1. Thân nhân người có công với cách mạng gồm những ai? Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, thân nhân người có công với cách mạng gồm cha, mẹ đẻ, vợ/chồng, con (gồm cả con đẻ, con nuôi) của người có công với cách mạng và người có công nuôi liệt sĩ.
Trong đó, người có công với cách mạng bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1045, từ 01/01/1945 đến ngày Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Liệt sĩ.
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
- Thương binh (trong đó bao gồm cả thương binh loại B công nhận trước ngày 31/12/1993), người hưởng chính sách như thương binh.
- Bệnh binh.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; bị địch bắt tù, đày; hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế.
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
Như vậy, thân nhân của người có công với cách mạng gồm: Cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (gồm cả con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Có thể thấy, so với Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng trước đây, Pháp lệnh năm 2020 đã quy định cụ thể những ai là thân nhân của người có công với cách mạng.2. Thân nhân người có công với cách mạng được hưởng chế độ gì? Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh người có công với cách mạng năm 2020, tùy từng đối tượng, thân nhân người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi chủ yếu sau đây:
- Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần.
- Bảo hiểm y tế.
- Hỗ trợ cải thiện nhà ở.
- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất.
- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.
- Miễn hoặc giảm thuế.
Trong đó, một số chế độ có mức hưởng cụ thể được nêu tại bảng dưới đây:
Stt
Chế độ
Mức hưởng
1
Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà
1.461.600 đồng/người/lần
2
Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung. Trong đó có tiền ăn trong thời gian điều dưỡng, thuốc thiết yếu và quà tặng cho các đối tượng này.
2.923.200 đồng/người/lần
4
Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non
3.248.000 đồng/người/lần
5
Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật:
649.600 đồng/người/lần
6
Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học:
649.600 đồng/người/lần
7
Hỗ trợ cất bốc hài cốt liệt sĩ
04 triệu đồng/hài cốt liệt sĩ
8
Không có nguyện vọng an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ, hỗ trợ xây mộ liệt sĩ
10 triệu đồng/mộ
9
Khai quật, cất bốc, sửa lại vỏ mộ sau khi lấy mẫu hài cốt liệt sĩ
01 triệu đồng/mộ
10
Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
1,4 triệu đồng/liệt sĩ/năm
Ngoài ra, để tra cứu các chế độ khác của thân nhân người có công với cách mạng, độc giả có thể tải file dưới đây hoặc xem trực tiếp các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP. https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2022/04/05/che-do-cua-than-nhan-liet-si_0504113927.docx
3. Nguyên tắc thực hiện chế độ với thân nhân người có công với cách mạng Việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với thân nhân người có công với cách mạng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 6 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020:
- Người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo Pháp lệnh này thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
Thân nhân của 02 người có công với cách mạng trở lên được hưởng tối đa 02 suất trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp thân nhân của nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của 02 liệt sĩ, thân nhân của 03 liệt sĩ trở lên;
Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của 02 người có công với cách mạng trở lên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của 01 liệt sĩ và trợ cấp tuất hằng tháng của 01 người có công với cách mạng;
Thân nhân của 02 liệt sĩ trở lên và đồng thời là thân nhân của người có công với cách mạng thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của liệt sĩ theo điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
Thân nhân của người có công với cách mạng mà người có công đó thuộc 02 đối tượng người có công với cách mạng trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của 01 đối tượng;
Con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học/đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học mà thôi học/bị buộc thôi học thì không được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
- Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một suất trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
- Thân nhân của liệt sĩ và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết thì người/tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.
Nếu đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của bảo hiểm xã hội.
Còn trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất…
Trên đây là quy định về vấn đề: Thân nhân người có công với cách mạng là ai? Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bài viết hoặc cần tra cứu thông tin về chế độ của thân nhân người có công, độc giả có thể liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Chính sách người có công từ 01/7/2021 có gì mới?