Á Sừng Da Mặt Phiền Toái Mất Thẩm Mỹ Phải Làm Sao?
Có thể bạn quan tâm
Bệnh á sừng, đặc biệt là á sừng trên vùng da mặt khiến bạn tự ti trong giao tiếp cũng như gây nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đây là căn bệnh thuộc nhóm viêm da cơ địa, có thể xảy ra với bất kì đối tượng nào, bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn đối với á sừng da mặt, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục
- Á sừng da mặt và triệu chứng bệnh!
- Nguyên nhân gây á sừng da mặt
- Di truyền
- Thay đổi thời tiết
- Tiếp xúc hóa chất và vật liệu kích ứng
- Thiếu dinh dưỡng
- Bệnh á sừng da mặt có nguy hiểm không?
- Thiếu tự tin trong giao tiếp
- Da suy yếu, nguy cơ bội nhiễm
- Nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng máu
- Bệnh á sừng da mặt có chữa được không?
- Phải làm sao khi bị á sừng da mặt?
- Cải thiện triệu chứng tại nhà
- Sử dụng các bài thuốc dân gian
- Sử dụng thuốc Tây
- Sodermix – Giải pháp an toàn cho bệnh á sừng da mặt
Á sừng da mặt và triệu chứng bệnh!
Á sừng là một tình trạng viêm da nghiêm trọng thuộc nhóm viêm da cơ địa rất phổ biến hiện nay, có thể gặp ở mọi lứa tuổi với nhiều dấu hiệu khác nhau trên bề mặt da. Liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, cơ địa của mỗi người, xuất hiện tại một vị trí cố định nhưng cũng có trường hợp lan sang các vùng da khác, gây nhiều khó chịu.
Á sừng da mặt là người bệnh bị á sừng ở vùng da mặt. Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và tâm lý người bệnh, đặc biệt là phụ nữ đặc biệt với cuộc sống chuộng cái đẹp như hiện nay.
Theo các chuyên gia da liễu, á sừng da mặt được biểu hiện bởi một số triệu chứng như:
- Tình trạng da bị khô ráp, bong tróc và nứt nẻ không ngừng, lớp da chết bong ra như phấn trắng hoặc theo từng mảng da lớn nhỏ, trong một số trường hợp có các đường rãnh nông sâu trên da mặt.
- Tiếp xúc hóa chất, đặc biệt chất tẩy làm cho tình trạng nặng hơn: như các loại sữa rửa mặt có tính tẩy mạnh,…
- Ngứa ngáy khó chịu tăng nhiều hơn khi bạn gãi, da có thể tấy đỏ hoặc không.
- Đau và chảy máu do sự nứt nẻ, bong tróc da, nhất là các vị trí có các rãnh nứt.
Các vùng tổn thương do á sừng trên da mặt có thể lan rộng đến phía sau tai, da đầu,..Nặng hơn khi tiếp xúc với các hóa chất mang tính tẩy rửa. Nếu chăm sóc không đúng cách, rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý da liễu khác, người bệnh chủ quan, làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây á sừng da mặt
Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể của bệnh. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố rối loạn miễn dịch và các kích thích ngoại cảnh khiến cho bệnh dễ bùng phát hơn, có thể kể đến như:
Di truyền
Tuy bệnh không lây giữa người với người nhưng những người mắc á sừng da mặt rất có thể có người thân trong hệ cận huyết cũng mắc một dạng á sừng hoặc dạng viêm da cơ địa khác.
Theo một số nghiên cứu dịch tễ, có đến 72% người bị á sừng có người thân bị bệnh này hoặc viêm da cơ địa, cho thấy tính di truyền cao của bệnh này.
Nếu trong một gia đình có ba hoặc mẹ bị á sừng, viêm da cơ địa, thì nguy cơ đứa con cũng mắc bệnh tương tự lên đến 45%. Điều này lý giải tại sao mặc dù không lây truyền giữa người với người nhưng trong một gia đình lại có nhiều người cùng mắc á sừng.
Thay đổi thời tiết
Thời tiết mùa đông hanh khô, thiếu độ ẩm không khí hoặc khi mùa hè nóng nực, cơ thể ra nhiều mồ hôi là một trong những yếu tố khiến cho bệnh dễ tái phát, trở nặng hơn.
Do da bị mất nước, thiếu độ ẩm, trở nên khô ráp, bong tróc. Đôi khi tiết nhiều mồ hôi khiến da mặt đang ẩm nhưng bị khô nhanh, lặp lại nhiều lần như thế làm mất đi sự cân bằng, khiến da bị nứt nẻ, suy yếu.
Tiếp xúc hóa chất và vật liệu kích ứng
Một số loại vật liệu có thể khiến da nhạy cảm như các loại sợi tổng hợp, chất liệu nylon hoặc vinyl,..Các chất này thường có trên một số loại khẩu trang vải, khăn lau mặt,…
Bệnh nhân có thể bị á sừng da mặt khi tiếp xúc với các mỹ phẩm chứa hóa chất kích ứng da có trong sữa rửa mặt, nước tẩy trang, các loại mặt nạ, kem bôi dưỡng da,…
Da mặt có các dấu hiệu của á sừng khi tiếp xúc với vật liệu, hóa chất kể trên. Cần ngưng sử dụng sản phẩm, đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị nếu vùng kích ứng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.Thiếu dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng là một phần không thể thiếu đối với sự hình thành, duy trì và phát triển các hoạt động sống của con người. Một số vitamin quan trọng đối với cơ thể cũng như làn da như vitamin A, D, E, C,…
Việc cơ thể thiếu hụt các vitamin, các vi chất dinh dưỡng làm cho quá trình trao đổi chất của cơ thể bị gián đoạn, không thể hoàn thành quá trình tổng hợp tế bào sừng, từ đó khiến da mặt bị á sừng.
Khi da bị yếu đi do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, là điều kiện cho các tác nhân bên ngoài như khói bụi, hóa chất, vi khuẩn,…có cơ hội tấn công da, tạo cơ hội bộc phát bệnh.
Bệnh á sừng da mặt có nguy hiểm không?
Bệnh á sừng a mặt vốn chỉ là một căn bệnh ngoài da thường không nguy hiểm đến tính mạng con người, tuy nhiên thường tạo nhiều bất tiện trong sinh hoạt, một số người vẫn còn chủ quan. Nếu không được điều trị đúng cách, nhanh chóng, bệnh có thể nhanh chuyển biến nặng, bội nhiễm, tái phát liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhất là yếu tố thẩm mỹ.
Thiếu tự tin trong giao tiếp
Bệnh tái phát liên tục khiến cho vùng da bị á sừng khó hồi phục, các vết nứt, bong tróc và đỏ, không còn được mịn màng, làm mất thẩm mỹ, để lại sẹo xấu, nhất là á sừng da mặt.
Gây nên tâm lý tự ti, ngại giao tiếp với xã hội, khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, học tập và công việc.
Da suy yếu, nguy cơ bội nhiễm
Các tổn thương nghiêm trọng làm da ngày một yếu, không kịp hồi phục, mất khả năng bảo vệ khỏi các tác nhân bên ngoài. Đặc biệt là lớp sừng bảo vệ da nếu bị tổn thương, khả năng bảo vệ kém đi, làm cho da sần sùi, mất cân bằng độ ẩm, da và cơ thể ngày càng suy kiệt. Dễ bị tổn thương nặng hơn bởi bụi bẩn bên ngoài, tia cực tím, vi khuẩn,..
Các vết rãnh nứt nẻ da có thể tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn cư trú, khiến các lỗ chân lông trên da mặt bị bít tắc, gây các dạng mụn nhọt. Gãi ngứa hay thoa các thuốc không rõ nguồn gốc khiến cho da bạn tệ hơn, cơ hội cho các vi khuẩn mủ xanh, tụ cầu phát triển, bội nhiễm.
Nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng máu
Người bị á sừng thường hay gãi, tạo các vết xước, da càng ngày tổn thương, hồi phục chậm. Vi khuẩn tru khú phát triển, nhất là vi khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, gây ra tình trạng hoại tử nghiêm trọng.
Khi da không còn khả năng bảo vệ, các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là khu vực da nhiễm trùng diện trộng, có các vết rãnh nứt sâu là nơi thuận lợi cho vi khuẩn vào các cơ quan bên trong thông qua mạch máu. Thậm chí, bệnh nhân có thể có biến chứng về tim mạch, bại liệt, tủy xương,…
Một số biến chứng khác phổ biến nếu không được điều trị kịp thời như lichen hóa (da đổi màu, sần sùi, bong tróc,…), chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Bệnh á sừng da mặt có chữa được không?
Có thể nói á sừng da mặt là một dạng viêm da cơ địa mãn tính, dễ tái phát. Chính vì vậy, hiện nay vẫn chưa có thuốc nào đặc trị khỏi hoàn toàn bệnh. Quá trình điều trị chỉ có thể cải thiện các tình trạng tổn thương da, hạn chế nguy cơ tái phát nhất có thể.
Bệnh có thể điều trị theo từng đợt, kiểm soát được các tác nhân gây bệnh là một trong những yếu tố góp phần hạn chế bệnh nặng hơn. Quá trình điều trị cũng cần sự kiên nhẫn lâu dài, nguy cơ bệnh quay trở lại rất cao nếu như người mắc tiếp xúc một trong những tác nhân như hóa chất, chất tẩy rửa, thay đổi thời tiết,…
Phải làm sao khi bị á sừng da mặt?
Như đã biết, bệnh càng để lâu thì diễn biến càng phức tạp, khó chữa trị, có thể là cơ sở cho nhiễm trùng máu, hoại tử,…cũng như gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, quá trình điều trị cần chủ động thực hiện càng sớm càng tốt, ngăn ngừa biến chứng, tái phát nhiều lần.
Để có thể điều trị á sừng da mặt hiệu quả, trước hết các bác sĩ cần phải xác định nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, đưa ra những chẩn đoán và cách chữa sao cho phù hợp.
Cải thiện triệu chứng tại nhà
Ngoài phác đồ điều trị do bác sĩ thực hiện, bạn cũng có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện dưới đây, tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước, tránh trường hợp thực hiện không đúng cách hoặc không phù hợp:
- Dưỡng ẩm da: Á sừng khiến da khô nẻ nên việc dưỡng ẩm là một trong những điều kiện giúp giảm thiểu triệu chứng bệnh. Người bệnh có thể sử dụng dầu oliu, các loại kem dưỡng ẩm có thành phần lành tính giúp làm mềm .
- Hạn chế tổn thương da mặt: Đặc biệt tại các vết nứt, không dùng các dạng khăn bông chất liệu thô để chà xát lên da sau khi rửa mặt. Nên dùng khăn bông lau khô nhẹ nhàng.
- Không dùng tay cậy, bóc vảy da: Hạn chế trầy xước, vi khuẩn xâm nhập.
- Tránh nước tiếp xúc lâu với da: Sau khi rửa mặt, cần lau khô ngay sau đó.
- Không ngâm nước muối: Nước muối là môi trường ưu trương, làm da bị khô nẻ nhiều hơn.
- Không tiếp xúc hóa chất, đặc biệt chất tẩy: Bạn nên dùng các sữa rửa mặt ít tạo bọt, dành riêng cho da nhạy cảm hoặc làn da khô để vết thương không trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi: Nhất là các loại có màu sắc sặc sỡ, chứa nhiều vitamin A, D, E, C,…
- Uống nhiều nước: Da mặt bị á sừng thường khô, chính vì vậy việc uống nước luôn cần thiết để cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng như da mặt.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Ưu điểm khi sử dụng các bài thuốc dân gian trong điều trị á sừng da mặt là nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, thời gian điều trị còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa của từng người, phương pháp này có thể cải thiện được các triệu chứng khó chịu của bệnh như khô da, nứt nẻ, bong tróc da, ngứa,…
Dùng dầu dừa
Acid béo trong dầu dừa có tác dụng ức chế quá trình oxy hóa, cung cấp độ ẩm cho da, giảm thiểu tình trạng bong tróc và giúp da kháng khuẩn, đồng thời đây cũng là một phương pháp lành tính, ít kích ứng. Nguyên liệu dễ tìm kiếm, cách sử dụng đơn giản.
Cách dùng: Da sau khi rửa sạch, dùng dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng da bị á sừng, lưu ý: không bôi quá nhiều, dùng khăn bông để thấm bớt dầu thừa ra ngoài, bôi nhiều dầu dừa khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc, gây mụn. Bạn có thể để yên 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước hoặc để qua đêm.
Dùng nha đam
Áp dụng trong những trường hợp á sừng nhẹ, nha đam có tác dụng cấp ẩm nhanh chóng, giảm mẩn ngứa, giá thành rẻ và phổ biến nên được rất nhiều người sử dụng.
Cách dùng: Rửa sạch vùng da bị á sừng cho sạch, lau khô. Nha đam sau khi lột vỏ, rửa sạch thì tán cho nhuyễn, bôi nha đam lên da sau đó massage nhẹ nhàng trong 10 – 15 phút. rửa lại thật sạch với nước và lau khô. Áp dụng 1 tuần 1 – 2 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với mật ong do khả năng kháng khuẩn của mật ong rất tốt.
Sử dụng thuốc Tây
Những trường hợp nhẹ và cấp tính sử dụng các biện pháp điều trị tại chỗ là chủ yếu. Nhưng đối với các trường hợp nặng, cần được các bác sĩ da liễu chẩn đoán xác định tình trạng bệnh để đưa ra phương án điều trị. Các loại thuốc kem bôi, thuốc uống,…không nên sử dụng tùy tiện khi không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:
- Thuốc Corticoid: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị á sừng nói riêng và các dạng viêm da cơ địa nói chung khác. Thuốc bôi có tác dụng chống viêm tại chỗ, dưỡng ẩm, ngăn sừng hóa,…giúp làm giảm các triệu chứng nhanh chóng. Thuốc dùng đường uống thường được chỉ định khi tình trạng bệnh nặng.
- Thuốc kháng Histamin: Thuốc có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng, giúp người bệnh giảm đi các tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Phổ biến nhất có thể kể đến như: Cetirizin, Loratadine, Fexofenadin,…
- Thuốc kháng sinh: Dùng khi có trường hợp nhiễm khuẩn trên da mặt, để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm da.
- Thuốc Acid Salicylic: Có tác dụng chống viêm, đồng thời giúp giảm thiểu tình trạng bong tróc da, làm da trở nên mịn màng.
- Các loại thuốc khác: Ngoài ra, tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà bác sĩ còn phải kê thêm một số thuốc khác như vitamin tổng hợp (vitamin A, D, E, C,…), thuốc giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen,…)
Sodermix – Giải pháp an toàn cho bệnh á sừng da mặt
Kem bôi Sodermix được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp có tác dụng đối với các vấn đề về viêm da cơ địa như á sừng,…Sản phẩm được thử nghiệm lâm sàng tại Ukraine, Khoa Da liễu và Thẩm mỹ – Đại học Y khoa Quốc gia Donetsk.
Đây là sản phẩm có thành phần là một loại enzyme có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ có tên là Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ trái cà chua xanh, đồng thời còn chứa các thành phần giúp dưỡng ẩm, mềm da như dầu trái bơ, dầu khoáng thiên nhiên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm giúp 93,1% bệnh nhân thuyên giảm các triệu chứng ngứa ngáy, da khô rát, bong tróc, sưng viêm trên da mặt. Giúp hạn chế hình thành các sẹo thâm sạm.
Sản phẩm đặc biệt KHÔNG CHỨA CORTICOID nhưng vẫn mang lại hiệu quả tối ưu cho người sử dụng, an toàn cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Lời kết
Á sừng da mặt tuy khiến bạn tự ti trong giao tiếp, tuy nhiên nếu có lối sống khoa học, điều trị sớm, kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chắc chắn các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Hy vọng bài viết có được những thông tin cần thiết dành cho bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi.
Chia sẻ12Từ khóa » Sùng Da
-
Dày Sừng Da Dầu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng | Vinmec
-
Dày Sừng Da Dầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị | Medlatec
-
Bệnh Sưng Da: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Dày Sừng Tiết Bã - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dày Sừng Da Dầu Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
-
SƯNG DA In English Translation - Tr-ex
-
SỪNG DA (Cutanneus Horn)
-
Á Sừng Da Đầu: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
-
Cách Chăm Sóc Da Bị Dày Sừng Nang Lông | BvNTP
-
Điều Trị Dày Sừng Da Dầu | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
Đá Sừng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh á Sừng ở Da đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh á Sừng Da đầu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa
-
Bệnh á Sừng ở Da đầu - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đúng
-
Dày Sừng Nang Lông - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Dày Sừng Nang Lông: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Các Thuốc Trị Dày Sừng Bàn Chân - Bệnh Viện Hồng Ngọc