A Giao (keo Da Lừa), Lựa Chọn Công Hiệu Làm Thuốc Hay Lòng Trắc ẩn
Có thể bạn quan tâm
Các hoạt tính và công dụng của A giao
Mặc dù việc sản xuất A giao gây ra đau khổ cho động vật nhưng nó vẫn được thừa nhận là một trong những vị thuốc có nhiều công dụng. Các sách y học Trung Hoa và Việt Nam đều ghi chép những hoạt tính cùng những lưu ý khi dùng vị thuốc này.
Theo GS Đỗ Tất Lợi trong công trình Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, keo da lừa có các hoạt tính như:
- Cải thiện sự hấp thụ canxi ở động vật.
- Làm tăng lượng hồng cầu và các sắc tố của máu (ở động vật).
- Chống lại chứng loạn dưỡng cơ dần dần (trên động vật).
- Làm giảm hiện tượng choáng váng ở động vật (2).
Theo y học cổ truyền, A giao là vị thuốc giúp bổ máu, cầm máu hiệu quả và được dùng với nhiều công dụng như:
- Tư âm bổ huyết.
- Cầm máu.
- Điều trị băng huyết.
- Điều trị lỵ ra máu và đại tiểu tiện ra máu.
- Giúp thận khỏe mạnh.
- Điều trị eo lưng đau nhức.
- Điều trị chảy máu cam.
- Điều trị chứng hồi hộp, tâm phiền, mất ngủ.
- Điều trị rối loạn tiền đình
- Bổ phổi và điều trị chứng ho do hư lao (1) (2)…
Cách dùng: mỗi ngày uống từ 6 – 12 g keo da lừa và nên sao vị thuốc này với bột vỏ sò hoặc bồ hoàng trước khi dùng. Bên cạnh đó, A giao có hoạt tính mạnh và không nên dùng độc vị mà cần kết hợp với các vị thuốc khác (theo chỉ định của thầy thuốc) (3).
Những điều cần lưu ý khi dùng A giao
- Lựa chọn: Keo da lừa càng ngày càng hiếm nên nhiều người đã dùng các loại khác để giả mạo hoặc pha trộn với keo da lừa như da la, da ngựa, da lạc đà, lợn và thậm chí là giày da cũ. Tuy nhiên, chỉ có da lừa mới có hiệu quả đáng kể để làm thuốc (xếp sau keo da lừa là keo da bò, có màu vàng). Mặc khác, với keo da ngựa, vị thuốc này còn có thể gây sảy thai (1).
- Đối tượng cần tránh: Có một số đối tượng không nên dùng A giao như: người ăn không tiêu, tỳ vị hư nhược hoặc dạ dày hư nhược khiến nôn ra máu, nôn ra hàn đàm, tiêu chảy, nôn mửa không nên dùng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ở ba tháng đầu thai kỳ cũng không nên dùng (1).
- Kiêng kị: Không nên dùng A giao chung với đại hoàng.
- Phân biệt: Cây giao (tức cây xương cá) cũng được gọi là A giao, vì vậy cần phân biệt tránh nhầm lẫn giữa 2 vị thuốc này.
Từ khóa » Cách Dùng Cao Da Lừa
-
A Giao (cao Da Lừa) Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng • Hello Bacsi
-
A Giao (Cao Da Lừa): Vị Thuốc Quý, Trị Nhiều Bệnh - DRBACSI
-
A Giao: Dược Liệu Quý Bổ Phế, An Thai Từ Da Lừa
-
A Giao: Công Dụng Bổ Máu, An Thai Của Da Lừa - YouMed
-
Vị Thuốc A Giao - Công Dụng, Cách Dùng & Kiêng Kỵ
-
A Giao - Công Dụng Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Hay
-
A Giao - Cao Da Lừa | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu
-
Sự Thật đằng Sau 'thần Dược' Cao Da Lừa - VnExpress
-
Dùng A Giao Tẩm Bổ Như Thế Nào?
-
Da Lừa Chữa Bệnh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
A Giao, Tác Dụng Chữa Bệnh Của A Giao
-
Trung Quốc Khiến Thế Giới Lo âu Vì 'thần Dược' Cao Da Lừa
-
A Giao - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
22 Tác Dụng Của A Giao Vị Thuốc ĐẶC BIỆT Từ Da Lừa