ABICIN - Kháng Sinh Amikacin Tiêm Truyền

Mục lục

  • 1 Dạng trình bày
  • 2 Dạng đăng kí
  • 3 Thành phần
  • 4 Dược lực học
  • 5 Dược động học
    • 5.1 * Hấp thu:
    • 5.2 * Phân bố:
    • 5.3 * Bài tiết:
  • 6 Chỉ định
  • 7 Chống chỉ định
  • 8 Liều và cách dùng
    • 8.1 * Cách dùng:
    • 8.2 * Liều lượng:
  • 9 Chú ý đề phòng và thận trọng
  • 10 Tương tác thuốc
  • 11 Tác dụng không mong muốn
  • 12 Quá liều
  • 13 Bảo quản
  • 14 * GIÁ BÁN LẺ SẢN PHẨM

ABICIN là thuốc có thành phần chính là Amikacin thuộc kháng sinh nhóm aminoglycosid được chỉ định trong một số loại nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đường tiết niệu.

Dạng trình bày

Bột đông khô pha tiêm

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Lọ bột đông khô pha tiêm chứa:

Amikacin sulfat tương ứng Amikacin………250 mg

Tá dược Manitol, nước cất vừa đủ……………1 lọ

Ống dung môi chứa:

Nước cất pha tiêm…………………………………2 ml

Dược lực học

Amikacin là kháng sinh nhóm aminoglycosid.

Thuốc có tác dụng diệt khuẩn thông qua sự ức chế tổng hợp protein vi khuẩn bằng cách gắn vào tiểu phần 30S của ribosom vi khuẩn và ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn.

Dược động học

* Hấp thu:

Amikacin được hấp thu nhanh, nồng độ đỉnh đạt được sau 30 phút đến 1 giờ.

* Phân bố:

Amikacin thâm nhập tốt vào xương, tim, đường niệu, mô phổi, đường mật, phế quản, mủ, các khoảng gian bào, khoang màng phổi và bao hoạt dịch. Thuốc xuyên thấm kém vào dịch não tủy nhưng tăng lên đáng kể khi màng não bị viêm.

* Bài tiết:

Chủ yếu qua đường lọc cầu thận. Vì thế khi dùng cho bệnh nhân suy thận, cần theo dõi hết sức cẩn thận.

Chỉ định

– Điều trị nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn đe doạ tính mạng, đặc biệt nhiễm khuẩn chưa biết nguyên nhân hoặc nhiễm khuẩn máu nghi do trực khuẩn Gram (-).

– Dùng phối hợp với Cephalosporin, Penicilin và các kháng sinh khác, phụ thuộc vào loại nhiễm khuẩn. Thông thường nên phối hợp với các kháng sinh nhóm Betalactam.

– Khi nhiễm khuẩn toàn thân do P. aeruginosa: phối hợp với Piperacilin.

– Nếu viêm nội tâm mạc do S. faecalis hoặc alpha Streptococcus: phối hợp với Ampicilin hoặc Benzylpenicilin tương ứng.

– Để điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí, phối hợp với Metronidazol hoặc một thuốc chống vi khuẩn kỵ khí khác.

Chống chỉ định

– Quá mẫn cảm với các Aminoglycosid.

– Bệnh nhược cơ.

Liều và cách dùng

* Cách dùng:

– Amikacin sulfat dùng tiêm bắp, hoặc truyền tĩnh mạch.

– Để truyền tĩnh mạch, đối với người lớn, pha 500 mg Amikacin vào 100 – 200 ml dịch truyền thông thường như dung dịch Natri clorid 0,9% hoặc Dextrose 5%. Liều thích hợp Amikacin phải truyền trong 30 – 60 phút.

– Đối với trẻ em, thể tích dịch truyền phụ thuộc vào nhu cầu người bệnh, nhưng phải đủ để có thể truyền trong 1 – 2 giờ ở trẻ nhỏ, hoặc 30 – 60 phút ở trẻ lớn.

* Liều lượng:

– Người lớn và trẻ lớn tuổi, có chức năng thận bình thường:

+ 15 mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau để tiêm cách 8 hoặc 12 giờ/lần.

+ Liều hàng ngày không được vượt quá 15 mg/kg hoặc 1,5 g.

– Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non:

+ Liều nạp đầu tiên 10 mg/kg

+ Tiếp theo là 7,5 mg/kg cách nhau 12 giờ/lần.

– Hiện nay có chứng cứ là tiêm Aminoglycosid 1 lần/ngày, ít nhất cũng tác dụng bằng và có thể ít độc hơn khi liều được tiêm làm nhiều lần trong ngày.

– Ở người có tổn thương thận, phải định lượng nồng độ amikacin huyết thanh, phải theo dõi kỹ chức năng thận và phải điều chỉnh liều.

– Đối với người suy thận, có thể dùng các liều 7,5 mg/kg thể trọng, khoảng cách tùy thuộc vào nồng độ creatinin huyết thanh hoặc vào độ thanh thải creatinin.

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Dùng Amikacin phải thận trọng, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ, vì có nguy cơ cao độc cho tai và cho thận.

– Phải giám sát chức năng thính giác và chức năng thận.

– Tránh dùng thuốc kéo dài và/hoặc lặp lại.

– Tránh dùng đồng thời hoặc nối tiếp với các thuốc khác có độc tính cho thính giác hoặc thận (cả dùng toàn thân và tại chỗ).

– Không dùng quá liều khuyến cáo.

– Nhất thiết phải định lượng nồng độ thuốc trong huyết thanh khi dùng cho người bị tổn thương thận.

– Việc kiểm tra chức năng thận trong quá trình điều trị bằng aminoglycosid ở người bệnh cao tuổi có sự giảm chức năng thận là đặc biệt quan trọng.

– Người bệnh rối loạn hoạt động cơ, như nhược cơ hoặc Parkinson, vì thuốc này làm yếu cơ trầm trọng, do tác dụng kiểu cura của thuốc lên liên kết thần kinh cơ.

Tương tác thuốc

– Amikacin có thể gây tổn thương tiền đình.

– Nên theo dõi định kỳ chức năng gan.

– do thuốc được thải trừ hoàn toàn qua thận vì vậy liều nên được giảm ở bệnh nhân suy thận.

– β-lactam (penicillin, cephalosporin): tạo thành cặp phối hợp kháng sinh kinh  điển, tạo ra tác dụng hiệp đồng, tăng hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ kháng thuốc.

– Tìm hiểu thêm về tác dụng hiệp đồng tại: Tương tác thuốc

– Thuốc lợi tiểu (furosemid, mannitol): tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ trên thận và các tác dụng phụ khác của aminosid do gây tăng nồng độ aminosid huyết thanh và mô.

– Thuốc giãn cơ (pancuronium, vecuronium): Các Aminoside can thiệp vào quá trình dẫn truyền Calci gây ức chế sự phóng thích acetylcholin tại tại nút truyền tín hiệu thần kinh – cơ, đồng thời làm giảm độ nhạy cảm của màng sau synap gây tăng nguy cơ suy hô hấp nặng và kéo dài.

– Thuốc kháng virus (tenofovir, adefovir): tăng nguy cơ và mức độ độc trên thận.

– Kháng sinh Polypeptid (vancomycin, dalbavancin, oritavancin): có nguy cơ gây nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, tăng độc tính trên thận.

– Amphotericin B: gây tăng độc tính trên thận.

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): tăng độc tính trên thận.

– Thuốc chống đông máu: tăng thời gian prothrombin.

– Glucocorticoid: dùng kéo dài có nguy cơ bội nhiễm nấm.

Tác dụng không mong muốn

Ðộc tính trên thần kinh và trên tai xảy ra khi dùng thuốc liều cao với thời gian kéo dài có thể gây điếc, mất thăng bằng.

– Ðộc tính thần kinh-nghẽn thần kinh cơ: liệt cơ cấp và khó thở có thể xảy ra.

– Ðộc tính trên thận: tăng creatinine huyết thanh, albumine máu, azot máu tăng. Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ và thiểu niệu. Các thay đổi chức năng thận thường có thể phục hồi khi ngưng thuốc.

– Các tác dụng ngoại ý khác: Hiếm khi xảy ra, bao gồm: nỗi mẩn da, sốt do thuốc, nhức đầu, dị cảm, rung cơ, buồn nôn và nôn, giảm bạch cầu ái toan, đau khớp, thiếu máu và hạ áp.

Quá liều

– Thông báo với bác sĩ về liều lượng đã sử dụng và tình trạng sức khỏe hiện tại trong thời gian sớm nhất để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra

– Do thuốc có khả năng cao gây độc tính trên thận và tai nên khi thấy bất cứ điều gì bất thường phải ngừng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp xử lí kịp thời

Bảo quản

* Hạn dùng:

– Lọ bột đông khô pha tiêm: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

– Ống dung môi: 48 tháng kể từ ngày sản xuất

* Bảo quản: Kín, nơi mát, tránh ẩm, tránh ánh sáng.

* GIÁ BÁN LẺ SẢN PHẨM

Giá niêm yết công bố (giá bán sỉ): 26.250 VNĐ/Lọ

Chia sẻ

Từ khóa » Thuốc Amikacin Lọ 250mg