A Pencil And A Dream Can Take You Anywhere… | Page 7
Có thể bạn quan tâm
Có duyên làm quen với Phật giáo một cách nghiêm túc hơn 10 năm trước trong lớp triết học sau đại học ở chương trình thạc sĩ, tui nghĩ chắc mình cũng có duyên ít nhiều, một hạt chủng tử tốt lành đã được gieo vào đâu đó. Thật ra, tui cũng say mê Phật giáo với những chiêu thức võ công bá đạo từ trước đó qua những trang tiểu thuyết Kim Dung. Mười năm thong thả gieo trồng, gặm từ từ như gặm bánh. Tuy không thoát khỏi tham sân si của đời người, nhưng chắc cũng có gì và này nọ. Tui không chắc mình sẽ bước ra khỏi luân hồi nhập niết bàn, diệt trừ được tham sân si (dù sao, cuộc sống không tham sân si thì không phải cuộc sống), nhưng tui cũng say mê theo dấu chân của các bậc đạo sư, nhất là từ khi tui biết đến tứ thánh đế, bát khổ, bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên, thành trụ hoại diệt; hay Phật giáo Mật tông Tây Tạng và bậc đạo sư thành tựu trong một đời Milarepa; hay triết học A-tỳ-đàm, và thiền minh sát Vipassana của Phật giáo Nguyên thủy; hay Tịnh Độ, Hoa Nghiêm hay Bát Nhã của Phật giáo Bắc truyền; vân vân và vân vân. Tui không chắc tui sẽ thoát khổ nhưng tui vẫn đang say sưa trong cái triết học vi diệu của Phật giáo.
Tui có duyên đi cùng chị và 1 người bạn qua Nepal, và cùng đứng dưới chân dãy Himalaya hùng vĩ. Đứng đó, tâm trí tui cũng lan man bay bay về Everest, hay Kailash xa xa bên kia, cùng những đỉnh núi thiêng chưa biết tên hay vùng đất thiêng Shambhala. Chị cũng là người có duyên với phật pháp và an yên với cuộc sống của mình. Sau chuyến Nepal, chị lại khăn gói qua Tây Tạng, về kể mà tui nghe chết mê chết mệt. Tui nghĩ là tui sẽ phải đến Tây Tạng vào một ngày nào đó. Một lần hẹn nhau đi ăn trưa, chị kể là chị đang đị học lớp triết học A-tỳ-đàm ở một chùa Phật giáo Nguyên thủy. Chị nói là, nếu nghiên cứu Phật giáo mà không biết triết học A-tỳ-đàm là một thiếu sót lớn vì nó bao trùm hết tất cả tinh yếu của Phật giáo. Phật giáo Nguyên thủy ở góc độ nào đó khắt khe hơn Phật giáo Bắc truyền về tam tạng kinh, luật, luận. Họ không có nhiều tông phái và họ chỉ chấp nhận một số các bộ kinh thôi, bám sát vào những bộ kinh đó, coi là lời phật dạy. Chị có giới thiệu những bài giảng của sư (tỳ kheo) Giác Nguyên Toại Khanh và chị nói sư giảng A-tỳ-đàm hay lắm.
Tui biết sư này, nhưng trước đó tui nghe không vô. Có bài thuyết pháp, sư nói sư có một cái ấm trà nhôm cũ méo móp để đun trà uống. Mỗi khi sư ngồi uống trà với cái ấm móp méo và nghĩ đến những bộ trà cụ sang trọng, như ấm tử sa chẳng hạn, sư coi thường những người ham mê những vật đó. Tui nghĩ là, trên đời này một người mỗi đạo. Đạo là quy luật của vạn vật. Có người lấy phật nhập đạo, có người lấy y nhập đạo, hay cũng có người lấy võ nhập đạo. Bằng cách nào đó, con đường nào đó, họ thấu đạt được quy luật của vạn vật, vậy là họ đắc đạo. Nhà Phật nói sinh lão bệnh tử, thành trụ hoại diệt. Việc một người thợ đi trên con đường của mình để làm ra một sản phẩm tuyệt đỉnh trong đạo của họ, giá trị liên thành, sao lại coi thường vật phẩm họ làm ra. Và nếu ai đó có đủ điều kiện, khả năng để trân quý những vật đó, sau lại coi thường họ.
Lại vào một lần khác, sư lấy ví dụ của một trái mít chín thơm lừng và cho mùi thơm ấy là mùi tử khí. Vì sau thành sẽ diệt, sẽ tử. Quy luật tự nhiên được khái quát như thế. Quả mít chín đang ở đỉnh cao nhất trong đời sống của nó, là tinh hoa của trời đất kết tụ lại trong một sinh mệnh và có thể còn đang mang theo nhiều sinh mệnh mới, đang là thời điểm rực rỡ nhất để cống hiến sinh mệnh của mình cho đại đạo trong trời đất, sao lại cho rằng chấp vào việc chín là chuẩn bị chết. Không phải người ta đang dạy hướng đến chánh niệm, sống trọn vẹn trong thời khắc hiện tại. Đó, vậy đó, nên tui thấy không thông.
Sau khi chị giới thiệu, tui mày mò đọc lại một số bài đăng của sư và thấy là ông ấy cũng có những kiến giải đặc biệt. Chị nói, những thứ râu ria thì có nhiều, như tâm ma, luôn là mình nhiễu loạn. Trí tuệ giúp mình vén màn mây mờ và nhìn vào bản chất của câu chuyện, thu nhặt được những cái tinh yếu mà mình cần nên biết. Quả đúng vậy, trong cuộc sống này, ngày càng nhiều thông tin và con người ngày càng dễ lạc lối. Cần luyện tập để có một cái tâm bình yên và một đôi mắt sáng để thấu suốt quan sát cuộc đời. Cảm ơn chị!
Tui gặp em trong một lớp học, tuổi em nhỏ hơn tui hẳn 2 con số, và tui vô cùng ngạc nhiên khi thấy hình nền điện thoại của em là hình Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva) và câu chú Om Benza Satto Hum. Qua Covid19, người ta tìm hiểu nhiều hơn về các vấn đề tâm linh, sách về tâm linh huyền thuật cũng được xuất bản bán nhiều, người ta nói chuyện về tâm linh nhân quả luân hồi nhiều hơn. Tuy nhiên, tìm hiểu về Mật tông lại là một chuyện khác, vì thật sự cũng không nhiều người biết về Phật giáo Mật tông với một hệ thống các triết lý khái niệm phức tạp. Em nói em đã trì niệm bài chú trăm chữ kim cang tát đỏa mấy năm rồi và cũng đã mở được một cánh cửa tâm linh bằng bài chú đó. Em trì niệm với niềm tin an bình cho gia đình, hiểu được con đường của giới định tuệ và chú tâm vào nó. Tự dưng, nghe xong tui cũng muốn lao vào tìm hiểu chìm đắm trong giấc mơ vi diệu còn dang dở của mình. Con đường tu hành trải nghiệm cũng cần những người đồng hành để nhắc nhở về con đường đã qua và con đường sắp tới. Cần có tự lực để bản thân vững vàng nhưng cũng cần có tha lực để mạnh dạn tiến bước. Cảm ơn em!
Lời kết
Đời cho ta quá nhiều thứTa chưa cho đời được nhiềuĐến bây giờ vẫn chưa học được cách làm sao để lời được nhiềuMười năm như một bức hoạ, cũng may là trời đỡ xám hơnThứ mà ta học được nhiều nhất là cách xin lỗi và lời cám ơn
Trích Mười năm – Đen Vâu ft. Ngọc Linh
Từ khóa » Chàng Oedipus
-
Oedipus – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bi Kịch Của Chàng Oedipus - Epic
-
Vở Bi Kịch "Oedipus Làm Vua" Của Sophocle - IViVi
-
Tìm Hiểu Về Phức Cảm Oedipus - Vô Vàn Kiến Thức
-
Oedipus – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Oedipus - Wiki Tiếng Việt - Du Học Trung Quốc
-
OEDIPUS In English Translation - Tr-ex
-
Pin On Sex History: Greek - Pinterest
-
Oedipus Rex - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Con Nhân Sư Và Microsoft | Talent Community - CareerBuilder
-
Mặc Cảm Ê-đip - Báo Đà Nẵng điện Tử
-
Đọc Truyện Truyền Thuyết Về Các Loài Hoa - Truyen3h