Acid Salicylic
Có thể bạn quan tâm
Tên chung quốc tế Salicylic acid.
Hộp 01 tuýp kem bôi 15g
Loại thuốc: Thuốc tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến; chất ăn da.
Dạng thuốc và hàm lượng
- Thuốc mỡ 1%, 2%, 5%, 25%, 40%, 60%.
- Kem 2%, 3%, 10%, 25%, 60%.
- Gel 0,5%, 5%, 6%, 12%, 17%, 26%.
- Thuốc dán 15%, 21%, 40%, 50%.
- Thuốc xức 1%, 2%.
- Nước gội đầu hoặc xà phòng 2%, 4%.
- Các chế phẩm phối hợp với các chất khác (lưu huỳnh, hắc ín…).
Dược lý và cơ chế tác dụng
- Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hóa); ở nồng độ cao (>1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng. Acid salicylic làm mềm và phá hủy lớp sừng bằng cách hydrat hóa nội sinh, có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường. ở nồng độ cao (ví dụ 20%), acid salicylic có tác dụng ăn mòn da. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì. Thuốc có tác dụng chống nấm yếu, nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp, acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng.
- Không dùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác.
Dược động học
- Acid salicylic được hấp thu dễ dàng qua da và bài tiết chậm qua nước tiểu, do vậy đã có trường hợp bị ngộ độc cấp salicylat sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên diện rộng của cơ thể.
Chỉ định
- Acid salicylic được dùng tại chỗ dưới dạng đơn chất hoặc phối hợp với thuốc khác (resorcinol, lưu huỳnh) để điều trị triệu chứng các trường hợp:
- Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu; vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khác.
- Loại bỏ các hạt mụn cơm thông thường và ở bàn chân.
- Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân.
- Trứng cá thường.
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc hay bất kỳ thành phần nào trong chế phẩm.
- Người dễ bị mẫn cảm với salicylat.
- Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.
Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, Bệnh nhân cần hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng.
Từ khóa » Thuốc Bôi Salicylic
-
Salicylic Acid Là Gì Và Cách Sử Dụng? | Vinmec
-
Axit Salicylic Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Salicylic 5% | Omi Pharma
-
Salicylic Acid: Thuốc Tróc Lớp Sừng Da, Chống Tiết Bã Nhờn
-
Axit Salicylic - Thuốc Chuyên Dùng để điều Trị Một Số Bệnh Ngoài Da
-
Salicylic 5% - Central Pharmacy
-
Thuốc Salicylic 5% 5g Hataphar - điều Trị Nhiễm Nấm, Vảy Nến
-
SALICYLIC 5% - THUỐC BÔI NGOÀI DA - Nhà Thuốc Song Thư
-
Salicylic 5% 5g - Nhà Thuốc Khỏe & Đẹp
-
Thuốc Bôi Da Salicylic Acid - Salicylic DHT | Pharmog
-
Mỡ Salicylic 5% (10%) - Dr Tai Linh
-
Dùng A. Salicylic Trị Bệnh Da Sao Cho Hiệu Quả?
-
Thuốc Trị Viêm Da Axit Salicylic Có Tốt Không? Lưu ý Khi Dùng - YouMed