Acyclovir Bôi Môi Có Tác Dụng Gì? Cách Bôi Acyclovir Sau Phun Môi

Thuốc Acyclovir bôi môi thường được bác sĩ căn dặn sử dụng sau phun hoặc bôi vào những trường hợp môi bị nổi các hạt mụn li ti màu trắng,… Dù được sử dụng rất phổ biến nhưng vẫn có rất nhiều người thắc mắc loại thuốc bôi này có tác dụng gì? Tại sao nó được sử dụng trong phun xăm thẩm mỹ? Thì ngay tại bài viết này Tips phun môi sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về acyclovir.

  1. Acyclovir là gì? Thuốc tác dụng như thế nào đến sức khỏe?
    1. Thuốc Acyclovir là gì?
    2. Thành phần thuốc Acyclovir
    3. Các loại thuốc Acyclovir
    4. Acyclovir điều trị gì?
  2. Phun môi xong có nên bôi Acyclovir không?
  3. Cách bôi Acyclovir sau phun môi đúng cách?
  4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir bôi môi
  5. Những thắc mắc khi sử dụng Acyclovir bôi môi
    1. Sử dụng thuốc Acyclovir sau phun môi có bị thâm môi không?
    2. Uống thuốc Acyclovir có hại không?
    3. Bôi thuốc Acyclovir bao lâu thì ngưng? Tần suất như thế nào là an toàn?

Acyclovir là gì? Thuốc tác dụng như thế nào đến sức khỏe?

Để hiểu rõ hơn về thuốc Acyclovir từ thành phần cho đến công dụng của thuốc, dưới đây là một số thông tin chi tiết về thuốc Acyclovir mà bạn có thể tham khảo:

Thuốc Acyclovir là gì?

Acyclovir là loại thuốc kháng virus giúp điều trị các bệnh lý do viêm nhiễm virus. Công dụng chính của thuốc Acyclovir là giảm tốc độ phát triển của virus, từ đó giúp tăng cường đề kháng và hạn chế nguy cơ lây lan và nhiễm khuẩn virus trên bề mặt da.

Acyclovir là loại thuốc chống virus với khả năng giảm nguy cơ lây lan và nhiễm khuẩn do virus gây ra
Acyclovir là loại thuốc chống virus với khả năng giảm nguy cơ lây lan và nhiễm khuẩn do virus gây ra

Tuy nhiên, Acyclovir không phải là thuốc điều trị bệnh herpes. Thuốc chỉ có khả năng giảm bớt các triệu chứng của bệnh, từ đó ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng do virus herpes gây ra.

Thành phần thuốc Acyclovir

Thành phần chính của thuốc  Acyclovir là hoạt chất Acyclovir cùng một số tá dược khác tùy thuộc vào dạng thuốc bào chế. Cụ thể như:

  • Viên nén: Natri croscarmellose, titan dioxide, cellulose vi tinh thể, opadry yellow,..
  • Thuốc bôi ngoài da: Stearic acid, propylene glycol, nước cất, cetostearyl alcohol, sorbitan monostearate,…
  • Hỗn dịch uống: Propyl paraben, xanthan gum, methyl paraben, nước cất, sorbitol,..
  • Bột pha tiêm: Nước cất, natri hydroxyd và mannitol.

Các loại thuốc Acyclovir

Acyclovir được bào chế với nhiều dạng khác nhau để đáp ứng nhu cầu điều trị khác nhau. Trong đó, Acyclovir bôi môi là một trong những dạng thuốc bôi ngoài da có khả năng giảm nhiêm viễm khi môi có dấu hiệu bị virus tấn công sau khi phun xăm thẩm mỹ.

Dưới đây là một số dạng bào chế phổ biến của Acyclovir mà bạn có thể tham khảo:

  • Dạng viên nén: Acyclovir 200mg, 400mg, 800mg
  • Thuốc bôi ngoài da 5%: Tuýp 2g, 10g
  • Thuốc mỡ tra mắt 3%: Tuýp 4g, tuýp 5g
  • Kem bôi ngoài da 5%: Tuýp 2g, tuýp 10g
  • Bột pha tiêm: 250mg, 500mg, 1g
  • Hỗn dịch uống: Lọ 200mg/ 5ml, lọ 4g/ 50ml và lọ 5g/125ml.
Acyclovir được bào chế với nhiều dạng khác nhau từ viên nén uống cho đến bôi thoa ngoài da
Acyclovir được bào chế với nhiều dạng khác nhau từ viên nén uống cho đến bôi thoa ngoài da

Acyclovir điều trị gì?

Thuốc Acyclovir thường được sử dụng trong các trường hợp điều trị bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Cụ thể gồm:

  • Điều trị bệnh zona thần kinh cấp tính
  • Ngăn ngừa tái phát các chủng virus Herpes simplex tuýp 1 và 2 ở trên da và trong niêm mạc
  • Điều trị bệnh thủy đậu, mụn rộp và vết thương lở loét trên da
  • Giảm đau, ngứa rát trong quá trình virus bùng phát ngay cả trong và khi vết loét đã lành
  • Giảm thời gian bùng phát virus, từ đó giúp vết loét nhanh lành và ngăn chặn quá trình virus sinh sôi và lan rộng

Phun môi xong có nên bôi Acyclovir không?

Chỉ nên bôi Acyclovir khi môi có dấu hiệu nhiễm virus sau phun xăm. Khi môi có dấu hiệu ngứa rát, nổi mụn nước, lở loét và có nguy cơ nhiễm virus sau phun môi, bạn có thể thoa Acyclovir để kháng virus. Tuy nhiên, sử dụng Acyclovir bôi môi cần được chỉ định bởi bác sĩ sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng môi viêm nhiễm do virus gây ra. Vì thế, bạn không được tự ý bôi thuốc Acyclovir sau phun môi nếu không có chỉ định bởi bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Xăm môi xong bôi gì?

Chỉ nên bôi thuốc Acyclovir khi môi có dấu hiệu nhiễm virus và xuất hiện các triệu chứng lở loét, mưng mủ,..
Chỉ nên bôi thuốc Acyclovir khi môi có dấu hiệu nhiễm virus và xuất hiện các triệu chứng lở loét, mưng mủ,..

Cách bôi Acyclovir sau phun môi đúng cách?

Tình trạng môi bị nhiễm virus và hình thành mụn nước viêm ngứa sau phun môi không quá phổ biến, thường chỉ xuất hiện khi môi có dấu hiệu nhiễm trùng do quy trình thực hiện không đạt chuẩn Y Khoa.

Khi môi có dấu hiệu ngứa rát, nổi mụn nước và lở loét ngoài ý muốn sau phun môi, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường, với các trường hợp môi bị nhiễm virus, bác sĩ sẽ chỉ định cho thuốc Acyclovir bôi môi.

Dưới đây là chi tiết cách bôi Acyclovir đúng cách tại nhà mà bạn có thể tham khảo.

Cách bôi thuốc:

  • Bước 1: Dùng bông gòn hoặc bông cotton thấm nước muối sinh lý, sau đó vệ sinh bề mặt da môi thật kỹ trước khi bôi thoa thuốc
  • Bước 2: Dùng tăm bông lấy thuốc Acyclovir và thoa lên vùng môi có dấu hiệu sưng viêm, nổi mụn nước
  • Bước 3: Để khô vùng môi sau khi bôi thuốc và thực hiện bôi Acyclovir lại 3 – 4 tiếng/ lần mỗi ngày.
Chỉ nên sử dụng Acyclovir bôi môi vào vùng da môi có dấu hiệu sưng tấy, nổi mụn nước mà không thoa toàn diện môi
Chỉ nên sử dụng Acyclovir bôi môi vào vùng da môi có dấu hiệu sưng tấy, nổi mụn nước mà không thoa toàn diện môi

Lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir bôi môi

Để đảm bảo trong quá trình sử dụng thuốc Acyclovir bôi môi an toàn, ngoài áp dụng cách bôi acyclovir sau phun môi đúng cách thì bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều, đúng tần suất và bôi đúng chỗ. Ngoài ra với những ai sử dụng thuốc uống Acyclovir thì không sử dụng quá 400mg.
  • Khi bôi Acyclovir có thể xảy ra một số hiện tượng như khô môi, bong tróc da, thậm chí sưng đỏ,…Để khắc phục những trường hợp này bạn chỉ nên bôi một lượng vừa đủ, uống nước nhiều để cơ thể không bị mất nước.
  • Thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với thành phần Acyclovir và valacyclovir. Nếu tự ý dùng phải thường sẽ bị các tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, thậm chí bị tiêu chảy, phát ban…Lúc này hãy đến ngay cơ sở thực hiện đã phun môi hoặc đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn cách chữa trị.
  • Tránh để thuốc dính vào niêm mạc, miệng hoặc âm đạo vì có thể gây ra tình trạng kích ứng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú thì phải hỏi thật kỹ bác sĩ về việc sử dụng thuốc, không được tự ý sử dụng.

Những thắc mắc khi sử dụng Acyclovir bôi môi

Trong quá trình sử dụng thuốc Acyclovir sẽ không thể tránh khỏi việc thắc mắc một số câu hỏi liên quan đến thuốc. Do đó chúng tôi đã thu thập một số câu hỏi cơ bản và giải đáp kỹ càng để bạn an tâm hơn khi sử dụng, đồng thời áp dụng đúng cách không mắc phải sai phạm.

Sử dụng thuốc Acyclovir sau phun môi có bị thâm môi không?

Bôi Acyclovir không đúng cách và sai liều lượng có thể khiến môi bị thâm sạm và ảnh hưởng đến hiệu quả màu xăm. Cụ thể, bạn chỉ nên thoa thuốc Acyclovir ở các vị trí môi có dấu hiệu viêm nhiễm, sưng tấy, nổi mụn nước, lở loét,.. Đặc biệt, bạn cần lưu ý không thoa thuốc diện rộng, kể cả những da lành vì dễ gây thâm xỉ và  làm tối màu môi sau khi phun xăm.

Bôi Acyclovir không gây thâm môi nếu thực hiện đúng chỉ định và vùng da bị viêm nhiễm
Bôi Acyclovir không gây thâm môi nếu thực hiện đúng chỉ định và vùng da bị viêm nhiễm

Uống thuốc Acyclovir có hại không?

Uống thuốc Acyclovir không gây hại nếu sử dụng đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Acyclovir dạng viên nén là loại thuốc được bào chế để giảm đau, giảm viêm ngứa và kháng virus được kiểm chứng và cấp phép lưu hành thuốc rộng rãi trên thị trường.

Chính vì thế, bạn cần sử dụng thuốc Acyclovir theo đúng chỉ định của bác sĩ về tần suất, liều lượng và thời điểm uống để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không gây hại cho cơ thể.

Uống thuốc Acyclovir không gây hại sức khỏe nếu sử dụng đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ
Uống thuốc Acyclovir không gây hại sức khỏe nếu sử dụng đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra với những ai dị ứng với thành phần của thuốc thì không nên sử dụng, nếu không sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng như sưng mặt, phát ban, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, sưng phù tay chân. Khi xảy ra trường hợp này bạn nên ngừng dùng thuốc và liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị.

>> Xem thêm:

Bôi Fougera sau phun môi

Power repair là gì?

Bôi thuốc Acyclovir bao lâu thì ngưng? Tần suất như thế nào là an toàn?

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Acyclovir bôi môi với tần suất 5 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ, và sử dụng liên tục trong 5 ngày. Đặc biệt nên ghi nhớ KHÔNG dùng kem vào ban đêm.

Nếu hết 5 ngày vẫn không đỡ thì có thể kéo dài thêm 5 ngày nữa, tuy nhiên phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiếp tục dùng thuốc. Sau 10 ngày nếu vẫn không đỡ thì nên ngưng sử dụng, và đến nay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.

Bài viết này đã tiết lộ đến bạn tất tần tật thông tin về thuốc Acyclovir. Trong đó, Acyclovir bôi môi là dạng thuốc bôi ngoài da có khả năng kháng virus, giảm viêm nhiễm và đẩy nhanh quá trình làm lành môi sau phun. Khi môi có dấu hiệu lở loét, nổi mụn nước và sưng tấy sau phun môi, bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ để được chỉ định điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc Acyclovir phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: Có nên bôi dầu dừa lên môi xăm không?

Từ khóa » Herpes Môi Bôi Thuốc Gì