[A-Z] Luật Bida Lỗ Và Bida 3 Băng, Các Tính Điểm Trong Luật Bida!

Bên cạnh cách chơi, các kỹ thuật chơi bida thì luật bida cũng là một trong những thắc mắc được nhiều người gửi về cho Thể Thao Đông Á trong thời gian qua. Chính vì vậy, trong bài viết kỳ này, chúng tôi sẽ gửi tới các thông tin cơ bản nhất về luật bida 3 băng và 9 pool. Cùng xem nhé!

1. Luật bida 3 băng

Bida 3 băng là một trong những hình thức chơi của bida carom, do đó, luật bida 3 băng sẽ bao gồm cả các điều luật bida carom chung như sau:

1.1. Bàn đánh và bóng bida

Thông số bàn đánh:

  • Kích thước lòng bàn chơi: 142 cm x 284 cm.
  • Chiều cao của bàn đánh: 75 cm – 80 cm
  • Chiều cao của băng bàn: 3.6 cm – 3,7 cm

Tiêu chuẩn của bi đánh:

  • Kích thước bi đạt  61 mm – 61.5 mm.
  • Trọng lượng: 205gram – 250gram.

Có 5 điểm được đánh dấu trên bàn đánh với vị trí lần lượt là:

  • Điểm đầu bàn đánh trên đường dọc bàn, cách băng đỉnh là 142 cm.
  • Điểm cuối bàn đánh trên đường tâm dọc bàn, cách băng cuối là 71 cm.
  • 2 điểm đặt khai cuộc nằm hai bên ngang của điểm cuối và cách điểm cuối là 18 cm.
Bàn bida 3 băng

Bàn bida 3 băng

>>> Xem thêm các thông số tiêu chuẩn về kích thước bàn bida – cơ bida – bóng bida trong thi đấu giúp bạn hiểu rõ hơn bộ môn này!

1.2. Bắt đầu trận đấu

Trận đấu bida sẽ được bắt đầu khi đối thủ khai cuộc được chọn sau thi dành quyền hoặc bốc thăm. Thông thường, thi dành quyền khai cuộc sẽ được thực hiện như sau:

  • Trọng tài đặt 2 bóng trên đường ngang với điểm cuối và đầu nhằm lấy mốc phân chia 2 phần cho 2 cơ thủ.
  • Hai cơ thủ cùng đánh bi về hướng băng đỉnh. Bi chạm băng và quay trở lại. Bi nào gần băng cuối hơn thì cơ thủ đó được chọn là người khai cuộc.
  • Trong trường hợp cơ thủ đánh bi ra khỏi phần bàn của mình sẽ bị mất quyền khai cuộc.
  • Người dành được quyền khai cuộc có thể nhường lại cho cơ thủ còn lại.

Các vị trí được sử dụng với cú đánh khai cuộc:

  • Bi đỏ được đặt ở điểm đầu.
  • Bi của cơ thủ còn lại được đặt ở điểm cuối.
  • Bi của cơ thủ khai cuộc sẽ đặt được tại 1 trong 2 điểm khai cuộc.
Cơ thủ cần thực hiện cú đánh khai cuộc để bắt đầu trận đấu

Cơ thủ cần thực hiện cú đánh khai cuộc để bắt đầu trận đấu

>>> Bạn có biết bóng bida làm bằng chất liệu gì?

1.3. Đặt lại bi

Theo luật bida 2 băng, bi cái bị dính sẽ được đặt lại tại điểm quy điểm là điểm cuối. Với trường hợp điểm quy định đã bị chiếm chỗ thì bi chiếm chỗ sẽ được đặt lại tại các điểm khác theo quy tắc như sau:

  • Nếu là bi đỏ, bi sẽ được đặt tại điểm đầu bàn.
  • Nếu là bi của cơ thủ còn lại, bi được đặt tại điểm giữa.

1.4. Phạm lỗi làm mất lượt cơ

Trong luật bida băng, cơ thủ sẽ mất lượt cơ trong các trường hợp sau:

  • Bi rơi ra khỏi bàn đánh.
  • Cơ thủ dùng cơ đánh không hợp lệ.
  • Có tác độ đến bi như chạm tay, quần áo, các bộ phận khác của cơ thể,…
  • Đánh bi khi chân không chạm sàn.
  • Có động tác đẩy cơ.
  • Đánh 2 bi lần.
  • Đánh sai bi.

1.5. Đánh tiếp khi phạm lỗi không cố ý

Các trường hợp cơ thủ được đánh tiếp khi xảy ra lỗi không cố ý trong luật bida 3 băng là:

  • Cú đánh phạm lỗi do sự va chạm từ bên ngoài thì cơ thủ sẽ không bị bắt lỗi. Nếu bóng bi xê dịch do rối loạn thì sẽ được đặt lại vị trí ban đầu với độ chính xác càng cao càng tốt.
  • Bóng bi a nhảy lên thành băng rồi quay trở lại bàn vẫn sẽ được coi là hợp lý.
  • Cú đánh trượt cơ sẽ không làm mất lượt củ cơ thủ. Tuy nhiên, nếu sắt bịt đầu cơ hoặc cán cơ đã chạm bi cái thì cơ thủ sẽ tính là mất lượt.

1.6. Diễn biến trong trận đấu

  • Trong trường hợp có những lý do ngoài sự kiểm soát của cơ thủ hoặc cơ thủ không thể bắt đầu trận đấu thì trận đấu có thể bị hoãn hoặc do ban tổ chức quyết định.
  • Một cơ thủ bị tước quyền thi đấu thì cơ thủ còn lại sẽ được công nhận là thắng cuộc.
  • Đánh chạy bi (phòng thủ) có chủ tâm là không được phép.
  • Nếu trọng tài nhận thấy cơ thủ dùng 1 lượng thời gian khác thường để thực hiện giữa các cú đánh hoặc xác định lựa chọn cú đánh với ý định làm mất ổn định tâm lý thi đấu của cơ thủ còn lại, trọng tài sẽ cảnh cáo cơ thủ. Hoặc làm mất lượt cơ tiếp theo nếu vẫn sử dụng chiến thuật này.

1.7. Kết thúc trận đấu

Theo luật bida, trận đấu là kết thúc nếu cơ thủ ghi được số điểm hoặc đánh đú số lượt cơ được ban tổ chức quy định. Nếu không có giới hạn lượt cơ, cơ thủ nào ghi được số điểm quy định trước sẽ chiến thắng. Hoặc có sự giới hạn lượt cơ, cơ thủ nào có nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.

Khi có 2 cơ thủ có điểm số ngang nhau thì:

  • Ban tổ chức sẽ so sánh chỉ số trung bình của 2 cơ thủ ở những trận đấu trước.
  • Thi đấu bằng cú đánh khai cuộc.
  • Bốc thăm.

>>> Bật mí top các cơ thủ bida giỏi nhất thế giới và giỏi nhất tại Việt Nam được giới chuyên môn và người hâm mộ công nhận mà có thể bạn chưa biết!

1.8. Luật thi đấu

  • Cơ thủ phải đánh cho bi cái chạ ít nhất 3 lần với 1 hoặc nhiều băng trước khi chạm vào bi mục tiêu. Nếu không  cú đánh sẽ bị coi là phạm lỗi.
  • Bi cái nhảy 1 hoặc nhiều lần lên thành băng rồi quay trở lại mặt bàn thì vẫn được xem là hợp lệ. Và mỗi lần nhảy hoặc chạm vào thành băng, thành bàn được xem là một chạm.
  • Nếu bóng dính vào thành băng, cơ thủ có thể đánh vào chính băng đó nhưng lần chạm này sẽ không được tính.

2. Luật bida lỗ 9 bóng

Luật bida 9 lỗ bao gồm những nội dung sau:

2.1. Mục tiêu của trận đấu

  • Trong trận đấu sẽ có 9 bóng bida được đánh số thứ tự từ 1 đến 9 và 1 bi cái. Mục tiêu cho cú đánh mà bi cái chạm đầu tiên là bi mục tiêu có số thấp nhất trên bàn. Tuy ên với những bi mục tiêu vào lỗ thì không nhất thiết phải theo thứ tự nó trên.
  • Cơ thủ nếu đánh trượt  hoặc phạm lỗi sẽ nhường lượt đánh những bi còn lại cho cơ thủ còn lại.
  • Trận đấu kết thúc khi một trong hai cơ thủ thắng đủ số ván quy định của một trận đấu.

2.2. Xếp bi khai cuộc

Theo luật bida 9 lỗ, các bi mục tiêu sẽ được xếp thành hình thoi với một khuôn tam giác. Trong đó:

  • Bi số 1 nằm ở định hình troi và ở trên điểm cuối bàn.
  • Bi số 9 nằm ở chính giữa hình thoi.
  • Các bi còn lại được xếp xung quanh.
  • Bi cái được đặt ở lằn ngang đầu bàn.
Xếp bi trong bida 9 bóng

Xếp bi trong bida 9 bóng

>>> Tham khảo các kỹ thuật đánh bida lỗ và bida phăng cơ bản giúp bạn có được nền tảng “chắc chắn” nhất nếu đang tìm hiểu về bộ môn này!

2.3. Cú đánh khai cuộc

Thông thường, người thắng trong lần thi giành khai cuộc. Trong nội dung bida 9 pool, người thắng ở ván đầu trước sẽ được thực hiện cú đánh khi cuộc ở ván đấu tiếp theo, trừ các quy định khác đến từ ban tổ chức như:

  • Cơ thủ luân phiên khai cuộc.
  • Cơ thủ thua khai cuộc.

2.4. Diễn biến của trận đấu

  • Sau cú đánh khai cuộc hợp lệ, cơ thủ sẽ được quyền đánh an toàn.
  • Nếu cú đánh khai cuộc hợp lê và có 1 hoặc nhiều bi muc tiêu vào lỗ, cơ thủ sẽ được đánh tiếp cho đến khi trượt, phạm lỗi hoặc thắng ván đấu đó. Lúc này, cơ thủ còn lại sẽ được quyền đánh tiếp.
  • Ván dầu được tính là kết thúc khi bi số 9 được đưa vào lỗ bằng một cú đánh hợp lệ.

2.5. Đánh an toàn

  • Sau cú đánh khai cuộc hợp lệ thì cơ thủ có thể chơi 1 cú an toàn với việc đưa bi cái đến vị trí tốt hơn cho những đường bi sau.
  • Cơ thủ phải báo là cú đánh an toàn trước khi thực hiện, nếu không cú đánh sẽ được xem là đánh thường.
  • Với cú đánh an toàn, bi cái không nhất thiết phải chạm băng hoặc chạm bi mục tiêu.
  • Bi mục tiêu nếu vào lỗ trong cú đánh an toàn thì không được tính và không được đặt trở lại ngoại trừ là bi số 9.
  • Cú đánh an toàn không được xem là phạm luật.
  • Sau cú đánh khai cuộc không hợp lệ, cơ thủ còn lại sẽ được bắt đầu lượt đi cơ của mình nhưng không được đánh an toàn.

2.6. Chạm bi sai

  • Bi mục tiêu trong lần va chạm đầu tiên của bi cái nếu không phải là bi có chỉ số thấp nhất trên bàn thí cú đánh được coi là phạm lỗi.

2.7. Bi không chạm băng

  • Khi đánh bi cái chạm vào mục bi mục tiêu, nếu không có bi mục tiêu rơi vào lỗ mà bi cái hay bất cứ bi mục tiêu nào khác không chạm băng thì cú đánh đó sẽ bị xem như là phạm luật.

2.8. Bi cái trong tay

  • Khi bi cái trong tay, cơ thủ có quyền được đặt bi cái tại bất cứ vị trí nào trên bàn đánh mà không được chạm vào bi mục tiêu. Cơ thủ cũng có thể tiếp tục di chuyển bi cái cho đến khi thực hiện cú đánh.

2.9. Phạm lỗi 3 lần liên tục

  • Cơ thủ phạm lỗi 3 lần liên tục trong 3 cú đánh thì sẽ bị xử thua ván đấu đó.
  • Lời cảnh báo của trọng tài sẽ được đưa ra khi cơ thủ phạm lỗi lần thứ 2 và 3.

2.10. Kết thúc trận đấu

Ván đấu là kết thúc khi bi số 9 được đưa vào lỗ bằng một cú đánh hợp lệ hoặc có 1 cơ thu bị xử thua do phạm luật quá 3 lần.

Cơ thủ đưa được bóng số 9 vào lỗ với một cú đánh hợp lệ sẽ kết thúc ván đấu

Cơ thủ đưa được bóng số 9 vào lỗ với một cú đánh hợp lệ sẽ kết thúc ván đấu

>>> Xem ngay cách xếp bóng bida đúng cách để những trận bida của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn! 

3. Cách tính điểm bida

3.1. Cách tính điểm bida 3 băng

Cách tính điểm trong bida 3 băng được quy định như sau:

  • Bi chủ chạm vào 1 bi sau đó chạm đủ 3 băng trở nên rồi chạm vào bi còn lại sẽ được tính là 1 điểm.
  • Bi chủ không chạm vào 2 bi mà chỉ chạm 1 bi hoặc chạm 2 lần băng sẽ không được tính điểm.
  • Bi chủ cham vào hai bi nhưng không có lần chạm băng trước đó cũng không được tính điểm.
Một cú đánh hợp lệ trong bida băng sẽ được tính là 1 điểm

Một cú đánh hợp lệ trong bida băng sẽ được tính là 1 điểm

>>> Click và xem ngay những kinh nghiệm chơi bida đến từ các cơ thủ chuyên nghiệp giúp bạn cải thiện khả năng “ra cơ” trong thời gian ngắn nhất!

3.2. Cách tính điểm bida lỗ

Trong bida 15 bóng, cách tính điểm bida lỗ được quy định như sau:

  • Bi mục tiêu lọt vào lỗ hợp lệ sẽ được tính điểm theo giá trị của bi mục tiêu đó.
  • Ván đấu sẽ kết thúc khi cơ thủ đạt 61 điểm hoặc nhiều hơn.
  • Nếu cả cơ thủ cùng đạt 60 điểm sau khi tất cả 15 bi mục tiêu đã vào lỗ, trận đấu sẽ được coi là hòa và được chơi lại.

4. Kết luận

Trên đây là những thông tin về luật bida mà Thể Thao Đông Á muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích nhất giúp bạn tự tin hơn khi chơi và không bỏ lỡ cơ hội chiến thắng vào tay của đối phương. Thể Thao Đông Á chúc bạn có nhiều sức khỏe. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trong thời gian tới! >>> Lúc này bạn có thể tham khảo thêm 30+ mẫu bàn bida tốt, giá rẻ nếu đang có nhu cầu mua bàn đánh bida sử dụng tại nhà hoặc kinh doanh!

Từ khóa » Cách đánh Bida 3 Băng