ACID BÉO OMEGA-3
Có thể bạn quan tâm
Những acid béo nhiều nối đôi “thiết yếu”
Những omega-3 chính trong thức ăn và ở mỡ người ta là: acid alphalinoleic (ALA), acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docoxahexaenoic (DHA).
- ALA là acid béo “thiết yếu”, vì không tạo thành được trong cơ thể, cần phải nhập từ thức ăn.
- Trái lại, EPA và DHA không thực sự “thiết yếu”, vì có thể tạo được trong cơ thể từ ALA. Tuy nhiên, sự tạo thành EPA và DHA không đủ, vì tạo rất chậm và có giới hạn. Các hệ enzym dùng để xúc tác chuyển sang omega-3 cũng đồng thời giúp chuyển sang omega-6 và omega-9, nên sẽ có tương tác giữa các con đường chuyển hóa. Hơn nữa, một số yếu tố khác có thể làm chậm lại quá trình chuyển hóa sang omega-3 (như nghiện rượu, ăn nhiều đường và mỡ bão hòa, đái tháo đường, stress, tăng huyết áp, rối loạn tự miễn).
Như vậy sự tạo thành EPA và DHA rất không đầy đủ, cần phải nhập từ nguồn thức ăn (hoặc thực phẩm chức năng) một lượng phong phú, không những ALA, mà cả dẫn xuất chuỗi dài là EPA và DHA.
Chuyển hóa của acid béo omega-3
ALA là tiền chất của họ các acid béo omega-3. Trong cơ thể người, ALA chuyển thành EPA (C20: 5) và DHA (C22: 6) qua các phản ứng mất bão hòa (thêm các nối đôi ở đầu carboxyl) và kéo dài (thêm các nguyên tử C).
Acid linoleic (LA) là tiền chất của họ các acid béo omega-6. Trong cơ thể, LA sẽ chuyển thành acid arachidonic (AA).
AA và EPA sẽ cạnh tranh lẫn nhau ở cùng các enzym chuyển hóa:
- Dưới tác dụng của cyclo – oxygenase và lipo – oxygenase, thì AA sẽ tạo nên các prostaglandin và thromboxan nhóm 2 (PGE2, PGI2, TXA2) và các leucotrien nhóm 4 (CTB4, LTC4 – LTE4), các eicosanoid giúp cho kết tập tiểu cầu và phản ứng gây viêm.
- Nhưng dưới sự xúc tác của cùng các enzym trên, thử EPA sẽ tạo các prostaglandin và thromboxan nhóm 3 (PGE3, PGI3, TXA3) và các leucotrien nhóm 5 (CTB5, LTC5 – CTE5) có tác dụng chống viêm và ức chế sự kết tập tiểu cầu.
Các eicosanoid dẫn xuất của omega-3 có thể đối kháng với tác dụng gây viêm của các eicosanoid omega-6. Omega-3 do cạnh tranh, nên làm giảm sản xuất các cytokin dẫn xuất của acid arachidonic (AA).
Vai trò sinh lý của acid béo omega-3
- Tham gia vào cấu trúc màng tế bào, vào lớp kép của phospholipid, ảnh hưởng đến tính thấm và độ dẻo của màng. EPA có vai trò chức năng trong sự truyền.
- Omega-3 là thành phần quan trọng của mô thần kinh. DNA đặc biệt quan trọng ở hệ thần kinh và ở võng mạc, là thành phần cấu trúc của màng nơ-rôn.
- Omega-3 còn tham gia vào cơ chế cầm máu và vào phản ứng viêm và có ảnh hưởng tới các phản ứng miễn dịch.
ALA không có chức năng đặc biệt nào, mà chỉ là tiền chất của omega-3.
Nguồn gốc ALA, EPA, DHA
ALA có trong rau xanh, trong dầu hạt lanh, dầu đậu nành, quả óc chó, cây cải dầu.
EPA và DHA có mặt chủ yếu ở dầu cá, ở cá béo (cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá trổng, cá sardine...)
Cân bằng omega-6/omega-3
Sự tiêu thụ acid linoleic (omega-6) tăng lên rất nhanh trong vài thập kỷ gần đây. Ở Châu Âu, có quá tải omega-6 so với omega-3, tỷ lệ từ 1939 – 1985 về omega-6/omega-3 là ~ 10!
Quá thừa acid béo omega-6 sẽ làm giảm sự tạo thành các acid béo omega-3 (EPA, DHA), mà omega-3 lại đóng vai trò quan trọng trong đông máu và trong phản ứng viêm, cho nên cần có tỷ lệ hài hòa omega-6/omega-3, nhất là ở trẻ còn bú mẹ (tính chất của tế bào, sự sáp nhập mô v.v…).
Theo khuyến cáo, tỷ lệ này nên là 4,7 (3,6 – 5,8), trong thực tế là 5,0.
Lợi ích của acid béo omega-3
* Trong bệnh tim mạch:
- Chống loạn nhịp tim
- Chống huyết khối
- Chống vữa xơ động mạch
- Chống viêm
- Tạo thuận lợi cho chức năng nội mô mạch máu
- Làm giảm huyết áp (với liều cao)
- Giảm hàm lượng triglycerid huyết thanh
Phần lớn các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ăn cá nhiều (nhất là cá béo) có làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch. Omega-3 có làm giảm triglycerid – máu.
Để dự phòng thứ phát, nhiều công trình cho thấy omega-3 dùng sau nhồi máu cơ tim có làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
* Trong các bệnh viêm và miễn dịch
Trong viêm khớp dạng thấp, bổ sung dầu cá có tác dụng có ích loại trừ một số triệu chứng. Trong các bệnh viêm mạn tính đường tiêu hóa (bệnh Crohn và viêm loét đại tràng) và hen phế quản, các bệnh tự miễn, thấy omega-3 có lợi ích vừa phải trong dự phòng thứ phát.
* Ung thư:
Chưa có bằng chứng là acid béo omega-3 làm giảm nguy cơ ung thư.
* Bệnh ngoài da:
Một vài nghiên cứu cho thấy omega-3 có ích trong hỗ trợ điều trị viêm da, chàm và vảy nến.
* Trong bệnh đọc khó, loạn phối hợp động tác và trong các rối loạn về tự kỷ, về tăng động, thấy omega-3 (chủ yếu là EPA) có khi có ích lợi, nhưng chưa đủ bằng chứng khẳng định về hiệu lực.
Khi mang thai, cho con bú và ở trẻ nhỏ tuổi:
Các acid béo omega-3 là mấu chốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai và trẻ bú mẹ. Trong thai kỳ, nếu mẹ không dùng đủ omega-3, thì thai sẽ thiếu hụt omega-3 (DHA, EPA), nên có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thần kinh của trẻ.
Cung cấp đầy đủ omega-3 trong thai kỳ còn ngăn ngừa đẻ non, ngăn ngừa trẻ nhẹ cân lúc sơ sinh và bảo đảm thị lực tốt cho trẻ sau này.
Khuyến cáo ăn cá (nhất là cá béo) ít nhất 2 lần mỗi tuần, cho cả người mang thai và thời kỳ cho con bú.
Tác dụng không mong muốn của omega-3/ thận trọng
Ít gặp khi ăn cá:
- Rối loạn tiêu hóa: ợ hơi mùi vị tanh của cá, buồn nôn, khó tiêu, nôn, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu dùng liều bình thường (<= 3 gam/ngày) thì ít gặp tác dụng phụ. Nên uống nang dầu cá trong bữa cơm.
- Chảy máu: omega-3 (đặc biệt khi dùng liều cao) gây ức chế sự kết tập tiểu cầu, làm tăng thời gian chảy máu, cần lưu ý khi dùng cho người có nguy cơ xuất huyết (như chấn thương nghiêm trọng, khi phẫu thuật v.v…). Cũng cần thận trọng khi có rối loạn đông máu và khi có xuất huyết.
- Với gan: với bệnh nhân đã có tăng triglycerid – máu, thấy có tăng vừa phải enzym gan (AST, ALT) khi dùng omega-3. Do đó cần theo dõi đều đặn enzym gan ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan dùng omega-3.
- Sử dụng quá liều vitamin:
Cần nhớ là dầu gan cá chứa có khi lượng cao các vitamin A, D, cho nên chỉ dùng dầu cá (bỏ gan) chứa omega-3. Cần thận trọng tránh nhầm lẫn dùng lâu dài và với liều cao dầu gan cá sẽ gây quá liều vitamin A, D. Cần lưu ý rằng vitamin A có thể gây quái thai nếu trong thai kỳ, người mẹ dùng quá liều dầu gan cá.
- Rối loạn lipid – máu:
Liều quá cao dầu cá có thể gây tăng nhẹ LDL – cholesterol ở một số người.
- Khó kiểm soát glucose – máu:
- Rối loạn ngoài da:
Phát ban da, chàm, trứng cá, nhưng hiếm gặp.
Thận trọng khi dùng omega-3:
- Rối loạn đông máu, xuất huyết
- Suy gan
- Tiểu đường typ 1 và 2 (nguy cơ tăng glucose máu)
- Cẩn thận khi dùng omega-3 cho bệnh nhân hen quá mẫn với aspirin (nguy cơ kịch phát cơn hen).
- Nếu có dị ứng hoặc quá mẫn cảm khi ăn cá, thì cần tránh uống dầu cá hoặc omega-3 (lấy từ dầu cá).
- Với bệnh nhân đã có tăng thời gian chảy máu khi dùng dầu cá, thì nên cẩn thận khi dùng thuốc chống đông máu.
Khuyến cáo
- Dự phòng nguyên phát: ăn cá 2 lần mỗi tuần (trong đó 1 lần ăn cá béo). Dùng nhiều loại cá khác nhau.
- Dự phòng thứ phát khi có bệnh tim mạch: sau nhối máu cơ tim 1g dầu cá/ngày (chứa EPA + DHA)
Kết luận:
Với người khoẻ mạnh, ăn cá 2 lần mỗi tuần (có một lần ăn cá béo).
Điều trị hỗ trợ sau nhồi máu cơ tim, dùng cùng các thuốc chuyên khoa.
Với các bệnh khác (ung thư, viêm khớp dạng thấp, bệnh tâm thần, ngoài da v.v…) lợi ích chưa rõ rệt.
Từ khóa » Thành Phần Của Omega 3
-
OMEGA-3 CHO BẠN NHỮNG GÌ?
-
Omega 3 - Thành Phần, Cấu Trúc, Công Dụng - Nguyên Liệu Nasol
-
Axit Béo Omega-3 Là Gì? | Vinmec
-
Omega-3 Là Gì? Tác Dụng Của Axit Béo Omega 3 đối Với Sức Khỏe
-
12 Tác Dụng Của Omega 3 Và Các Lưu ý Khi Bổ Sung - Hello Bacsi
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Omega 3 Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả Nhất
-
Omega 3 - 6 - 9 Và Những Công Dụng Không Phải Ai Cũng Biết!
-
Omega 3 Là Gì? Công Dụng Ra Sao? Và Sử Dụng Nó Như Thế Nào?
-
Axit Béo Omega Là Gì? Tác Dụng Của Omega 3 6 9 Trong Làm đẹp
-
Thành Phần đặc Biệt Có Trong Dầu Cá Omega 3? Tác Dụng Thần Kỳ ...
-
Omega-3 Là Gì, DHA Và EPA Có Phải Là Omega-3? - Procare
-
Dầu Cá - Đối Tượng Đặc Biệt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Uống Omega - 3 Hằng Ngày Có Tốt Cho Sức Khỏe Của Bạn?
-
Những Và Lưu ý Khi Sử Dụng Omega-3