ACID FOLIC 5mg

Mục lục

  • 1 Dạng trình bày
  • 2 Dạng đăng kí
  • 3 Thành phần
  • 4 Dược lực học
  • 5 Dược động học
  • 6 Chỉ định
  • 7 Chống chỉ định
  • 8 Liều và cách dùng
    • 8.1 Điều trị chứng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ
    • 8.2 Liều dùng cho người trưởng thành hoặc trẻ bị thiếu Acid folic
  • 9 Chú ý đề phòng và thận trọng
  • 10 Tương tác thuốc
  • 11 Tác dụng không mong muốn
  • 12 Quá liều
  • 13 Bảo quản

Acid folic là thuốc có thành phần chính là acid folic được chỉ định Thiếu máu đại hồng cầu do thiếu acid folic, suy dinh dưỡng, phụ nữ trong thời gian mang thai & cho con bú.

Dạng trình bày

Viên nén

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Acid folic 5mg

Dược lực học

Acid folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hồng cầu đặc biệt là trong phản ứng tạo hemoglobin và quá trình tổng hợp các vòng pirin

Trong cơ thể acid folic được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều qua trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp các nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin b12 chuyển serin thành glycin vơí sự tham gia của vitamin b9 chuyển deoxyuridylat thành thymidylat để tạo ADN thymin acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin vào sự tạo thành và sử dụng fomat

Dược động học

– Hấp thu: Acid folic trong tự nhiêm tồn tại dưới dạng polyglutamat vào cơ thể được thuỷ phân nhờ carboxypeptidase, bị khử nhờ DHF reductase ở niêm mạc ruột và methyl hoá tạo MDHF, chất này được hấp thu vào máu.

– Phân bố: Thuốc phân bố nhanh vào các mô trong cơ thể vào được dịch não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và tập trung tích cực trong dịch não tuỷ.

– Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu.

Chỉ định

– Điều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic ( không do chất ức chế , dihydrofolic reductase)

– Thiếu acid folic trong chế độ ăn , thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic ( kém hấp thu, ỉa cháy kéo dài), bổ sung acid folic cho người mang thai ( đặc biệt nếu đang được điều trị sốt rét hay lao )

– Bổ sung acid folic cho người đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat

– Bổ sung cho người đang điều trị động kinh bằng các thuốc hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acif folic tăng lên

Chống chỉ định

Acid folic được sử dụng như một loại thuốc tạo máu, giúp điều trị chứng thiếu máu và Acid folic. Tuy nhiên, chúng không được sử dụng ở một số trường hợp sau:

  • Người bị thiếu máu tán huyết hoặc đa hồng cầu
  • Người mẫn cảm với Acid folic

Liều và cách dùng

Người bệnh nên dùng Acid folic theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng quá liều hoặc lâu hơn thời gian quy định. Về cách sử dụng, bệnh nhân nên uống thuốc với nhiều nước.

Thông thường, bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng Acid folic phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh tình của mỗi người, giúp tăng công dụng trị liệu. Chẳng hạn như:

Điều trị chứng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ

– Liều dùng ở người lớn:

Liều khởi đầu: 5 mg mỗi ngày. Sử dụng trong 4 tháng. Đối với trường hợp hấp thu kém, có thể dùng 15 mg mỗi ngày.

Liều duy trì: Cứ 1 – 7 ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 5 mg. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian dùng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

– Liều dùng ở trẻ em:

Trẻ dưới 1 tuổi: Uống 500 microgam/ kg mỗi ngày

Trẻ em trên 1 tuổi: Liều dùng tương tự người lớn

+ Bổ sung Acid folic cho phụ nữ khi có thai

Nhu cầu dùng Acid folic cho phụ nữ trưởng thành và khi có thai là 200 – 400 microgam/ người/ ngày. Còn liều dùng đối với chị em có tiền sử mang thai mà thai nhi bị bất thường về ống tủy sống, trước khi mang thai phụ nữ nên dùng 4 – 5 mg Acid folic mỗi ngày. Và liều dùng tiếp tục trong 3 tháng đầu của chu kỳ thai.

Liều dùng cho người trưởng thành hoặc trẻ bị thiếu Acid folic

– Liều dùng ở người lớn:

Có thể sử dụng Acid folic dưới dạng thuốc uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Liều dùng thường là 400 – 800 microgam mỗi ngày. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc độ tuổi sinh con nên dùng 800 microgam, một lần mỗi ngày dưới dạng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da.

– Liều dùng ở trẻ em:

Trẻ sơ sinh: 0,1 mg mỗi ngày dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm

Với trẻ dưới 4 tuổi: Dùng 0,3 mg một lần mỗi ngày

Trẻ em trên 4 tuổi: 0,4 mg mỗi ngày

Chú ý đề phòng và thận trọng

Trong quá trình dùng Acid folic để cải thiện bệnh, nếu cơ thể không dung nạp thuốc, bệnh nhân nên ngưng sử dụng để tránh lãng phí tiền và ngăn ngừa tác dụng phụ có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, không nên dùng Acid folic riêng lẻ hay phối trộn chung với vitamin B12 để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khi chưa thăm khám. Bởi việc dùng sai cách có thể gây thoái hóa tủy sống bán cấp.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên thận trọng, không tư ý sử dụng Acid folic khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi bệnh nhân có thể bị khối u phụ thuộc Folat.

Tương tác thuốc

Acid folic có thể tương tác và làm giảm tác dụng của một số loại thuốc sau đây:

  • Sulphasalazin và Folat: Làm giảm hấp thu của Folat
  • Thuốc tránh thai và Folat
  • Acid folic với một số loại thuốc chống co giật
  • Cotrimoxazol với Acid folic

Tác dụng không mong muốn

Acid folic thường được cơ thể dung nạp tốt. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải một vài phản ứng phụ hiếm gặp khi sử dụng như:

  • Ngứa
  • Nổi ban
  • Mày đay
  • Rối loạn tiêu hóa…

Quá liều

Chưa có các thống kê cụ thể về trường hợp quá liều acid folic

Vì thuốc trong quá trình sử dụng có thể gặp một số tác dụng phụ khá nghiêm trọng nên khi thấy bất cứ diều gì bất thường phải ngừng sử dụng thốc và thông báo với bác sĩ về liều lượng đã sử dụng và tình trạng sức khỏe hiện tại để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra

Bảo quản

Đảm bảo các điều kiện về bảo quản thuốc như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…theo đúng yêu cầu bảo quản thuốc

Không tự ý xử lid thuốc như cho thuốc vào cống rãnh, toilet… khi chưa sử dụng hết thuốc

Giá thành:

  • Hiện tại, trên thị trường có nhiều nhà sản xuất với quy trình, biệt dược khác nhau. Chính vì vậy, giá bán Acid folic thường không giống nhau. Cụ thể:
  • Acid Folic MKP với hàm lượng Acid folic 5 mg do nhà sản xuất Công ty Cổ phần hóa dược phẩm Mekophar có giá 32.000 VNĐ/ 1 hộp (10 vỉ/ 10 viên).
  • Folacid với hàm lượng Acid folic 5 mg do nhà sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm dược liệu Pharmedic có giá 45.000 VNĐ/ hộp.
Chia sẻ

Từ khóa » Bổ Sung Acid Folic Là Thuốc Gì