Ai Cập Ở Đâu? Thuộc Châu Lục Nào? Tổng Quan Về Ai Cập
Có thể bạn quan tâm
Ai Cập ở đâu? Tổng quan về Ai Cập. Chuẩn bị kiến thức cơ bản về điểm đến luôn là việc cần thiết trước mỗi chuyến đi, giúp bạn cảm nhận những điều thú vị về nơi mình sắp đến cũng như tránh được những cú sốc văn hóa. Điều này đặc biệt đúng với Ai Cập, một đất nước quyến rũ nhưng vẫn còn lạ lẫm với du khách Việt Nam. Hãy cùng toidi.net tìm hiểu kỹ hơn về “xứ sở của các pharaoh” nhé.
Nội dung bài viết
- Ai Cập ở đâu? Giới thiệu tổng quan về Ai Cập
- Lịch Sử Ai Cập
- Địa lý và khí hậu
- Chính trị và ngoại giao
- Chính trị Ai Cập
- Quan hệ ngoại giao Ai Cập – Việt Nam
- Văn hóa và tôn giáo
- Lễ hội ở Ai Cập
- Lễ hội sông Nile
- Ẩm thực Ai Cập
- Du lịch Ai Cập
- Thể thao ở Ai Cập
Ai Cập ở đâu? Giới thiệu tổng quan về Ai Cập
- Tên nước: Cộng hòa Ả rập Ai Cập (Arab Republic of Egypt)
- Ngày quốc khánh: 28/02/1922
- Thủ đô: Cairo
- Dân số: 101.060.000 người (điều tra dân số năm 2020)
- Dân tộc: Ai Cập (đa số), Bedouin, Siwis, Nubian
- Hành chính: Ai Cập được chia thành 26 tỉnh và thành phố Luxor trực thuộc trung ương. Tỉnh là cấp hành chính địa phương cao nhất, dưới tỉnh theo thứ tự nhỏ dần lần lượt là khu – thành phố; tổng – quận; xã.
- Tiền tệ: Đồng bảng Ai Cập (Egyptian Pound – EGP, ký hiệu là LE)
- Tôn giáo: Hồi giáo
- Ngôn ngữ: Ả rập Ai Cập
Lịch Sử Ai Cập
Từ năm 4500 trước Công nguyên, người Ai Cập bắt đầu làm nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và đã biết dùng dương lịch có 365 ngày/năm. Khoảng năm 4000 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ bắt đầu sử dụng chữ tượng hình.
- Thời kỳ Sơ triều đại (năm 3100 – 2686 trước Công nguyên)
Khoảng năm 3150 trước Công nguyên, Menes chinh phục Thượng và Hạ Ai Cập, thành lập vương quốc thống nhất, khởi đầu cho một loạt triều đại cai trị Ai Cập trong ba thiên niên kỷ sau đó.
- Thời kỳ Cổ vương quốc (năm 2686 – 2181 trước Công nguyên)
Đây là giai đoạn đầu tiên Ai Cap đạt đến đỉnh cao của nền văn minh, trong đó có sự kiện xây dựng kim tự tháp. Vào năm 2200 trước Công nguyên, cuối thời kỳ trị vì của Pharaoh Pepi II, chế độ hoàng quyền bắt đầu suy yếu. Thêm vào đó, nạn hạn hán nghiêm trọng từ giữa năm 2200 đến 2150 trước Công nguyên được cho là nguyên nhân khiến Egypt trải qua 140 năm của nạn đói và xung đột, được gọi là thời kỳ Chuyển tiếp lần thứ nhất.
Bài viết nhiều người đọc về Ai Cập trên Toidi- Du lịch Ai Cập tự túc cần lưu ý mấy điều này
- hướng dẫn làm Visa du lịch Ai Cập dễ dàng
- Thời kỳ Chuyển tiếp lần thứ nhất (năm 2181 – 2055 trước Công nguyên)
Với nhiều biến động chính trị, đây thường được mô tả như thời kỳ đen tối của Ai Cập cổ đại. Năm 2055 trước Công nguyên, Mentuhotep II thuộc gia tộc Intef đã đánh bại các vị vua Heracleopolis, thống nhất Ai Cập dưới một thời kỳ cai trị quân chủ mới.
- Thời kỳ Trung vương quốc (năm 2055 – 1795 trước Công nguyên)
Các Pharaoh thời Trung vương quốc đã chấn hưng đất nước, củng cố bộ máy chính quyền, phát triển quân sự, nông nghiệp, nghệ thuật và tôn giáo. Tuy nhiên, các hoạt động đầy tham vọng của Amenemhat III, vị Pharaoh vĩ đại cuối cùng của thời kỳ, cùng với lũ lụt sông Nile nghiêm trọng đã gây nên căng thẳng kinh tế và dẫn đến sự suy yếu trong thời kỳ Chuyển tiếp lần thứ hai.
- Thời kỳ Chuyển tiếp lần thứ hai (năm 1795 – 1550 trước Công nguyên)
Năm 1650 trước Công nguyên, người Hyksos thành lập vương triều gốc ngoại quốc đầu tiên ở Egypt , định đô tại Avaris. Sau đó, một đội quân Thượng Ai Cập dưới sự chỉ huy của Ahmose I đã đẩy lui người Hyksos, mở ra thời kỳ Tân vương quốc.
- Thời kỳ Tân vương quốc (năm 1550 – 1069 trước Công nguyên)
Giai đoạn này đánh dấu việc Ai Cập vươn lên thành một cường quốc quốc tế, bành trướng với quy mô chưa từng thấy. Một số vị Pharaoh nổi tiếng là Hatshepsut (nữ Pharaoh đầu tiên), Thutmose III, Akhenaten cùng vợ là Nefertiti, Tutankhamun và Ramesses II. Năm 1130 trước Công nguyên, tình hình chính trị rối ren, tham nhũng hoành hành, xã hội bất ổn. Các đại tư tế Amun ở Thebes thâu tóm những vùng đất rộng lớn giàu có, và mở rộng quyền lực của họ ra khắp đất nước trong thời kỳ Chuyển tiếp lần thứ ba.
- Thời kỳ Chuyển tiếp lần thứ ba (năm 1069 – 653 trước Công nguyên)
Năm 1078 trước Công nguyên, Smendes trở thành Pharaoh cai trị phần phía bắc của Egypt trong khi miền nam nằm dưới sự kiểm soát của các đại tư tế Amun ở Thebes. Năm 727 trước Công nguyên, vua Piye của người Kush ở Nubia chiếm được Thebes, thống nhất hai miền nam bắc, và thiết lập vương triều thứ 25. Triều đại này đã mở ra thời kỳ phục hưng cho Ai Cập cổ đại.
- Thời kỳ Hậu nguyên (năm 652 – 332 trước Công nguyên)
Năm 525 trước Công nguyên, dưới sự chỉ huy của Quốc vương Cambyses II, quân Achaemenes Ba Tư đã đánh bại quân Egypt trong trận Pelusium và bắt sống Pharaoh Psamtik III. Giai đoạn người Ba Tư thống trị Egypt , còn được biết đến như vương triều thứ 27, kết thúc vào năm 402 trước Công nguyên.
Vương triều thứ 30 từ năm 380 đến 343 trước Công nguyên là triều đại bản địa cuối cùng, kết thúc với sự trị vì của Nectanebo II. Vương triều thứ 31 của người Ba Tư cũng không kéo dài lâu khi năm 332 trước Công nguyên, phó vương Ba Tư Mazaces đầu hàng và đem dâng Egypt cho vua Alexander Đại đế của Macedonia.
Xem thêm thông tin về nước Ai Cập trên wikipedia
Thời kỳ thuộc Hy Lạp – Vương triều Ptolemaeus (năm 332 – 30 trước Công nguyên)
Năm 305 trước Công nguyên, sau khi Alexander Đại đế băng hà, Ptolemy I lên nắm quyền, thiết lập vương triều Ptolemaeus và mở ra một triều đại cai trị nói tiếng Hy Lạp tồn tại gần ba thế kỷ. Alexandria trở thành thủ đô và trung tâm văn hóa học thuật. Vị quân chủ cuối cùng của dòng Ptolemaeus là Cleopatra VII. Năm 30 trước Công nguyên, bà tự sát cùng tình nhân Mark Anthony sau thất bại trước Octavian (Hoàng đế Augustus sau này) trong trận Actium.
Từ khóa » Bản đồ Ai Cập
-
Bản đồ Du Lịch Ai Cập Khổ Lớn Phóng To
-
Ai Cập – Wikipedia Tiếng Việt
-
1# Bản đồ Ai Cập Khổ Lớn Phóng To Năm 2022
-
Ai Cập: Bản đồ Quốc Gia Và Thông Tin Cần Thiết - TRAASGPU.COM
-
Bản đồ Ai Cập - Địa Ốc Thông Thái - Pinterest
-
Bản đồ Ai Cập - Địa Ốc Thông Thái
-
Bản đồ - Ai Cập (Arab Republic Of Egypt) - MAP[N]ALL.COM
-
Bản đồ Ai Cập
-
Bản đồ: Hành Trình Ra Khỏi Ai Cập | NWT - JW.ORG
-
Bản đồ Ai Cập - Maritime Hotel
-
Bản Đồ Ai Cập
-
Bản đồ Ai Cập Cổ đại