ADSL Là Gì? Cơ Chế Hoạt động Của ADSL - Bizfly Cloud
Có thể bạn quan tâm
- Techblog
- Kiến thức cơ bản
Là một trong những công nghệ truyền internet phổ biến, ADSL góp phần rất lớn cho sự phát triển của internet trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Vậy cụ thể ADSL là gì, hoạt động như thế nào và ứng dụng ra sao, Bizfly Cloud sẽ trình bày cụ thể về công nghệ nghệ quen thuộc này cho những ai đang quan tâm trong bài sau đây!
ADSL là gì?
ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) được hiểu là công nghệ truyền Internet thông qua cáp đồng với tốc độ băng thông bất đối xứng. Cụ thể, tốc độ tải lên và tải xuống không bằng nhau, với tốc độ tải xuống sẽ cao hơn tốc độ tải dữ liệu lên. Tín hiệu khi truyền băng thông trên cáp đồng sẽ được tách ra làm 2 phần riêng biệt: một phần nhỏ tín hiệu sẽ được sử dụng cho điện thoại và fax, trong khi phần lớn tín hiệu còn lại được dùng để truyền mạng Internet ADSL về modem.
ADSL dùng để làm gì?
ADSL cung cấp một đường truyền internet băng thông rộng từ nhà cung cấp dịch vụ đến thuê bao của người sử dụng thông quá đường truyền cáp đồng của điện thoại cố định.
Cơ chế hoạt động của ADSL
Trên đường cáp điện thoại cố định, tín hiệu thoại được khai thác chủ yếu trong dải tần số 300Hz - 3,4kHz. Tuy nhiên trên thực tế người ta cũng có thể sử dụng những sợi cáp đồng đó để truyền tín hiệu ở những dải tần số cao hơn (đồng nghĩa với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn), đó chính là nơi ADSL được khai thác.
Do sử dụng dải tần số cao hơn hẳn, tín hiệu ADSL không bị và cũng không gây ảnh hưởng đến việc truyền dẫn tín hiệu thoại trên những đường dây này. Dù vậy, do sử dụng chung đường truyền, các tín hiệu thoại và ADSL cần phải được tách riêng đến các thiết bị khác nhau ở 2 điểm đầu cuối. Việc phân chia tín hiệu ADSL và tín hiệu thoại ở phía thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ được thực hiện bằng các thiết bị chuyên dụng gọi là bộ chia tín hiệu (Splitters).
Những kiến thức vật lý cơ bản trong chương trình THPT cho ta biết mọi dòng điện đều sẽ hao hụt trong quá trình truyền đi do điện trở của dây dẫn. Tín hiệu ADSL, về bản chất là các xung điện từ, cũng không tránh khỏi sự suy hao. Tệ hơn, các tín hiệu có tần số càng cao mang càng nhiều năng lượng và mất năng lượng cũng nhanh hơn so với tín hiệu tần số thấp. Chưa kể đến các yếu tố nhiễu trong quá trình truyền có thể làm mất dữ liệu, khiến cho các đường truyền ADSL thường bị giới hạn về khoảng cách. Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến truyền dữ liệu ADSL có thể liệt kê như sau:
- Khoảng cách giữa các thiết bị đầu cuối
- Kiểu và độ dày đường cáp
- Mật độ mối nối trên đường cáp và sự hiện diện các tín hiệu phi thoại gần đường truyền
- Thời tiết
Ưu điểm của ADSL
1. Tốc độ cao
ADSL là dịch vụ băng thông rộng (Broadband). So sánh với các công nghệ truyền thống như ISDN hay Dial-up, nó cung cấp không chỉ tốc độ truyền dẫn cao hơn (các dịch vụ phản hồi nhanh hơn), mà còn băng thông rộng hơn (phục vụ nhiều hơn số người sử dụng và dịch vụ cùng lúc) nhiều lần.
2. Internet không giới hạn với giá rẻ
Không giống như kết nối Dial-up bị tính phí theo thời gian truy cập như dịch vụ thoại (mà vẫn chậm khủng khiếp), ADSL thường được phục vụ như các gói dịch vụ hàng tháng với mức giá cố định và dung lượng không giới hạn. Có thể nói ADSL đã tạo ra bước nhảy vọt về phổ cập Internet trên khắp thế giới.
3. Kết nối thời gian thực
Lại một lần nữa ta phải kể đến bất tiện của các kết nối cũ khi phải thực hiện quay số mỗi lần sử dụng, trong khi ADSL cung cấp phản hồi tức thì với mọi yêu cầu dịch vụ nhờ vào đặc tính luôn sẵn sàng (always on) của mình.
4. Dịch vụ thoại qua Internet (VoIP – Voice over IP)
Kết nối toàn cầu với mức giá tương tự, tiết kiệm hơn nhiều so với dịch vụ thoại truyền thống và chất lượng âm thanh cao là những ưu điểm khi sử dụng VoIP trên ADSL.
Các thành phần của ADSL
1. Modem ADSL
Giống như mọi loại modem khác, Modem ADSL xử lý biến đổi tín hiệu tương tự trên đường truyền thành tín hiệu số đi vào các thiết bị đầu cuối. Modem ADSL sử dụng nhiều kỹ thuật xử lý tín hiệu tiên tiến để đạt tốc độ cao trên đường cáp điện thoại qua những khoảng cách lớn.
ADSL sử dụng song song nhiều modem tích hợp trên cùng một con chip nhưng hoạt động trên các dải tần số khác nhau để tăng tối đa băng thông. Giống như việc sử dụng nhiều làn đường để tránh ùn tắc cục bộ, ADSL giữ được băng thông ổn định dù thường xuyên có những modem hoạt động kém do nhiễu và chất lượng đường truyền.
2. Mạch vòng (local loop)
Mạch vòng là đường dây điện thoại nối từ vị trí người sử dụng đến nhà cung cấp dịch vụ. Đây là con đường vận chuyển tín hiệu ADSL.
Các thành phần ADSL từ phía nhà cung cấp dịch vụ
1. DSLAM (Digital subscriber line access multiplexer)
Là thiết bị đặt ở phía tổng đài có nhiệm vụ tập hợp các kết nối đến từ người dùng để chuyển tới thiết bị BAS qua một sợi cáp quang. Mỗi DSLAM có thể phục vụ hàng trăm kết nối ADSL.
2. BAS (Broadband Access Server)
Máy chủ truy cập băng thông rộng BAS là thiết bị trung gian giữa các DSLAM và thiết bị POP của ISP. BAS phân giải các giao thức truyền dẫn của ADSL trước khi đi vào Internet.
Dù sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng cáp đồng hiện nay đang dần lỗi thời, trong khi đó cáp quang FTTH (Fiber To The Home) cho tốc độ lên tới hàng trăm Gb cùng nhiều ưu điểm nổi trội khác.
So sánh 1 số đặc điểm để thấy sự khác biệt giữa 2 loại cáp:
Cáp đồng | Cáp quang | |
Đường truyền | Truyền bằng điện | Truyền bằng ánh sáng |
Băng thông | Bất đối xứng | Đối xứng |
Băng thông quốc tế | Không cam kết | Cam kết |
Cáp dài | 500m max | 10km max |
Tính ổn định | Tác động bởi thời tiết | Không gặp tác động dưới ảnh hưởng thời tiết |
Ứng dụng của ADSL
ADSL hoạt động dựa theo cách thức truyền tải dữ liệu giữa thuê bao (nhà riêng hoặc văn phòng) và tổng đài thoại nội hạt trên đường dây điện thoại thông thường (local loop). Về bản chất ADSL được ứng dụng để tạo ra khả năng truy cập Internet tốc độ cao, chứ không phải ở việc truyền dữ liệu đi/đến tổng đài điện thoại nội hạt. Như vậy, vấn đề nằm ở chỗ thiết lập kết nối dữ liệu tới Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
Mặc dù ADSL được sử dụng để truyền dữ liệu thông qua các giao thức Internet, trên thực tế việc thực hiện như thế nào lại không phải là đặc trưng kỹ thuật của ADSL. Ngày nay, đa số ADSL được sử dụng để truy cập Internet tốc độ cao cũng như sử dụng các dịch vụ trên Internet một cách nhanh chóng.
Như vậy là chúng ta đã hiểu được về khái niệm ADSL, hoạt động của ADSL, các ưu điểm và tại sao ADSL đang dần được thay thế. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu thêm về các công nghệ khác trong các bài viết tiếp theo bạn nhé!
Theo Bizfly Cloud tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm: Cáp quang biển là gì? Đặc điểm và vai trò của cáp quang biển đối với hệ thống mạng Internet toàn cầu
Bizfly Cloud - được vận hành bởi VCCorp - là một trong bốn doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử do Bộ TT&TT chứng nhận.
TAGS: ADSLmạng internetcông nghệ internetSHAREFacebookTwitterTừ khóa » đường Truyền Adsl Còn Có Tên Gọi Là
-
ADSL – Wikipedia Tiếng Việt
-
ADSL Là Gì? Ứng Dụng Của ADSL? So Sánh Công Nghệ ADSL Và FTTH
-
Adsl Là Gì - HTTL
-
Khái Quát Về Kết Nối ADSL
-
Đường Truyền Adsl Là Gì - Issf
-
Đường Truyền Adsl Là Gì ? Adsl Có Tác Dụng Gì Nổi Bật? Ứng ...
-
ADSL Là Gì? Ưu điểm Và ứng Dụng Của ADSL Trong Thực Tế
-
Modem Adsl Là Gì
-
ADSL Là Gì? Ưu điểm – Cơ Chế Hoạt động – Ứng Dụng Của ADSL
-
Internet Tốc độ Cao ADSL Có Gì Hấp Dẫn? - Báo Người Lao động
-
Dịch Vụ Internet Cáp đồng ADSL - Viettel Store
-
[PDF] CHƯƠNG 4: MẠNG THÔNG TIN 4.1. Các Loại Mạng
-
ADSL Là Gì?