Acid Folic Là Gì? Tác Dụng Của Acid Folic Với Cơ Thể - Ferrovit

Skip to content Trang chủ Chia sẻ từ Iron Woman Acid folic là gì? Tác dụng của acid folic với cơ thể Acid folic là gì? Tác dụng của acid folic với cơ thể

Vitamin B là nhóm vitamin tan trong nước, có nhiều loại vitamin với những công dụng khác nhau cho sức khỏe. Một trong những vitamin nổi bật của vitamin nhóm B là vitamin B9 hay còn gọi là acid folic. Vậy acid folic là gì, nó có công dụng gì đối với sức khỏe. Hãy cùng Iron Women tìm hiểu nhé.

Acid folic là gì?

thực phẩm chức acid folic

Acid folic (hay vitamin B9 và folacin) và folat (dạng anion) là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9. Đây là một chất rất quan trọng cho sự phát triển và phân chia tế bào, đặc biệt là quá trình hình thành máu.

Loại acid này có trong thực phẩm như đậu khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, cam, sản phẩm mì, gan, măng tây, củ cải, bông cải xanh, cải bruxen và rau bina… và được điều chế trong các thuốc bổ trợ.

Công dụng của acid folic

Tác dụng của acid folic là giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới và đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư. Acid folic được sử dụng như một loại thuốc điều trị chứng thiếu acid folic và một số loại bệnh thiếu máu (thiếu các tế bào hồng cầu) gây ra do thiếu hụt.

Đôi khi được chúng dùng kết hợp với các thuốc khác để điều trị bệnh thiếu máu ác tính. Tuy nhiên acid folic không thể điều trị bệnh thiếu vitamin B12 và không ngăn chặn chứng tổn thương tủy sống có thể xảy ra.

Ngoài ra chúng còn có vai trò quan trọng trong thai kỳ và với trẻ em như

  • Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh.
  • Phòng tránh bệnh thiếu máu.
  • Hạn chế phát triển ngôn ngữ chậm ở trẻ.
  • Ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương, tật nứt đốt sống.
  • Giảm nguy cơ ung thư.
  • Ngăn chặn một số bệnh lý khác như mất trí nhớ, bệnh mất trí, nghe kém do tuổi tác, giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), chân bồn chồn, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, bệnh bạch biến.

Nhu cầu bổ sung acid folic cho mỗi đối tượng

đối tượng uống vitamin B8

Bổ sung acid folic cần thiết mỗi ngày cho cơ thể, cũng như những trường hợp thiếu hụt. Dựa vào độ tuổi mà nhu cầu hàng ngày cũng khác nhau. Ngoài những thông tin tham khảo bên dưới, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

1. Người lớn

  • Liều dùng thông thường cho người lớn thiếu máu hồng cầu to: 1 mg/ngày
  • Liều thông thường cho người lớn thiếu acid folic:
  • Nam, nữ trên 19 tuổi: 0.4-0.8 mg/ngày
  • Phụ nữ trong độ tuổi mang thai, mang thai và cho con bú: 0.8 mg/ngày

2. Trẻ em

  • Liều thông thường cho trẻ bị thiếu acid folic:
  • Trẻ sơ sinh: 0.1 mg/ngày
  • Trẻ dưới 4 tuổi: 0.3 mg/ngày
  • Trẻ trên 4 tuổi: 0.4 mg/ngày

Liều thông thường cho trẻ em để bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ:

  • Trẻ 1-3 tuổi: 0.15 mg/ngày
  • Trẻ 4-8 tuổi: 0.2 mg/ngày
  • Trẻ 9-13 tuổi: 0.3 mg/ngày
  • Trẻ trên 14 tuổi: 0.4 mg/ngày

Những lưu ý khi bổ sung acid folic

Lưu ý khi uống axit folic

1. Cách bổ sung acid folic

Mặc dù bổ sung acid folic cần thiết cho sức khỏe, bạn vẫn nên chú ý đến an toàn sử dụng thuốc để phát huy tính năng tốt của thuốc cũng như hạn chế các tác dụng phụ:

  • Nên uống thuốc theo hướng dẫn của nhãn sử dụng hoặc chỉ dẫn của bác sĩ/dược sĩ.
  • Tránh uống thuốc với cà phê, nước trà, rượu vì chúng làm hạn chế khả năng hấp thu acid folic.
  • Khi dùng thuốc bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm chức chất xơ để tránh táo bón.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp dị ứng, xuất hiện tác dụng phụ (khó thở, chóng mặt, ngứa, sưng cổ họng…) nên ngừng sử dụng thuốc và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để theo dõi.

2. Tương tác thuốc

Vấn đề tương tác thuốc làm tăng khả năng bị tác dụng phụ hay làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc. Trong trường hợp bạn đang điều trị bệnh khác hoặc dị ứng với loại thuốc nào trước đây. Bạn nên đưa thông tin này đến bác sĩ kê đơn xem xét. Không tự ý dùng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc đột ngột ngưng sử dụng mà không báo với người điều trị.

Nếu bạn có những vấn đề bệnh lý như bệnh thận, thiếu máu tán huyết, thiếu máu ác tính, nhiễm trùng, nghiện rượu… bạn không nên sử dụng acid folic. Bạn nên thực hiện các xét nghiệm và ghi rõ trong tiểu sử bệnh để bác sĩ kê đơn sử dụng loại vitamin này một cách an toàn.

3. Bảo quản acid folic

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm mốc, tránh nơi có ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Không bảo quản thuốc trong tủ lạnh, phòng bếp, phòng tắm. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản ghi rõ trên bao bì sản phẩm.

Khi thuốc quá hạn hoặc rách bao bì bảo vệ bạn không được sử dụng chúng. Hãy xử lý thuốc theo tiêu chuẩn rác thải y tế, không vứt lung tung vào bồn vệ sinh, ống dẫn nước.

Xem ngay: Acid folic (vitamin B9) nên uống trước khi mang thai

Nguồn tham khảo:

Folic acid – https://www.drugs.com/folic_acid.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Máu lắng – Vì sao phải làm xét nghiệm?

CHI TIẾT máu nhiễm khuẩn

Máu nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

CHI TIẾT

Nhóm máu B: Những điều thú vị mà bạn chưa biết  

CHI TIẾT mất máu

Mất máu nhiều dẫn đến điều gì?

CHI TIẾT mất máu ăn gì

Mất máu ăn gì để bổ sung sức khoẻ?

CHI TIẾT tốc độ máu lắng

Tốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu?

CHI TIẾT Page1 Page2 Page3 Page5 Close Menu

Từ khóa » Bổ Sung Acid Folic Cho Trẻ Em