Afghanistan được - Mất Trong 20 Năm Nội Chiến Với Taliban
Có thể bạn quan tâm
Taliban từng cai trị Afghanistan giai đoạn 1996-2001, trước khi bị Mỹ và đồng minh lật đổ trong chiến dịch can thiệp quân sự quy mô lớn. Kể từ khi Taliban mất quyền lực, người dân Afghanistan đã chứng kiến những thay đổi lớn trong cuộc sống 20 năm qua, đặc biệt là việc nhiều trẻ em gái và phụ nữ đã có thể đi học và vào đại học. Giờ đây, khi Taliban giành lại quyền kiểm soát, họ đối mặt tương lai bất định.
Sau khi Mỹ rút quân chóng vánh khỏi Afghanistan, Taliban đã thắng như chẻ tre trước quân đội chính phủ Afghanistan và lên nắm quyền chỉ trong vài tuần. Khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul, nhiều người dân cuống cuồng chạy trốn khỏi Afghanistan vì lo sợ phải tiếp tục sống dưới luật lệ hà khắc do nhóm này đặt ra.
20 năm nội chiến đã khiến hàng nghìn chiến binh cả hai bên thiệt mạng ở Afghanistan và nước láng giềng Pakistan. Dân thường cũng bị cuốn vào cuộc xung đột. Họ chết trong các cuộc không kích của liên quân và các cuộc tấn công có chủ đích của Taliban.
Con số thương vong dân thường vào năm 2021 đã cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2020, trước khi Taliban càn quét khắp đất nước. Từ năm 2001 đến 2021, 3.586 lính Mỹ và đồng minh, 75.971 binh lính và cảnh sát Afghanistan, 78.314 dân thường và 84.191 chiến binh nhóm đối lập (bao gồm Taliban) đã chết, theo dữ liệu của Viện Các vấn đề Quốc tế và Công cộng Watson, Đại học Brown.
Liên Hợp Quốc cho rằng số dân thường thiệt mạng gần đây gia tăng là do các vụ sử dụng các thiết bị nổ tự chế (IED) và ám sát được Taliban thực hiện. Phụ nữ và trẻ em chiếm 43% thương vong dân thường ở Afghanistan vào năm 2020.
Nhiều năm nội chiến cũng đã khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa, một số phải tị nạn ở các nước láng giềng hoặc tìm cách đến những nơi xa hơn. Nhiều người trở thành người vô gia cư ở Afghanistan, cùng với hàng triệu người đang phải đối mặt với khó khăn và đói kém.
Năm ngoái, hơn 400.000 người đã phải di tản do xung đột. Kể từ năm 2012, khoảng 5 triệu người đã bỏ trốn và không thể trở về nhà. Theo cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc, Afghanistan có dân số di cư lớn thứ ba thế giới.
Nhiều người đã di tản khi Taliban càn quét qua đất nước. Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) cho biết hơn 17.500 người đã chạy đến Kabul từ ngày 1/7 đến ngày 15/8.
Covid-19 cũng gây thêm gánh nặng cho các nguồn tài nguyên toàn quốc, việc đóng cửa cũng như hạn chế di chuyển đã ảnh hưởng đến khả năng kiếm sống của nhiều người, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Theo OCHA, hơn 30% dân số đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ khẩn cấp hoặc khủng hoảng.
Tuy nhiên, trong 20 năm qua, cuộc sống của nhiều người ở Afghanistan đã được cải thiện, đặc biệt là với phụ nữ. Hồi năm 1999, không một nữ sinh nào được học trung học cơ sở và chỉ có 9.000 bé gái học tiểu học.
Đến năm 2003, 2,4 triệu trẻ em gái đã được đi học. Con số này hiện là khoảng 3,5 triệu. Khoảng 1/3 sinh viên tại các trường đại học công lập và tư thục là nữ.
Nhưng theo Unicef, vẫn còn hơn 3,7 triệu trẻ em Afghanistan không được đến trường và 60% trong số đó là bé gái, chủ yếu là do xung đột, thiếu trang thiết bị dạy học đầy đủ và thiếu giáo viên nữ.
Taliban nói rằng họ không còn phản đối việc giáo dục trẻ em gái nữa, nhưng theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền, rất ít quan chức Taliban thực sự cho phép nữ sinh trong độ tuổi dậy thì đi học tại các khu vực mà họ kiểm soát.
Trong hai thập kỷ qua, phụ nữ Afghanistan cũng tham gia nhiều vào đời sống xã hội, nắm giữ các chức vụ chính trị và theo đuổi các cơ hội kinh doanh. Năm 2019, hơn 1.000 phụ nữ Afghanistan đã bắt đầu tự kinh doanh, hoạt động vốn bị cấm dưới thời Taliban trước đây.
Hiến pháp Afghanistan đã được thay đổi với quy định rằng phụ nữ nên giữ ít nhất 27% số ghế trong hạ viện và vào tháng 7, họ đã nắm giữ 69 trong số 249 ghế.
Nhiều người Afghanistan đã được tiếp cận điện thoại di động và Internet hơn, bất chấp nhiều vấn đề cơ sở hạ tầng trên khắp đất nước. Hơn 8,6 triệu người, tức khoảng 22% dân số, được truy cập Internet tính đến tháng 1/2021 và hàng triệu người hiện sử dụng mạng xã hội.
Khoảng 68% người dân sở hữu điện thoại di động. Nhưng theo Liên Hợp Quốc, đôi khi dịch vụ di động bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến liên lạc.
Khoảng 80% người trưởng thành ở Afghanistan không có tài khoản ngân hàng, cao hơn mức trung bình của các nước thu nhập thấp. Ngoài lo ngại về an ninh, Ngân hàng Thế giới cho biết nguyên nhân chủ yếu là do niềm tin tôn giáo và văn hóa, sự thiếu tin tưởng vào lĩnh vực tài chính và tỷ lệ hiểu biết về tài chính thấp.
Tại thủ đô Kabul, nơi có những ngôi nhà xây bằng gạch nung truyền thống dọc theo các sườn đồi, đường chân trời của thành phố đã thay đổi trong 20 năm qua, với các cụm nhà cao tầng mọc lên để đáp ứng nhu cầu nhà ở của cư dân thành phố ngày càng đông đúc.
Kabul chứng kiến tốc độ đô thị hóa nhanh chóng sau khi Taliban bị lật đổ năm 2001, khi người dân chuyển đến từ các vùng nông thôn nơi giao tranh tiếp diễn, những người Afghanistan chạy trốn khỏi Taliban trong những năm 1990 trở về nhà từ Pakistan và Iran.
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh nhờ nguồn viện trợ quốc tế đổ về sau chiến dịch quân sự của Mỹ năm 2001, Afghanistan vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tăng trưởng gần đây cũng chậm lại do dòng viện trợ giảm và tình hình an ninh trở nên tồi tệ hơn.
Một cuộc khảo sát của chính phủ về điều kiện sống giai đoạn 2016-2017 cho thấy hơn 54% dân số sống dưới mức nghèo đói là 2.064 Afghani (31 USD) mỗi người mỗi tháng. Tỷ lệ này đã tăng từ mức khoảng 38% giai đoạn 2011-2012.
Một cuộc khảo của Gallup vào tháng 8/2019 cho thấy hạn hán nghiêm trọng trong vài năm qua ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Cứ 10 người Afghanistan thì có 6 người nói rằng họ đã phải chật vật để có đủ tiền mua thực phẩm trong năm trước.
Afghanistan vẫn là nước sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới. Giới chức Anh ước tính khoảng 95% lượng heroin tuồn từ nước ngoài vào Anh có nguồn gốc từ Afghanistan.
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, việc trồng cây thuốc phiện ở Afghanistan đã tăng đáng kể trong 20 năm qua và chỉ 12 trong số 34 tỉnh của nước này không trồng cây thuốc phiện, bất chấp các chương trình xóa bỏ và khuyến khích nông dân chuyển sang cây trồng thay thế như lựu hoặc nghệ tây.
Taliban từng thi hành lệnh cấm trồng cây thuốc phiện trong thời gian ngắn vào năm 2001 nhưng sau đó gỡ bỏ. Ma túy đã trở thành nguồn thu nhập hàng triệu USD cho họ và những người khác. Nông dân trồng cây thuốc phiện thường bị buộc phải nộp thuế thu nhập cho Taliban. Bất ổn chính trị, mất an ninh và quá ít cơ hội việc làm được coi là những động lực chính khiến sản xuất cây thuốc phiện gia tăng.
Học giả Vanda Felbab-Brown từ Viện Brookings cho rằng Taliban sẽ tiếp tục cho phép trồng cây thuốc phiện, vì lệnh cấm năm 2001 đã không được lòng người dân, do thu nhập của họ phụ thuộc vào loại cây này.
Lệnh cấm khi đó gây ra "một cơn bão chính trị lớn chống lại Taliban" và Felbab-Brown cho rằng đây là một trong những lý do hàng loạt chiến binh Taliban đào ngũ sau khi Mỹ phát động chiến dịch quân sự của Mỹ, khiến nhóm này thất thủ nhanh chóng.
Phương Vũ (Theo BBC)
- Hành trình Taliban trỗi dậy ở Afghanistan
- Phụ nữ Afghanistan hoài nghi lời hứa của Taliban
- Hai lần Taliban tiếp quản thủ đô Afghanistan
- Tương lai Afghanistan dưới chế độ Taliban
- Lý do thế giới lo ngại khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan
Từ khóa » Nội Chiến Afghanistan Và Taliban
-
Chiến Tranh Afghanistan (2001–2021) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Afghanistan Và “bóng Ma” Nội Chiến - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Cuộc Chiến Bí Mật Và Tàn Khốc Của Taliban Afghanistan Với Nhóm ...
-
Afghanistan đối Diện Nguy Cơ Nội Chiến - Báo Người Lao động
-
Mồi Lửa Nội Chiến Afghanistan ở Panjshir - Tuổi Trẻ Online
-
Nhìn Lại Cuộc Chiến 20 Năm Của Mỹ ở Afghanistan - BBC
-
Đừng Công Nhận Chế độ Taliban, Quân Kháng Chiến Kêu Gọi - BBC
-
Cuộc Chiến Của Mỹ Và NATO Tại Afghanistan - Những Sai Lầm Về ...
-
Afghanistan: Viễn Cảnh Nội Chiến - Báo Đại Đoàn Kết
-
Afghanistan đang Tiến Gần Một Cuộc Nội Chiến
-
Toàn Cảnh 20 Năm Xung đột Afghanistan - Báo Lao Động
-
Cuộc Chiến Của Mỹ ở Afghanistan đã Mở đầu Và Kết Thúc Như Thế Nào?
-
Tổng Tham Mưu Trưởng Quân đội Mỹ Cảnh Báo Nguy Cơ Nội Chiến ở ...
-
Tình Hình Afghanistan Nhìn Từ Cạnh Tranh Chiến Lược Và Những Vấn ...