A. Khối Lượng Riêng, Khối Lượng Thể Tích - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >
a. Khối lượng riêng, khối lượng thể tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 121 trang )

Đối với bột xi măng ở trạng thái xốp tự nhiên ρv = 1100kg/m3, lèn chặt trungbình ρv= 1300 kg/m3, lèn chặt mạnh ρv= 1600kg/m3.b. Độ mịnXi măng có độ mịn cao sẽ dễ tác dụng với nước, các phản ứng thủy hóa sẽxảy ra triệt để, tốc độ rắn chắc nhanh, cường độ chịu lực cao. Như vậy độ mịn làmột chỉ tiêu đánh giá phẩm chất của xi măng.Độ mịn có thể xác định bằng cách sàng trên sàng 4900 lỗ/cm2 và đo tỷ diệnbề mặt của xi măng.Theo TCVN 2682:1999, khi sàng bằng sàng 4900 lỗ/cm2 thì độ mịn của ximăng thông thường PC30 và PC40 phải đạt chỉ tiêu lượng lọt qua sàng ≥ 85%(lượng sót trên sàng ≤ 15%).Tỷ diện bề mặt của xi măng là tổng diện tích của các hạt trong 1g xi măng. Ximăng càng mịn tỷ diện càng lớn do đó người ta dùng tỷ diện để biểu thị độ mịn củaxi măng.Cũng theo TCVN 2682:1999 tỷ diện bề mặt của xi măng PC30 và PC40 phảiđạt ≥ 2700cm2/gc. Lượng nước tiêu chuẩnLượng nước tiêu chuẩn củaxi măng là lượng nước tính bằng% so với khối lượng xi măngđảm bảo cho hồ xi măng đạt độdẻo tiêu chuẩn.Độ dẻo tiêu chuẩn đượcxác định bằng dụng cụ vi ka(hình 2-2), phương pháp xácđịnh theo TCVN 6017:1995Hồ xi măng đảm bảo độcắm sâu của kim vi ka (đườngkính kim 10 ± 0,05 mm) từ 3335mm trong khuôn có đườngkính trên 70 ± 5mm, đường kínhdưới 80 ± 5mm và chiều cao 40Hình 2-2: Dụng cụ Vika để xác định độ dẻo tiêu chuẩn± 0,2mm thì hồ đó có độ dẻovà thời gian đông kết của ximăngtiêu chuẩn và lượng nước đã a) Xác định độ dẻo tiêu chuẩn và thời gian bắt đầu đông kết.b) Xác định thời gian kết thúc đông kết.nhào trộn là lượng nước tiêuchuẩn.Lượng nước tiêu chuẩn của xi măng càng lớn thì lượng nước nhào trộn trongbê tông và vữa càng nhiều.Mỗi loại xi măng có lượng nước tiêu chuẩn nhất định tùy thuộc vào thànhphần khoáng vật, độ mịn, hàm lượng phụ gia, thời gian đã lưu kho và điều kiện bảoquản xi măng.N= 0,22 − 0,32Lượng nước tiêu chuẩn của xi măng biểu thị bằng tỷ lệ:XCách thực hiện:20http://www.ebook.edu.vn Trộn 500g xi măng với một lượng nước đã ước tính sơ bộ (trong khoảngX= 0,22 − 0,32 ). Thời gian trộn kéo dài 5 phút kể từ lúc đổ nước vào xi măng.NNgay sau khi trộn xong đặt khuôn lên tấm kính, dùng bay xúc hồ xi măng đổđầy khuôn một lần rồi đập tấm kính lên mặt bàn 5 - 6 cái, dùng dao đã lau ẩm gạtcho hồ bằng miệng khuôn.Đặt khuôn vào dụng cụ vika, hạ đầu kim (có đường kính 10 ± 0,05 mm và dài50 ± 1 mm) xuống sát mặt hồ xi măng và vặn vít để giữ kim, sau đó mở vít chokim tự do cắm vào hồ xi măng. Qua 30 giây vặn chặt vít và đọc trị số kim chỉ trênthước chia độ để biết độ cắm sâu của kim trong hồ xi măng.Nếu kim cắm cách tấm đế 6±1mm thì hồ xi măng đạt độ dẻo tiêu chuẩn. Nếukim căm nông hoặc sâu hơn thì phải trộn mẻ khác với lượng nước nhiều hơn hoặcít hơn. Cứ thí nghiệm nhiều lần như vậy cho đến khi tìm được lượng nước ứng vớiđộ dẻo tiêu chuẩn của hồ xi măng.d. Thời gian đông kết của xi măngSau khi trộn xi măng với nước, hồ xi măng có tính dẻo cao nhưng sau đó tínhdẻo mất dần. Thời gian tính từ lúc trộn xi măng với nước cho đến khi hồ xi măngmất dẻo và bắt đầu có khả năng chịu lực gọi là thời gian đông kết.Thời gian đông kết của xi măng bao gồm 2 giai đoạn là thời gian bắt đầuđông kết và thời gian kết thúc đông kết.Thời gian bắt đầu đông kết: Là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu trộn ximăng với nước cho đến khi hồ xi măng mất tính dẻo, ứng với lúc kim vika nhỏ cóđường kính 1,13 ± 0,05 mm lần đầu tiên cắm cách tấm kính 4 ± 1 mm.Thời gian kết thúc đông kết: Là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu trộn ximăng với nước cho đến khi trong hồ xi măng hình thành các tinh thể, hồ cứng lạivà bắt đầu có khả năng chịu lực, ứng với lúc kim vika có đường kính 1,13 ± 0,05mm lần đầu tiên cắm sâu vào hồ 0,5 mm.Thời gian đông kết của xi măng phụ thuộc vào thành phần khoáng, độ mịn,hàm lượng phụ gia, thời gian lưu giữ trong kho và điều kiện bảo quản xi măng.Các loại xi măng có thời gian đông kết khác nhau. Khi thi công bê tông vàvữa cần phải biết thời gian bắt đầu đông kết và thời gian kết thúc đông kết của ximăng để định ra kế hoạch thi công hợp lý.Khi xi măng bắt đầu đông kết sẽ mất tính dẻo nên tất cả các khâu vận chuyển,đổ khuôn và đầm chặt bê tông phải tiến hành xong trước khi xi măng bắt đầu đôngkết, do đó thời gian bắt đầu đông kết phải đủ dài để kịp thi công.Khi xi măng kết thúc đông kết là lúc xi măng đạt được cường độ nhất định,do đó thời gian kết thúc đông kết không nên quá dài vì xi măng cứng chậm, ảnhhưởng đến tiến độ thi công.Từ những ý nghĩa trên mà TCVN 2682:1999 đã quy định :Thời gian bắt đầu đông kết không được sớm hơn 45 phút.Thời gian kết thúc đông kết không quá 375 phút.Cách xác định: Thời gian đông kết của hồ xi măng được thực hiện theoTCVN 6017: 1995 như sau:21http://www.ebook.edu.vn Dụng cụ thí nghiệm là dụng cụ vika (hình 2 - 2) đường kính của kim bằng1,13 ± 0,05 mm.Trộn hồ xi măng với lượng nước tiêu chuẩn và đổ vào khuôn, giống như khixác định độ dẻo của tiêu chuẩn của xi măng. Cần ghi lại thời điểm trộn xi măng vớinước.Sau khi cho hồ vào khuôn và đặt trên tấm kính của dụng cụ thì hạ kim xuốngsát mặt hồ và vặn chặt vít hãm, sau đó mở vít cho kim tự do cắm vào hồ xi măng.Cứ 10 phút cho kim cắm một lần, khi kim cắm cách đáy 4 ± 1mm thì ghi lại thờiđiểm đó và tính được thời gian bắt đầu đông kết của hồ xi măng.Sau đó thay kim nhỏ khác có lắp sẵn vòng nhỏ, đồng thời lật úp khuôn để tiếnhành xác định thời gian kết thúc đông kết. Cứ 30 phút cho cắm kim một lần chođến khi kim chỉ cắm vào hồ xi măng 0,5mm đó chính là thời điểm mà vòng gắntrên kim, lần đầu tiên không còn để lại dấu trên mẫu. Ghi lại thời điểm lúc đó vàtính thời gian kết thúc đông kết của hồ xi măng.e. Sự tỏa nhiệtKhi nhào trộn với nước hồ xi măng tỏa ra một lượng nhiệt nhất định, lượngnhiệt đó phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, độ mịn của xi măng và hàm lượngthạch cao.Lượng nhiệt tỏa ra khi thủy hoá của xi măng có lợi trong trường hợp thi côngcác kết cấu bê tông mỏng, nhỏ vào mùa lạnh vì lượng nhiệt đó sẽ làm cho bê tôngrắn nhanh, nhưng không có lợi khi thi công các kết cấu bê tông khối lớn trong điềukiện nhiệt độ môi trường thấp, vì chúng dễ gây rạn nứt cho công trình do chênhlệch nhiệt độ giữa bề mặt và trong lòng khối bê tông. Vì vậy, đối với những côngtrình bê tông khối lớn phải chú ý đến kỹ thuật thi công, mặt khác nếu cần thiết phảidùng loại xi măng có hàm lượng thành phần khoáng C3S và C3A thấp vì đây là 2loại khoáng có lượng nhiệt tỏa ra nhiều nhất.f. Cường độ chịu lực và mác của xi măngKhái niệm: Xi măng thường dùng để chế tạo bê tông, vữa và nhiều loại vậtliệu đá nhân tạo khác. Trong kết cấu bê tông, vữa và vật liệu đá nhân tạo sử dụngxi măng, chúng có thể chịu nén, chịu uốn. Cường độ chịu nén và chịu uốn của vữaxi măng càng cao thì cường độ nén và uốn của bê tông cũng càng lớn.Giới hạn cường độ uốn và nén của vữa xi măng được dùng làm cơ sở để xácđịnh mác xi măng và mác xi măng là chỉ tiêu cần thiết khi tính thành phần cấp phốibê tông và vữa.Theo TCVN 6016:1995, mác của xi măng được xác định theo cường độ chịuuốn của các mẫu hình dầm kích thước 40 x 40 x 160 mmvà cường độ chịu nén của các nửa mẫu hình dầm sau khiuốn, các mẫu thí nghiệm này được bảo dưỡng trong điềukiện tiêu chuẩn (1 ngày trong khuôn ở môi trường nhiệt độ27 ± 1°C, độ ẩm không nhỏ hơn 90%, 27 ngày sau trongnước ở nhiệt độ 27 ± 1°C).Theo cường độ chịu lực, xi măng pooc lăng gồm cácmác sau: PC30; PC40; PC50.Hình 2-3: Sơ đồ đặt mẫu uốn22http://www.ebook.edu.vn Trong đó:- PC: Ký hiệu cho xi măng pooc lăng (portland cement).- Các trị số 30; 40; 50 là giới hạn bền nén sau 28 ngày tính bằng N/mm2,xác định theo TCVN 6016:1995.Trong quá trình vận chuyển và cất giữ, xi măng hút ẩm dần dần vón cục,cường độ giảm đi, do đó trước khi sử dụng xi măng nhất thiết phải thử lại cườngđộ và sử dụng xi măng theo kết quả kiểm tra chứ không dựa vào mác ghi trên bao.Phương pháp xác định mác xi măng :Mác xi măng được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6016:1995 là phươngpháp dẻo (phương pháp mềm).Muốn xác định cường độ nén và uốn của xi măng phải đúc các mẫu thử hìnhlăng trụ tiêu chuẩn (dầm) 40 x 40 x 160 mm bằng vữa xi măng cát với tỷ lệ 1:3theo khối lượng. Tỷ lệ nước/xi măng bằng 0,5.Dùng các khuôn tiêu chuẩn bằng thép đúc 3 mẫu, gạt bằng và miết phẳng bềmặt các mẫu, đặt các khuôn mẫu đó vào thùng giữ ẩm sau 24 ± 2 giờ thì tháokhuôn lấy mẫu ra ngâm vào nước, thể tích nước chứa trong thùng phải bằng 4 lầnthể tích các mẫu thử và mực nước phải cao hơn mặt mẫu tối thiểu 5cm, thỉnhthoảng thêm nước để mực nước không đổi, 27 ngày thì lấy mẫu ra khỏi thùngnước, lau khô mặt mẫu rồi thử cường độ ngay không để chậm quá 30 phút.Xác định cường độ chịu uốn của mẫu thử như sau:Đặt mẫu trên 2 gối tựa của máy thí nghiệm uốn theo sơ đồ (hình 2 - 3).Sau khi uốn gãy các mẫu, lấy các nửa mẫu đem thử cường độ nén như sơ đồ(hình 2 - 4).Cường độ chịu nén của mẫu tính bằng công thức:PPNRn = =()F 1600 mm2Diện tích mặt chịu nén F là 1600 mm2.Giới hạn cường độ chịu nén của vữa ximăng là trị số trung bình của 6 kết quả thíHình 2-4: Sơ đồ đặt mẫu nénnghiệm.Từ giới hạn cường độ chịu nén và uốncủa vữa xi măng tìm được, xác định mác xi măngbằng cách so sánh cường độ với các loại mác ximăng quy định (bảng 2 - 1)Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịulực của xi măng :Cường độ chịu lực của xi măng phát triểnkhông đều, trong 3 ngày đầu có thể đạt 40-50%;7 ngày đạt 60 - 70%, những ngày sau tốc độ tăngcường độ chậm đi, đến 28 ngày đạt cường độchuẩn. Tuy nhiên trong những điều kiện thuậnlợi sự rắn chắc của nó có thể kéo dài vài thángvà thậm chí hàng năm, cường độ cuối cùng cóHình 2-5 : Sự tăng cường độthể vượt gấp 2 - 3 lần cường độ 28 ngày.của các khoáng của Clinke1-C3S; 2-C4FA; 3-C2S; 4 - C3ACường độ của đá xi măng và tốc độ cứng23http://www.ebook.edu.vn rắn của nó phụ thuộc vào thành phần khoáng của clinke, độ mịn của xi măng, độẩm và nhiệt độ của môi trường, thời gian bảo quản xi măng.Thành phần khoáng: Tốc độ phát triển cường độ của các khoáng rất khác nhau(hình 2 - 5) .C3S có tốc độ nhanh nhất, sau 7 ngày nó đạt đến 70% cường độ 28 ngày, sauđó thì chậm lại. Trong thời kỳ đầu (đến tuổi 28 ngày) C2S có tốc độ phát triểncường độ chậm nhưng thời kỳ sau tốc độ này tăng lên và có thể vượt xa cường độcủa C3S.Khoáng C3A là loại khoáng có cường độ thấp nhưng lại phát triển rất nhanh ởthời kỳ đầu.Độ mịn tăng thì cường độ của đá xi măng cũng tăng vì mức độ thủy hóa củacác hạt xi măng được tăng lên.Độ ẩm và nhiệt độ môi trường rắn chắc có ảnh hưởng đến quá trình rắn chắccủa đá xi măng vì giai đoạn đầu của quá trình rắn chắc là thủy hóa, mặt khác quátrình thuỷ hoá cũng là quá trình xảy ra lâu dài.Để tạo môi trường ẩm, trong thực tế đã dùng những phương pháp khác nhaunhư tưới nước, phủ kết cấu bêtông bằng mùn cưa, phoi bào hay cát ẩm, v.v...Thời gian bảo quản xi măng trong kho càng dài thì cường độ của đá xi măngcàng giảm đi dù có bảo quản trong điều kiện tốt nhất. Thông thường trong điềukiện khí hậu của nước ta sau 3 tháng cường độ giảm đi 15 - 20%, sau một nămgiảm đi 30 - 40%.Khi độ mịn của xi măng càng lớn thì cường độ của đá xi măng càng giảm nếuđể dự trữ lâu. Vì độ mịn cao làm cho xi măng dễ hút ẩm hơn.Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của xi măng pooc lăng được quy định trong TCVN2682:1999 (bảng 2- 1).Bảng 2 - 1MácTên chỉ tiêuPC 30PC 40 PC 5021.Giới hạn bền nén, N/mm , không nhỏ hơn- Sau 3 ngày162131- Sau 28 ngày3040502.Độ nghiền mịn- Phần còn lại trên sàng 0,08 mm, %, không lớn151512hơn- Bề mặt riêng xác định theo phương pháp Blaine,270027002800cm2/g, không nhỏ hơn.3.Thời gian đông kết- Bắt đầu, phút, không nhỏ hơn454545- Kết thúc, phút, không lớn hơn3753753754. Độ ổn định thể tích, xác định theo phương pháp101010Lơsatơlie, mm, không lớn hơng. Khả năng chống ăn mòn của đá xi măngNguyên nhân gây ra hiện tượng đá xi măng bị ăn mòn24http://www.ebook.edu.vn Đá xi măng là loại vật liệu có cường độ chịu lực cao, khá bền vững trong môitrường, tuy nhiên sau một thời gian sử dụng đá xi măng thường bị ăn mòn làmgiảm chất lượng của công trình.Đá xi măng bị ăn mòn chủ yếu là do sự tác dụng của các chất khí và chất lỏnglên các bộ phận cấu thành xi măng đã rắn chắc (chủ yếu là Ca(OH)2 và3CaO.Al2O3.6H2O). Trong thực tế có tới hàng chục chất gây ra ăn mòn đá xi măng.Mặc dù các chất gây ăn mòn rất đa dạng, nhưng có thể phân ra 3 nguyên nhân cơbản sau đây:Sự phân rã các thành phần của đá xi măng, sự hòa tan và rửa trôi hyđroxitcanxi.Tạo thành các muối dễ tan do hyđroxit canxi và các thành phần khác của đáxi măng tác dụng với các chất xâm thực và sự rửa trôi các muối đó (ăn mòn axit,ăn mòn magiezit).Sự hình thành những liên kết mới trong các lỗ rỗng có thể tích lớn hơn thểtích của các chất tham gia phản ứng tạo ra ứng suất gây nứt bê tông (ăn mònsunpho-aluminat).Các dạng ăn mòn cụ thể :Ăn mòn hòa tan : Do sự tan của Ca(OH)2 xảy ra nhanh mạnh dưới sự tác dụngcủa nước mềm (chứa ít các chất tan) như nước ngưng tụ, nước mưa, nước sông,nước đầm lầy. Sau 3 tháng rắn chắc hàm lượng Ca(OH)2 vào khoảng 10 - 15 %(tính theo CaO). Khi hàm lượng Ca(OH)2 có trong đá xi măng tới15 - 30% thìcường độ của đá xi măng giảm đến 40 - 50%.Ăn mòn Cacbonic : Xảy ra khi nước có chứa CO2 (ở dạng axit yếu). LượngCO2 tăng hơn mức bình thường sẽ làm vỡ màng cacbonat để tạo thành bicacbonataxit canxi dễ tan theo phản ứng: CaCO3 + CO2 + H2O = Ca(HCO3)2 .Ăn mòn axit: Xảy ra trong dung dịch axit, có pH < 7. Axit tự do thường cótrong nước thải công nghiệp và cũng có thể được tạo thành từ khí chứa lưu huỳnhtrong các buồng đốt, trong không gian của các xí nghiệp công nghiệp, ngoài SO2còn có thể có các anhyđrit của các axit khác, còn có clo và các hợp chất chứa clo.Khi chúng hòa tan vào nước bám trên bề mặt kết cấu bê tông cốt thép sẽ tạo nêncác axit, ví dụ như HCl; H2SO4 axit tác dụng với Ca(OH)2 trong đá xi măng tạo ranhững muối tan (CaCl2) , muốn tăng thể tích (CaSO4.2H2O ).2HCl + Ca(OH)2 = CaCl2 + 2H2O .H2SO4 + Ca(OH)2 = CaSO4.2H2O .Ngoài ra axit có thể phá hủy cả silicat canxi.Ăn mòn magie: Gây ra do các loại muối chứa magie trong nước biển, nướcngầm, nước chứa muối khoáng tác dụng với Ca(OH)2 tạo ra các sản phẩm dễ tan(CaCl2; CaSO4.2H2O) hoặc không có khả năng dính kết [Mg(OH)2] :MgCl2 + Ca(OH)2 = CaCl2 + Mg(OH)2 .MgSO4 + Ca(OH)2 = CaSO4.2H2O + Mg(OH)2 .Ăn mòn phân khoáng: Là do nitrat amôn phản ứng với Ca(OH)2 có trong đáxi măng:2NH4NO3 + Ca(OH)2 + 2H2O = Ca( NO3)2.4H2O + 2NH3 .Nitrat canxi tan rất nhiều trong nước nên dễ bị rửa trôi. Phân kali gây ra ănmòn đá xi măng là do làm tăng độ hòa tan của Ca(OH)2. Supephotphat là chất xâm25http://www.ebook.edu.vn thực mạnh do trong thành phần của nó có chứa Ca(H2PO4)2, thạch cao và cả axitphotphoric.Ăn mòn sunfat: Xảy ra khi hàm lượng sunfat lớn hơn 250mg/l (tính theo2−SO 4 ): 3CaO.Al2O3.6H2O + 3CaSO4 + 25H2O = 3CaO.Al2O3.3CaSO4.31H2O.Sự hình thành trong các lỗ rỗng đá xi măng loại sản phẩm ít tan etringit vớithể tích lớn hơn hai lần sẽ gây áp lực tách lớp bê tông bảo vệ làm cốt thép bị ănmòn. Ăn mòn sunfat luôn luôn xảy ra đối với công trình ven biển, công trình tiếpxúc với nước thải công nghiệp và nước ngầm.Nếu trong nước có chứa Na2SO4 thì đầu tiên nó tác dụng với vôi sau đó mớitác dụng etringit: Na2SO4 + Ca(OH)2CaSO4 + 2NaOHĂn mòn của các chất hữu cơ: Các loại axit hữu cơ cũng gây phá hủy các côngtrình bê tông xi măng. Các axit béo (olein, stearin, pannmitin) khi tác dụng với vôigây ra rửa trôi. Dầu mỏ và các sản phẩm của nó (xăng, dầu hỏa, dầu mazut) sẽkhông có hại cho bê tông xi măng nếu chúng không chứa các loại axit hữu cơ vàcác chất lưu huỳnh.Ăn mòn do kiềm có trong đá xi măng xảy ra ngay trong lòng khối bê tông giữacác cấu tử với nhau. Bản thân clinke luôn chứa một lượng các chất kiềm. Trong khiđó trong cốt liệu bê tông, đặc biệt là trong cát, lại hay gặp hơn chất silic vô địnhhình (opan, chanxeđon, thủy tinh núi lửa). Chúng có thể tác dụng với kiềm của ximăng ở ngay ở nhiệt độ thường làm cho bề mặt hạt cốt liệu nở ra một hệ thống vếtnứt, bạc màu. Sự phá hoại này thường xảy ra khi thi công xong từ 10 - 15 năm.Biện pháp hạn chế sự ăn mònĐể bảo vệ đá xi măng khỏi bị ăn mòn một cách có hiệu quả, phải tùy từngtrường hợp cụ thể mà áp dụng những biện pháp thích hợp sau đây :Giảm các thành phần khoáng gây ăn mòn (CaO tự do, C3A; C3S) bằng cáchlựa chọn thành phần nguyên liệu và áp dụng các biện pháp gia công nhiệt phù hợp.Giảm thành phần gây ăn mòn lớn nhất [Ca(OH)2] bằng cách tiến hànhcacbonat hóa trên bề mặt sản phẩm (cho tác dụng với CO2 để tạo thành CaCO3)hay silicat hóa (cho tác dụng với SiO2 vô định hình) có trong các loại phụ gia.Sử dụng các biện pháp cấu trúc để tăng cường độ đặc chắc cho vật liệu đánhân tạo bằng công nghệ thi công kết hợp với lựa chọn thành phần vật liệu phùhợp.Làm cho bề mặt vật liệu nhẵn phẳng.Ngăn cách vật liệu với môi trường ăn mòn bằng cách ốp lớp vật liệu chống ănmòn tốt bên ngoài.Thoát nước cho công trình.Tùy thuộc vào tính chất của môi trường ăn mòn mà lựa chọn sử dụng loại ximăng cho phù hợp.2.3.5. Đặc tính, sử dụng và bảo quảna. Đặc tínhXi măng pooclăng là chất kết dính vô cơ quan trọng nhất trong xây dựng,được sử dụng rộng rãi cho hầu hết các công trình vì có tốc độ rắn chắc nhanh,cường độ chịu lực cao, rắn chắc được cả trên khô và trong nước, có khả năng bám26http://www.ebook.edu.vn dính tốt với cốt thép, bảo vệ cho cốt thép không bị ăn mòn. Bên cạnh những ưuđiểm trên, xi măng pooclăng có một số nhược điểm:Dễ bị ăn mòn do nước mặn, nước thải công nghiệp.Tỏa nhiều nhiệt.Cường độ đá xi măng giảm đi khi thời gian để dự trữ xi măng kéo dài.b. Sử dụngVới những ưu, nhược điểm như trên xi măng pooclăng được sử dụng để xâydựng rất nhiều loại công trình. Tuy nhiên, không nên dùng xi măng pooclăng máccao để xây dựng các công trình:Công trình có thể tích bê tông khối lớn,Công trình xây dựng trong môi trường nước ăn mòn mạnh (nước biển, nướcthải công nghiệp)Công trình chịu axit, công trình chịu nhiệt.Với những loại công trình này cần phải sử dụng những loại xi măng đặc biệt.c. Bảo quảnXi măng pooclăng có độ mịn cao nên dễ hút hơi nước trong không khí làmcho xi măng bị ẩm đóng vón thành cục, cường độ của xi măng giảm, do đó ximăng phải được bảo quản tốt bằng cách:Khi vận chuyển xi măng rời phải dùng xe chuyên dụng.Kho chứa xi măng phải đảm bảo không dột, không hắt, xung quanh có rãnhthoát nước, sàn kho cách đất 0,5 m, cách tường ít nhất 20 cm.Trong kho các bao xi măng không được xếp cao quá 10 bao, riêng theo từnglô.2.4. Xi măng pooclăng hỗn hợp(TCVN 6260:1997)Ký hiệu mác: PCB ( Blended portland cements)2.4.1. Khái niệmXi măng pooclăng hỗn hợp là loại chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cáchnghiền mịn hỗn hợp clinke xi măng pooclăng với các phụ gia khoáng và một lượngthạch cao cần thiết hoặc bằng cách trộn đều các phụ gia khoáng đã nghiền mịn vớixi măng pooclăng không chứa phụ gia.Phụ gia khoáng bao gồm phụ gia khoáng hoạt tính và phụ gia đầy.Phụ gia khoáng hoạt tính điển hình như puzolan, tro xỉ nhiệt điện.Phụ gia đầy ví dụ như bột đá chủ yếu đóng vai trò là cốt liệu mịn, làm tốtthành phần hạt và cấu trúc của đá xi măng pooclăng hỗn hợp.Tổng hàm lượng các phụ gia khoáng (không kể thạch cao) không lớn hơn40% tính theo khối lượng xi măng.2.4.2. Thành phần hóa học và thành phần khoáng vậtThành phần hóa học và thành phần khoáng vật của xi măng pooc lăng hỗnhợp giống như xi măng pooclăng, ngoài ra còn có thêm SiO2 hoạt tính.2.4.3. Tính chất cơ bảnTheo cường độ chịu nén mác của xi măng pooc lăng hỗn hợp gồm 2 loại mác:PCB 30; PCB 40.27http://www.ebook.edu.vn Trong đó:- PCB là ký hiệu quy ước của xi măng pooc lăng hỗn hợp.- Các trị số 30 và 40 là giới hạn cường độ nén của các mẫu vữa ximăngsau 28 ngày bảo dưõng tính bằng N/mm2, xác định theo TCVN6016:1995.Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của xi măng pooclăng hỗn hợp được quy địnhtrong TCVN 6260:1997 (bảng 2-2).Bảng 2 -2MứcCác chỉ tiêuPCB 40PCB 3021. Cường độ nén, N/mm , không nhỏ hơn1418- 72 giờ ± 45 phút3040- 28 ngày ± 2 giờ2 . Thời gian đông kết- Bắt đầu, phút, không nhỏ hơn4545- Kết thúc, giờ, không lớn hơn10103. Độ mịn- Phần còn lại trên sàng 0,08mm; %, không lớn hơn1212- Bề mặt riêng, xác định theo phương pháp Blaine,27002700cm2/g, không nhỏ hơn4.Độ ổn định thể tích- Xác định theo phương pháp Lơsatơlie, mm;%,1010không lớn hơn2.4.4. Đặc tính, sử dụng và bảo quảna. Đặc tínhDo có phụ gia khoáng hoạt tính nên xi măng pooclăng hỗn hợp tỏa nhiệt íthơn, có khả năng chống ăn mòn tốt hơn xi măng pooclăng.b. Sử dụngXi măng pooclăng hỗn hợp được sử dụng để xây dựng các công trình thôngthường như xi măng pooclăng và rất thích hợp để xây dựng các công trình thoát lũra biển, các công trình ngăn mặn, v.v…c. Bảo quảnKho chứa xi măng phải đảm bảo khô, sạch, cao, có tường bao và mái chechắn, trong kho các bao xi măng không được xếp cao quá 10 bao, cách tường ítnhất 20 cm và riêng theo từng lô.2.5. Một số loại xi măng pooclăng khác2.5.1. Xi măng pooclăng trắng (TCVN 5691:2000)Ký hiệu mác: PCW( White portland cement)a. Khái niệmClinke của xi măng pooclăng trắng được sản xuất từ đá vôi và đất sét trắng(hầu như không có các oxit tạo màu như oxit sắt và oxit mangan), nung bằng nhiênliệu có hàm lượng tro bụi ít (dầu và khí đốt), khi nghiền tránh không để lẫn bụi sắt,thường dùng bi sứ để nghiền.28http://www.ebook.edu.vn b. Tính chất cơ bảnTheo độ bền nén, xi măng pooclăng trắng được chia làm 3 mác:PCW25, PCW30; PCW40Trong đó các trị số 25; 30; 40 là giới hạn bền nén của các mẫu chuẩn sau 28ngày bảo dưỡng (N/mm2).Các chỉ tiêu cơ bản theo TCVN 5691:2000 (bảng 2-3).Bảng 2-3MứcTên chỉ tiêuPCW 25 PCW 30 PCW 4021. Giới hạn bền nén, N/mm , không nhỏ hơn2530402. Độ nghiền mịn- Phần còn lại trên sàng 0,08mm;%, không121212lớn hơn- Bề mặt riêng xác định theo phương pháp250025002500Blaine, cm2/g, không nhỏ hơn3. Thời gian đông kết- Bắt đầu, phút, không sớm hơn454545- Kết thúc, giờ, không muộn hơn1010104. Độ ổn định thể tích, xác định theo phương101010pháp Lơsatơlie, mm, không lớn hơnc. Công dụng và bảo quảnXi măng pooclăng trắng được dùng để chế tạo vữa trang trí, vữa granitô, sảnxuất gạch hoa v.v...Xi măng pooclăng trắng phải được bảo quản giống như các loại xi măngpooclăng thường để chống ẩm.2.5.2. Xi măng pooclăng bền sunfat (TCVN 6067:1995)Ký hiệu mác: PCS hoặc PCHS(Higt - sulfate resisting portland cement)a. Khái niệmXi măng pooclăng bền sunfat là sản phẩm được nghiền mịn từ clinke xi măngpooclăng bền sunfat với đá thạch cao.Clinke xi măng pooclăng bền sunfat được sản xuất như clinke xi măngpooclăng nhưng thành phần khoáng vật được quy định chặt chẽ hơn, đặc biệt làphải hạn chế thành phần C3Ab. Tính chất cơ bảnXi măng pooclăng bền sunfat gồm hai nhóm :Xi măng pooclăng bền sunfat thường: PCS 30; PCS 40.Xi măng pooclăng bền sunfat cao (higt): PCHS 30; PCHS 40.Trong đó:- PCS: Là ký hiệu xi măng pooclăng bền sunfat.- Các trị số 30, 40, là giới hạn bền nén của mẫu chuẩn sau 28 ngày bảodưỡng, tính bằng N/mm2.29http://www.ebook.edu.vn Chất lượng của ximăng pooclăng bền sunfat phải đảm bảo các yêu cầu theoTCVN 6067: 1995 (bảng 2-4).Ximăng pooclăng bền sunfat tỏa nhiệt ít hơn và khả năng chống ăn mònsunfat tốt hơn xi măng pooclăng thường.c. Sử dụng và bảo quảnXi măng pooclăng bền sunfat được sử dụng tốt nhất cho các công trình xâydựng trong môi trường xâm thực sunfat, ngoài ra cũng có thể dùng để xây dựngcác công trình trong môi trường khô, môi trường nước ngọt, v.v...Xi măng pooclăng bền sunfat phải được bảo quản giống như các loại xi măngpooclăng thường để chống ẩm.Bảng 2 - 4Mức , %Tên chỉ tiêuBền sunfat thườngBền sunfat caoPCS 40 PCHS 30 PCHS 40PCS 301. Độ nở sunfat sau 14 ngày; %,0,0400,040không lớn hơn2. Giới hạn bền nén, N/mm2, khôngnhỏ hơn- Sau 3 ngày11141114- Sau 28 ngày304030403. Độ nghiền mịn- Phần còn lại trên sàng kích thước15121512lỗ 0,08 mm; % không lớn hơn- Bề mặt riêng xác định theophương pháp Blaine, cm2, không2500280025002800nhỏ hơn4. Thời gian đông kết- Bắt đầu, phút, không sớm hơn45454545- Kết thúc, phút, không muộn hơn3753753753752.5.3. Xi măng pooclăng ít tỏa nhiệt (TCVN 6069:1995)Ký hiệu mác: PCLH (Low-heat portland cement)a. Khái niệmXi măng pooclăng ít tỏa nhiệt là sản phẩm nghiền mịn từ clinke của xi măngpooclăng ít tỏa nhiệt với đá thạch cao.Clinke xi măng pooclăng ít tỏa nhiệt được sản xuất như clinke thường nhưngthành phần khoáng C3S, C3A được hạn chếb. Tính chất cơ bảnXi măng ít tỏa nhiệt là tên gọi chung cho loại xi măng tỏa nhiệt ít và tỏa nhiệtvừa.Tùy theo nhiệt thủy hóa và cường độ chịu nén, xi măng pooclăng ít tỏa nhiệtđược phân ra làm ba loại mác: PCLH30A, PCLH30, PCLH40.Trong đó:30http://www.ebook.edu.vn

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Giáo trình vật LIỆU xây DỰNG và vật LIỆU CHUYÊN NGÀNH cấp THOÁT nướcGiáo trình vật LIỆU xây DỰNG và vật LIỆU CHUYÊN NGÀNH cấp THOÁT nước
    • 121
    • 1,852
    • 3
  • Bài 45: Thực hành: Quạt điện Bài 45: Thực hành: Quạt điện
    • 2
    • 276
    • 0
  • Bài 44: Đồ dùng loại điện - cơ: Quạt điện, máy bơm nước Bài 44: Đồ dùng loại điện - cơ: Quạt điện, máy bơm nước
    • 2
    • 407
    • 1
  • Unit 15: Speace conquest. Reading Unit 15: Speace conquest. Reading
    • 16
    • 671
    • 6
  • TIẾT 88- TỪ ẤY TIẾT 88- TỪ ẤY
    • 4
    • 1
    • 5
  • Tiết 90: Tiểu sử tóm tắt Tiết 90: Tiểu sử tóm tắt
    • 3
    • 9
    • 72
  • Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt
    • 23
    • 169
    • 0
  • Bài 20: Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa ấn tượng Bài 20: Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa ấn tượng
    • 15
    • 2
    • 11
  • Chương III - Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc Chương III - Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc
    • 17
    • 976
    • 0
  • Tiết 114: Liệt kê Tiết 114: Liệt kê
    • 17
    • 1
    • 0
  • Unit 16: The wonders of the world Unit 16: The wonders of the world
    • 8
    • 4
    • 32
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(3.03 MB) - Giáo trình vật LIỆU xây DỰNG và vật LIỆU CHUYÊN NGÀNH cấp THOÁT nước-121 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Khối Lượng Riêng Của Xi Măng