Acid Malic – Wikipedia Tiếng Việt

Acid malic
Acid malic
Danh pháp IUPACAcid 2-hydroxybutandioic
Tên khác
  • Acid hydroxybutandioic
  • Acid 2-hydroxysuccinic
  • Acid (L/D)-malic
Nhận dạng
Số CAS6915-15-7
Số EINECS230-022-8
Thuộc tính
Khối lượng riêng1.609 g/cm³
Điểm nóng chảy130 °C
Điểm sôi321.5 °C
Độ hòa tan trong nước558 g/l (at 20 °C)[1]
Độ axit (pKa)pKa1 = 3.4, pKa2 = 5.13
Các nguy hiểm
Điểm bắt lửa203 °C[2]
Ký hiệu GHSThe exclamation-mark pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)
Các hợp chất liên quan
Anion khácMalat
Nhóm chức liên quanAcid succinicAcid tartaricAcid fumaric
Hợp chất liên quanButanolButyraldehydeCrotonaldehydeNatri malat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). Tham khảo hộp thông tin

Acid malic (oxaloacetate acid) có công thức phân tử C4H6O5.

Công thức cấu tạo: HOOC-CH2-CH(OH)-COOH.

Acid malic gọi theo danh pháp IUPAC là acid 2-hidroxybutandioic. Các muối và ester của acid malic được gọi là các malat.

Tính chất vật lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Acid malic là chất lỏng, tan nhiều trong nước. Có mùi thơm của táo. Thành phần chính làm nên vị chua của táo là axit này.

Khái quát tính chất hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Acid malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có chứa cả hai nhóm chức là carboxyl(COOH) và nhóm hydroxyl(OH).

Dó đó acid malic có tính chất của acid và những phản ứng đặc trưng của nhóm chức.

Tính chất của acid

[sửa | sửa mã nguồn] Tác dụng với kim loại Vì là acid yếu nên nó chỉ phản ứng với các kim loại hoạt động khá mạnh:

HOOC-CH2-CH(OH)-COOH + 3Na → NaOOC-CH2-CH(ONa)-COONa + 1,5H2

2HOOC-CH2-CH(OH)-COOH + Mg → (OOC-CH2-CH(OH)-COO)2Mg + 2H2

Nguyên tử H ở nhóm COOH có độ phân cực mạnh hơn nhiều so với ở nhóm OH nên khi phản ứng với các kim loại cứng chỉ có các gốc carboxyl phản ứng.

Tác dụng với oxide kim loại

2HOOC-CH2-CH(OH)-COOH + 3Na2O → 2NaOOC-CH2-CH(ONa)-COONa + 3H2O.

Tác dụng với muối của acid yếu hơn

HOOC-CH2-CH(OH)-COOH + 2NaHCO3 → NaOOC-CH2-CH(OH)-COONa + 2CO2 + 2H2O.

Làm đổi màu quỳ tím sang màu đỏ nhạt.

Tính chất của nhóm COOH: phản ứng ester hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

HOOC-CH2-CH(OH)-COOH + 2C2H5OH → C2H5OOC-CH2-CH(OH)-COOC2H5 + 2H2O.

Phản ứng tách nước

[sửa | sửa mã nguồn]

HOOC-CH2-CH(OH)-COOH → HOOC-CH=CH-COOH + H2O.

Phản ứng này xảy ra dưới tác dụng của acid sulfuric đặc và có đun nóng.

Acid tạo ra là acid không no có đồng phân lập thể: dạng cis là acid maleic, dạng trans là acid fumaric.

Vai trò trong cơ thể thực vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Acid malic có mặt trong chu trình Hatch-Slack, tức pha tối của quá trình quang hợp ở các cây C4. Nó đóng vai trò là kho dự trữ CO2, khiến cho nồng độ CO2 trong tế bào mô giậu luôn cao mặc dù nồng độ trong khí quyển thấp. Cùng với hoạt tính mạnh của enzyme PEP-cacboxilaza nên cây C4 không có hô hấp sáng. Chính vì vậy, các cây này có năng suất cao (ngô, mía…)

Acid malic tạo nên vị chua của táo.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kiểm tra trực tuyến với Acid malic Lưu trữ 2015-04-07 tại Wayback Machine
  1. ^ chemBlink Online Database of Chemicals from Around the World
  2. ^ “DL-Malic acid - (DL-Malic acid) SDS”. Merck Millipore.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sách giáo khoa Hóa học 11 nâng cao - Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Sách giáo khóa Sinh học 11 nâng cao - Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Giải toán Hóa học 12 - Nhà xuất bản giáo dục

Từ khóa » Ch2=ch-oh Là Gì