A . Nhóm Các Kỹ Năng định Hướng Giao Tiếp Sư Phạm: - Tài Liệu Text

  1. Trang chủ >
  2. Kỹ Năng Mềm >
  3. Kỹ năng giao tiếp >
a . Nhóm các kỹ năng định hướng giao tiếp sư phạm:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.1 KB, 50 trang )

Kỹ năng này có một số đặc điểm:••Phác thảo chân dung tâm lý tương đối ổn định về đối tượng giao tiếp.Nhờ đó mà chủ thể giao tiếp ứng xử phù hợp với nhu cầu, mong muốncủa đối tượng giao tiếp.Nội dung chủ yếu của kỹ năng này là phác thảo về dấu hiệu nhân cách, vị trícủa học sinh trong các quan hệ xã hội. Đồng thời nó còn xác định những xuhướng của nhân cách đối tượng giao tiếp.Nhờ kỹ năng này con người mới đồng cảm được với nhau, chia ngọt xẻ bùicùng với nhau.d. Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp:Cổ nhân đã từng hướng dẫn con người tự điều khiển mình trong các trườnghợp ứng xử khó khăn: “ Xử những việc khó xử, càng nên khoan dung; xử vớingười khó xử càng nên trung hậu; xử những buổi khó khăn, ngờ vực... càngnên tự nhiên như vô tâm ”Để điều khiển quá trình giao tiếp, giáo viên phải biết “đọc được qua nét mặt,ngôn ngữ, xúc cảm, biểu cảm, qua cử chỉ, điệu bộ, dáng đi... biết học sinh muốngì? có nhu cầu gì?Trong nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp gồm các thành phần sau:••••Biết phát hiện (bằng mắt quan sát) những thay đổi trên nét mặt, cử chỉ,điệu bộ... sự vận động của toàn cơ thể của đối tượng giao tiếp. Những cửchỉ, ánh mắt ngượng ngùng, lúng túng không ăn nhập, không hợp lí... đềuẩn dấu một thái độ,một ý nghĩa nhất định.Biết nghe. Ta phải biết lắng nghe, nghĩa là biết tập trung chú ý để lắngnghe đối tượng giao tiếp nói, để hiểu nội dung ngôn ngữ nói.Biết xử lí thông tin. Trong khi nhìn, nghe, tiếp nhận thông tin từ phía họcsinh, giáo viên phải có quá trình sànglọc, đối chiếu, so sánh các loại thôngtin vốn có trong kinh nghiệm của mình, trong đầu óc của mình nhằm kiểmnghiệm, đánh giá các loại thông tin đó.Biết điều khiển. Biết điều khiển, nghĩa là có hành vi ứng xử phù hợp, khoahọc, đúng, chính xác với nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của đốitượng giao tiếp trong hoạt động sư phạm.Biết điều khiển là người có khả năng linh hoạt, uyển chuyển, cơ động tronghành vi ứng xử của chủ thể cho phù hợp với những thay đổi nhỏ của đối tượnggiao tiếp.Để điều khiển tốt quá trình giao tiếp, chủ thể giao tiếp còn phải biết lựa chọnthời cơ, giới tính, lứa tuổi, trình độ nhận thức... của đối tượng giao tiếp.e. Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp:Phương tiện ngôn ngữ.Ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ nói là phương tiện được sử dụng nhiều nhất, có hiệu quả cao trongquá trình giao tiếp sư phạm, đặc biệt trên lớp học. Có hai hình thức sử dụng:Ngôn ngữ độc thoại: Ngôn ngữ độc thoại là hình thức nói của một người,những người khác chỉ nghe, đó là hình thức thầy giáo giảng bài, học sinhnghe.Để giao tiếp sư phạm trên lớp có hiệu quả, ngôn ngữ nói của thầy cô cầnđạt được những yêu cầu sau:•••••Dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng, dễ nhớ.Lời giảng xúc tích, có nhiều thông tin hữu ích.Đảm bảo được tính hợp lý, khoa học, hệ thống trong bài giảng và phù hợpvới học sinh.Cách nói của thầy phải hấp dẫn học sinh.Phải có kỹ năng làm chủ lời nói của mình.Muốn vậy, giáo viên cần lưu ý:•••Phải nắm vững nội dung bài giảng một cách nhuần nhuyễn.Được luyện tập, rèn luyện nói nhiều lần.Nói phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.Ngôn ngữ đối thoại:Ngôn ngữ đối thoại là hình thức thầy cô hỏi, học sinh trả lời hoặc ngược lại.Đặc điểm của ngôn ngữ đối thoại:••••Ngắn gọn, dễ hiểu.Nằm trong văn cảnh, hoàn cảnh cụ thể.Có nội dung cụ thể.Rút gọn, khái quát cao.Ngôn ngữ Viết:••Ngôn ngữ viết trên bảng: Cần phải trình bày bảng một cách khoa học đểgiúp học sinh dễ hiểu bài, dễ ghi bài, theo dõi bài một cách hệ thống.Ngôn ngữ viết vào bài vở, kiểm tra của học sinh: Ngôn ngữ giao tiếp quachữ viết vào vở, bài kiểm tra của học sinh có ý nghĩa khích lệ, động viên,đánh giá sự hiểu bài ở mức độ khác nhau của các em.Khi viết lời phê, giáo viên cần lưu ý:••••Chữ viết rõ ràng, dễ đọc, rõ ý nghĩa của lời phê.Cách viết rõ ý, ví dụ: bài làm tốt, khá, kém...Có thể nhận xét tỉ mỉ hơn về nội dung tri thức, công thức, bài tập nào đó.Có thể sửa chửa công thức, lời văn... bằng viết đỏ để học sinh dễ nhận rachỗ sai, đúng của mình. •Nếu nhận xét vào vở thì nên ghi cả ngày tháng nhận xét để học sinh ýthức rõ mức độ phấn đấu của mình trong học tập.Phương tiện phi ngôn ngữ:Điệu bộ, cử chỉ, tư thế, dáng đi, đứng... Giao tiếp phi ngôn ngữ là những biểuhiện thông qua cơ thể như cử chỉ, tư thế, điệu bộ hoặc một số đồ vật gắn với cơthể như: nón, áo, quần, kính... Thường khi giảng bài mới, tốt nhất là tư thếđứng, mắt hướng về phía học sinh, miệng thoáng nở nụ cười hiền dịu, tay ghibảng, đứng chếch người về bên phải bảng để học sinh dễ theo dõi, ghi bài. Khikiểm tra tốt nhất là ngồi trên bục giảng để quan sát các em làm bài, có thể ngồiở cuối lớp, thỉnh thoảng có thể đi lại trong lớp để quan sát các em làm bài. Cầntránh đi lại quá nhiều làm cho sự chú ý của học sinh căng thẳng. Điệu bộ, cử chỉdù vận động như thế nào cũng ần giữ được một thái độ thiện cảm với các em,với thiện ý tốt, luôn luôn đứng về vị trí của các em mà đồng cảm với trình độnhận thức của các em.Các vật dụng giáo viên sử dụng trong giao tiếp: Trong giao tiếp, ngoài ngôn ngữvà các cử động của cơ thể, giáo viên còn sử dụng các vật dụng khác như: đồdùng giảng dạy, sơ đồ, biểu đồ, công thức, các ký hiệu tượng trưng khác giúphọc sinh hiểu bài, hiểu ý thầy trên lớp học.Ví dụ: Thầy gõ thước lên bàn, bảng là muốn lưu ý học sinh giữ trật tự; hoặcmuốn nhắc nhở một em học sinh nào đó vi phạm nội quy học tập.Phần II: Một số bài tập thực hành kỹ năng giao tiếpCHƯƠNG I: MỘT SỐ TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ LIÊN QUAN ĐẾNGIAO TIẾPTrước khi tự thực hiện bài tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Anh (chị) hãy làm mộtsố thực nghiệm để tìm hiểu mức độ nhu cầu giao tiếp, mức độ cởi mở và khảnăng giao tiếp của chính bản thân mình.Trắc nghiệm nhu cầu giao tiếpa. Mục đích: Thử tìm hiểu nhu cầu giao tiếpb. Dụng cụ: Giấy, bútc. Cách tiến hành:Anh chị hãy trả lời các câu hỏi sau, nếu thấy phù hợp với ý kiến của mình thì ghichữ "đúng", nếu không tán thành thì ghi chữ "không", không cần bổ sung gì hết.Sau khi đọc câu hỏi thấy xuất hiện trong đầu ý nghĩ đầu tiên là "đúng" hay"không" thì ghi ngay không cần phải ghi lâu. Hãy trả lời từng câu hỏi theo đúngthứ tự đã cho. Có thể gặp một số câu hỏi khó nhưng vẫn cứ trả lời dứt khóat là"đúng" hay "không". Hãy thể hiện ý kiến tự do của mình bởi vì ở đây không cócâu trả lời là tốt hay không tốt. Sau khi trả lời xong, bạn đối chiếu kết quả với bảng sẽ cho ở cuối bản câu hỏiđể tự cho điểm và phân tích nhu cầu giao tiếp của mình từ mức độ 1 đến 5.Test “ đo ” nhu cầu giao tiếp (PO)STT Câu hỏi thực nghiệm Trả lời1. Tham gia vào các ngày kỉ niệm làm tôi rất vui mừng.2. Tôi có thể nén lại những ý muốn, nếu chúng mâu thuẫn với những mongmuốn của các bạn tôi.3. Tôi thích bày tỏ sự thiện cảm của mình đối với một người nào đó.4. Tôi chú ý nhiều đến việc gây ảnh hưởng hơn là tình hữu nghị.5. Tôi cảm thấy rằng trong quan hệ với bạn của mình tôi có quyền hơn là cótrách nhiệm.6. Khi tôi được biết về thành tích của bạn tôi, không hiểu vì sao tôi cảm thấykém vui.7. Để được thỏa mãn, tôi cần phải giúp đỡ ai một điều gì đó.8. Những boăn khoăn, lo lắng của tôi sẽ mất đi khi tôi đang ở chỗ những bạnđồng nghiệp9. Tôi ớn các bạn của tôi lắm rồi10. Khi tôi làm một công việc rất quan trọng, sự có mặt của các bạn tôi làm tôirất bực mình.11. Khi bị dồn vào thế bí, tôi cũng chỉ nói ra một phần sự thật, mà theo tôikhông có hại gì cho các bạn và các người quen biết12. Trong hoàn cảnh khó khăn, tôi không chỉ nghĩ nhiều về bản thân mà chủyếu là về những người thân của mình.13. Nỗi đau buồn của bạn tôi làm tôi thương đến nổi có thể sẽ bị ốm.14. Tôi thích giúp đỡ mọi người, ngay cả khi điều đó gây cho tôi những khókhăn lớn.15. Vì tôn trọng đối với bạn, tôi có thể tán thành ý kiến của anh ta ngay cả khibạn đó không đúng.16. Tôi thích những câu chuyên thám hiểm hơn những câu chuyện về tìnhyêu.17. Những cảnh bạo lực trong phim làm tôi kinh tởm18. Khi có một mình tôi thường lo lắng, căng thẳng hơn khi ở giữa mọi người.19. Tôi cho rằng niềm vui cơ bản trong cuộc sống là sự giao tiếp.20. Tôi rất thương những con chó và con mèo hoang.21. Tôi thích có ít bạn thôi nhưng mà thân thiết.22. Tôi thích thường xuyên ở chỗ các bạn bè.23. Tôi bị xúc động lâu, sau lần cãi cọ với người thân.24. Chắc chắn là tôi có nhiều người thân hơn những người khác.25. Đối với tôi thì lòng mong muốn đạt được kết quả (thành tích) lớn hơn làtình hữu nghị.26. Tôi tin vào linh tính và tưởng tượng của tôi khi nhận xét về người kháchơn là phán đoán họ từ phía mọi người.27. Tôi coi trọng sự sung túc về vật chất và uy tín có ý hơn là sự sung sướngkhi được tiếp xúc với những cởi mở đối với mình.

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Tài liệu Giáo trình Giao Tiếp Sư Phạm pptxTài liệu Giáo trình Giao Tiếp Sư Phạm pptx
    • 50
    • 9,625
    • 157
  • Chuyện lạ thế giới 2 Chuyện lạ thế giới 2
    • 105
    • 0
    • 0
  • Chuyện lạ thế giới 3 Chuyện lạ thế giới 3
    • 111
    • 0
    • 0
  • Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ
    • 57
    • 0
    • 0
  • Ke chuyen ve kim loai 1.pdf Ke chuyen ve kim loai 1.pdf
    • 155
    • 0
    • 0
  • Kể chuyên về kim loại 2 Kể chuyên về kim loại 2
    • 173
    • 0
    • 0
  • Khám phá những bí ẩn khoa học Khám phá những bí ẩn khoa học
    • 62
    • 0
    • 0
  • Kho tàng ca dao người Việt Kho tàng ca dao người Việt
    • 199
    • 0
    • 0
  • Lược sử thời gian Lược sử thời gian
    • 226
    • 0
    • 0
  • Nghệ thuật truyền thống Việt Nam Nghệ thuật truyền thống Việt Nam
    • 59
    • 0
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(283.1 KB) - Tài liệu Giáo trình Giao Tiếp Sư Phạm pptx-50 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nhóm Kỹ Năng Giao Tiếp Sư Phạm