Ai Châm Ngòi Cho Cuộc Chiến 5 Ngày Nga - Georgia?
Có thể bạn quan tâm
Bài 1: Cuộc chiến gây nhiều tranh cãi
(Cadn.com.vn) - Cuộc chiến tranh Nga – Georgia diễn ra đêm 7 rạng ngày 8-8-2008 trong thời điểm hầu hết các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới đang có mặt tại Trung Quốc để dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh. Sự kiện nóng bỏng này đã ập đến tai các nhà lãnh đạo Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc... và làm cho âm hưởng lễ hội sôi động bị chùng xuống trên khuôn mặt một số người có liên quan. Cuộc chiến cũng kết thúc chỉ 5 ngày sau đó và phần thắng thuộc về Nga và Nam Ossetia, nhưng nó cũng là nhân tố làm cho quan hệ Moscow – Washington, Nga – NATO trở nên băng giá.
Sau cuộc chiến, Moscow và Tbilissi thường đổ trách nhiệm cho nhau. Tổng thống Georgia Mikhail Saakashivili nói rằng đã chống trả lại một âm mưu của quân đội Nga xâm chiếm lãnh thổ Georgia. Ngược lại, Moscow cho rằng đã tiến hành can thiệp để bảo vệ dân cư hai khu vực nổi dậy mang hộ chiếu Nga. Nhiều câu hỏi được đặt ra là vì sao xảy ra cuộc chiến tranh Nga – Georgia và ai châm ngòi cho cuộc chiến bùng phát? Theo Báo Le Monde (Pháp) số ra ngày 2-10 cho hay, cách đây một năm, EU (dưới nhiệm kỳ Chủ tịch của một nước Pháp năng động) đã có những đóng góp quan trọng trong việc kết thúc cuộc chiến gây ra cái chết của hơn 850 người dân Georgia và làm 138.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Đó là chưa kể con số thương vong 220.000 người trong cuộc chiến tranh trước đó vào năm 1992.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, EU thành lập ra một Phái bộ quốc tế độc lập tìm kiếm sự thật của cuộc xung đột Georgia (IIFFMCG) dưới sự lãnh đạo của nhà ngoại giao Thụy Sĩ kỳ cựu bà Heidi Tagliavini, có nhiệm vụ nghiên cứu những sự kiện diễn ra vào mùa Hè năm 2008 và tình hình cụ thể lúc bấy giờ để có thể tìm ra những sai lầm tồi tệ nào dẫn đến cuộc chiến với mục đích cuối cùng là tránh cho cái lịch sử thảm khốc này không phải lặp lại lần nữa. Ngày 30-9 vừa qua, IIFFMCG công bố bản báo cáo của mình, trong đó có nhiều bài học quan trọng đối với Châu Âu. Báo Công an TP Đà Nẵng xin trích giới thiệu tổng hợp những nội dung chính của bản báo cáo và các ý kiến có liên quan để bạn đọc cùng tham khảo.
Xe tăng Georgia bị tiêu diệt tại cửa ngõ Tskhinvali. Ảnh: AFP |
Cũng như nhiều cuộc chiến tranh kinh hoàng khác, sẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến, và cuộc chiến tranh Nga – Georgia vào tháng 8- 2008 cũng không nằm ngoại lệ. Nguyên nhân trực tiếp đầu tiên là vào ngày 7-8-2008, quân đội Georgia đã bất ngờ ném bom xuống Tskhinvali - thủ phủ của vùng li khai Nam Ossetia và kéo theo đó là một loạt hành động trả đũa của Nga. Một nguyên nhân quan trọng nữa góp phần thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh là trong suốt hơn 15 năm qua, quá trình giải quyết tranh chấp giữa Georgia với hai lãnh thổ li khai Abkhazia và Nam Ossetia không đạt được bất cứ tiến triển nào.
Tình hình bắt đầu xấu đi một cách nghiêm trọng khi Nga tiến hành cung cấp hộ chiếu cho người dân của hai vùng li khai Abkhazia và Nam Ossetia, đồng thời tuyên bố rộng rãi rằng Nga phải có trách nhiệm đối với những người anh em “láng giềng gần” này. Nga làm những điều đó mà không hề tham khảo ý kiến của Georgia, và như vậy trên phương diện nào đó thì toàn vẹn lãnh thổ của Georgia trở thành một vấn đề ngày càng đáng lo ngại. Trong khi đó, Georgia vẫn đang cố gắng đẩy nhanh tiến trình gia nhập vào NATO, từ đó tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ, Ukraine và Israel để tiến hành hiện đại hóa toàn diện và cơ bản lực lượng vũ trang của mình với nguồn kinh phí tăng từ 1% lên đến 8% GDP; lực lượng vũ trang gần hai khu vực li khai Nam Ossetia và Abkhazia khi đó cũng đang trong quá trình hiện đại hóa.
Tất nhiên, hành động củng cố quân đội của Georgia đã đi ngược lại lời kêu gọi không sử dụng vũ lực của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Thực tế thì cuối năm 2007 đầu năm 2008, những hiệp định ngừng bắn được ký kết sau cuộc chiến tranh ở Georgia ngày càng trở nên mong manh. Trong khi đó, Nga lại không chịu ngừng hành động bắn hạ những chiếc máy bay do thám của quân đội Georgia trên bầu trời Abkhazia. Thêm nữa, những xô xát nguy hiểm tại vùng giáp ranh do cả hai bên gây ra ngày một nhiều.
Các tổ chức quốc tế đã làm gì?
Cùng với sự có mặt của LHQ, thì trong thời điểm căng thẳng đó, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) cũng như của Liên minh Châu Âu (EU) và các tổ chức quốc tế chưa bao giờ vắng mặt ở Georgia để làm nhiệm vụ ngăn ngừa các cuộc xung đột vũ trang, giám sát các hoạt động mang tính hòa bình. Thế nhưng các tổ chức quốc tế này, trong đó bao gồm cả HĐBA-LHQ đều làm ngơ trước những diễn biến phức tạp của tình hình thực tế. Như thể họ không chỉ từ bỏ công việc giải quyết tranh chấp ngầm giữa hai bên, mà còn đang giữ trong tay một thỏa thuận ngừng bắn ngày càng bấp bênh. Do vậy, tất cả mọi điều kiện thuận lợi nhất dẫn đến cuộc xung đột khốc liệt đã có đủ.
Vào thời điểm đó, các hoạt động ngoại giao phòng ngừa như đúng tên gọi của nó được coi là ưu tiên số một, nhưng không có một hiệu quả thiết thực nào cả. Cũng cần thừa nhận rằng xung đột năm 2008 là không thể tránh khỏi và có thể đoán trước. Đến bây giờ, khi cuộc chiến kết thúc thì bên nào cũng thiệt: Georgia bị chia cắt. Hai nước cộng hòa li khai Nam Ossetia và Abkhazia với số dân ít ỏi chưa thể mở ra một tương lai sáng sủa và đối diện với vô vàn khó khăn phức tạp. Nhiều người dân vẫn còn sống trong những chiếc lều tạm. Hiện mới chỉ được công nhận độc lập bởi một số ít nước.
Vậy một câu hỏi được đặt ra là tại sao một kết quả thảm hại như vậy lại không thể tránh được? Đáng lẽ vai trò của các tổ chức liên quan cần phải được phát huy nhiều hơn nữa nhằm ngăn chặn không để cho cuộc chiến xảy ra. Nhưng để làm được điều đó thì cũng cần có một cam kết chắc chắn và thực sự của các chủ thể chính đối với điều mà EU gọi là “sự nỗ lực đa phương”. Trong trường hợp của Georgia, việc can thiệp vũ trang của bên ngoài, thay vì đi đến xây dựng một nền tảng chung ngay vào thời điểm lúc bấy giờ chỉ làm tình hình căng thẳng hơn. Bởi một vấn đề cốt lõi là chính quyền Georgia do Tổng thống Mikhail Saakashivili đứng đầu không chịu thừa nhận những mối quan tâm của các bên xung đột như thể cứ nhất nhất muốn cho các bên vốn đã bất hòa phải xô xát với nhau thì mới dễ dàng đi đến một cách giải quyết hòa bình. Cuối cùng là dẫn đến chủ nghĩa đơn phương, hành động mà không cần quan tâm xem tác động của những việc đó như thế nào lên nhận thức của đối phương của Tổng thống Mikhail Saakashivili.
Đây chính là căn nguyên cơ bản của cuộc chiến 5 ngày. Cộng đồng quốc tế có thể làm tốt hơn nữa, không phải là để tạo ra điều gì mới mẻ. Chỉ cần nhìn lại Hiến chương LHQ và xem lại những nguyên tắc cơ bản trong tuyên bố ở Helsinki năm 1975 sẽ thấy rằng để có một mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, yêu cầu đầu tiên là những hành động đe dọa (như một nước lớn đe dọa nước nhỏ) hay sử dụng vũ lực, chưa kể đến tội ác chiến tranh trong chiến sự năm 2008 đều phải bị cấm tuyệt đối. Ngoài ra, những vấn đề nhạy cảm xung quanh sự tan rã của nhà nước Xô viết, trong đó có nhiều vấn đề còn chưa được giải quyết, cũng cần phải được đề cập đến bằng những cam kết chân thành và tự nguyện.
Lê Minh Châu
Bài 2: Đi tìm sự thật
Từ khóa » Georgia Và Nga
-
Nhìn Lại Cuộc Chiến 5 Ngày Giữa Nga Và Georgia - Báo Thanh Niên
-
Nhiều điểm Tương đồng Trong Chiến Dịch Của Nga ở Ukraine Và Gruzia
-
Cuộc Chiến Gruzia Và Những Yếu Tố Khiến NATO Kinh Hãi Trước Sức ...
-
Diễn Biến Căng Thẳng Của Cuộc Chiến 5 Ngày Nga - Gruzia
-
Chiến Tranh Nam Ossetia 2008 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gruzia – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cuộc Chiến 5 Ngày Của Nga ở Gruzia Năm 2008 - VnExpress
-
Vùng Ly Khai Gruzia Thông Báo Kế Hoạch Sáp Nhập Nga - VnExpress
-
Hé Lộ Sức Mạnh Quân đội Gruzia Từ Nam Ossetia Vừa Tới Ukraine ...
-
Quốc Gia Nào Lo Ngại Sẽ Là Mục Tiêu Tiếp Theo Của Nga Sau Ukraine?
-
Nhìn Lại Cuộc Chiến 5 Ngày Giữa Nga Và Georgia - YouTube
-
Gruzia : Biểu Tình Chống Nga Xâm Lược Trong Bối Cảnh đại Dịch ... - RFI
-
Nam Ossetia Sẽ Trưng Cầu Dân ý Về Sáp Nhập Vào Nga - Thế Giới - Zing
-
Gruzia | Vietnam+ (VietnamPlus)