một mức độ sợ hãi vào thời điểm đó hay không có thể ảnh hưởng đến lời khai của các nhân chứng liên quan đến vụ án. Nghiên cứu của bà đã dẫn đến những thay đổi trong cách khởi tố vụ án và bây giờ, lời khai của nhân chứng hiếm khi được sử dụng riêng lẻ để làm bằng chứng đầy đủ cho việc kết án.
Liệu bạn có giúp ai đó đang gặp rắc rối?
Thật đáng buồn khi nói rằng xu hướng giúp đỡ ai đó của chúng ta thường phụ thuộc vào số lượng người khác ở xung quanh. Nghe có vẻ hoàn toàn trái ngược với trực quan, nhưng càng nhiều người có mặt thì xu hướng giúp đỡ của chúng ta càng tấp. Hiệu ứng của đám đông tác động lên mong muốn giúp đỡ của từng cá nhân được gọi là “hiệu ứng bàng quan”. Piliavin và cộng sự đã thực hiện một số thí nghiệm để tìm hiểu xem điều gì đã ngăn cản mọi người can thiệp. Họ đưa ra hai yếu tố chính: Đầu tiên là sự khuếch tán trách nhiệm - nếu có nhiều người ở đó thì trách nhiệm của một người với hậu quả sẽ ít hơn. Thứ hai, một hiện tượng được gọi là “sự vô tri đa nguyên”, trong đó mọi người theo dõi phản ứng của những người khác xung quanh, góp phần tạo nên phản ứng vô tâm của người ngoài cuộc. Điều này có nghĩa là nếu họ nhận thấy rằng những người khác không coi vấn đề đó là trường hợp khẩn cấp thì họ cũng trở nên như vậy. Đó là lý do vì sao mọi người vẫn bình tĩnh trong một tình huống mà đúng ra không ai nên thế.
Sự chú ý dành cho việc nghiên cứu những trường hợp như vậy được châm ngòi sau vụ sát hại Kitty Genovese năm 1964. Trên đường đi làm về lúc 3.15 sáng, cô bị một kẻ hiếp dâm và giết người hàng loạt tấn công. Cô kêu lên khi bị đâm. Toàn bộ cuộc tấn công kéo dài nửa giờ. Sau cái chết của Kitty, người ta phẫn nộ vì nhiều người nghe thấy tiếng hét của cô nhưng rất ít người đáp lại.
Gần đây hơn vào năm 2011, Raymond Zack, 53 tuổi, bước ra ngoài biển Robert Crown Memorial Beach và đứng ở chỗ có mực nước sâu đến cổ. Mẹ nuôi của anh đã gọi các dịch vụ cứu hộ khẩn cấp nhưng họ lại trả lời rằng đang chờ lực lượng bờ biển đến làm nhiệm vụ. Rất nhiều người ở trên bờ đã nhìn thấy cảnh tượng đó và anh kiệt sức rồi chìm nghỉm sau một giờ, một người tốt bụng đã bơi ra và đưa anh ta lên bờ. Nhưng không may, Ray lại chết vì bị hạ thân nhiệt. Tất cả những người ở đó thực sự đã đứng nhìn một người chết.
Giờ bạn có chắc chắn rằng mình sẽ giúp người khác không?
Chú thích của biên tập: Việc cứu người bị đuối nước cần một số hiểu biết có vai trò sống còn trong việc đảm bảo an toàn cho chính người đi giải cứu, tuy nhiên khá ít người biết những điều này. Một phụ nữ đã chuẩn bị cứu Zack nhưng bị một viên cảnh sát ngăn lại, nói rằng hãy để cho nhà chức trách làm việc đó. Cuối cùng, Zack kiệt sức và chìm vào dòng nước, và hơn 20 phút sau đó mới có một phụ nữ trẻ đi ra và kéo Zack vào bờ. Còn về vụ sát hại Genovese, dù bài báo của New York Times gây ra sự phẫn nộ của công chúng sau đó đã bị phát hiện ra là phóng đại về số nhân chứng, việc diễn đạt sai vụ án này vẫn tiếp tục được chấp nhận trong nhiều tài liệu tâm lý học hiện đại vì được coi như một ví dụ điển hình đem lại ấn tượng mạnh cho học viên.
[A Crazy Mind là một tổ chức cộng đồng hợp tác với YBOX - Kênh Thông Tin Chất Lượng Cao Của Giới Trẻ & Sinh Viên Việt Nam nhằm nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng. Với sứ mệnh này, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc những đa dạng chủ đề về tâm lý học giúp cho việc nhận thức về sức khỏe tinh thần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết]
Dịch: Tú Anh
Biên tập: #Zealous
Nguồn: The 4 Most Interesting Psychological Questions to Ask People
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind - Ybox.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
8,557 lượt xem
Thích 3Không thích 0Chia sẻ Lưu bài 1 Có thể bạn thíchTừ khóa » Bài Test Tâm Lý Học Tội Phạm
-
Bạn Là Thiên Tài Tâm Lý Tội Pham Hay Tội Phạm Tiềm Năng - Quiz Mới
-
Trắc Nghiệm Tâm Lý Tội Phạm Cho Người 'rối Loạn Nhân Cách'
-
Trắc Nghiệm Tâm Lý
-
10 BÀI TEST GIÚP BẠN KHÁM... - Tâm Lý Học & Khoa Học Hành Vi
-
TOP 7 Những Câu Hỏi Tâm Lý Học Tội Phạm "rùng Rợn" Của FBI
-
Trắc Nghiệm Tâm Lý Tội Phạm - Dinhpsy's World
-
Liệu Bạn Có đủ Tố Chất để Trở Thành Một Chuyên Gia Tâm Lý Học Tội ...
-
7 Câu Trắc Nghiệm Tâm Lý Tội Phạm Xác định Người Có Thiên Hướng ...
-
Bài Test Tâm Lý
-
Trắc Nghiệm Tâm Lý Học Tội Phạm - 123doc
-
Khái Quát Về Tâm Lý Học Tội Phạm - Thanh Bình Psy
-
Môn Tâm Lý Học Tội Phạm - MỤC LỤC MỞ ĐẦU - StuDocu
-
Bài 3: Các Nguyên Tắc Và Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lí