Ai Là Người đã Quy Hoạch Sài Gòn Từ Thành Gia Định? - Sống Đẹp

Trước khi Pháp tiến vào, Sài Gòn đã để lại những trục đường chính, dù không phải là đoạn đường bằng phẳng đẹp đẽ nhưng đều là những tuyến huyết mạch, quan trọng. Những đoạn đường ở ven thành Gia Định, được tạo ra từ khoảng những năm 1790.

Những con đường này được công trình sư Trần Văn Học thiết kế cũng như quy hoạch. Dù có công lớn trong việc thiết kế và quy hoạch thành Gia Định nhưng những ghi chép về Trần Văn Học không nhiều, mọi người vẫn không biết rõ chính xác năm sinh và năm mất của ông. Mọi người chỉ biết ông là người huyện Bình Dương, Gia Định. Cụ thể, ông là dân khu vực ngã năm Bình Hòa (quận Bình Thạnh, TP.HCM hiện nay) và khi mất, ông cũng được chôn ở nơi đây.

ai-la-nguoi-da-quy-hoach-sai-gon-tu-thanh-gia-dinh-1
Bản đồ Sài Gòn năm 1815

Khi gia đình chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn đuổi giết, ông đã giúp mẫu thân và gia đình Nguyễn Ánh trốn sang Cao Miên, đưa hoàng tử Cảnh đi cầu viện nước ngoài, sau này là người có công lớn trong việc phò tá Nguyễn Ánh lên ngôi vua (Gia Long). Trong quá trình bôn tẩu, Trần Văn Học từng đến Xiêm (Thái Lan), Ấn Độ, Pháp, Bồ Đào Nha, Philippines, Malaysia...  Ông cũng chính là người Việt đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn - Gia Định xưa theo phương pháp phương Tây.

Dù là võ tướng, Trần Văn Học không chỉ biết chữ Nho mà còn rất giỏi chữ quốc ngữ và tiếng Latin. Ông là trợ tá đắc lực của Nguyễn Ánh trong việc thông ngôn, dịch sách đặc biệt là các sách về kỹ thuật, địa lôi và binh khí. Năm 1790, khi Nguyễn Ánh cho xây thành Gia Định từ thiết kế của hai sĩ quan công binh Pháp Olivier de Puymanel và Le Brunt, Trần Văn Học đã được giao cho việc phác họa đường sá và phân khu phố phường đường trong thành năm 1790. Bên cạnh đó, Nguyễn Ánh còn giao ông chịu trách nhiệm quy hoạch phố thị nằm ngoài thành lũy.

Thành Gia Định hay còn gọi là thành Bát Quái. Khi xây dựng thành, có tới 30.000 dân phu được huy động. Trần Văn Học đã phác họa lên những con đường ở ngoài rìa thành, sau này trở thành những trục đường chính của Sài Gòn khi Pháp tiến vào xâm lược và chiếm thành Gia Định. 

ai-la-nguoi-da-quy-hoach-sai-gon-tu-thanh-gia-dinh-2
Đại lộ Norodom (đường Lê Duẩn ngày nay)

Những con đường là trục chính của Sài Gòn gồm: Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đĩnh Chi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa,… (đây đều là tên những con đường hiện nay). Tất cả đều là những con đường ở ngoài rìa thành Gia Định xưa. Ví dụ như, đường Đồng Khởi (hay Catinat thời Pháp) chỉ là con đường để chúa Nguyễn dạo chơi bờ sông Sài Gòn mà thôi.

Ở trung tâm Sài Gòn, Trần Văn Học đã phác họa ít nhất 26 con đường, được đánh số thứ tự lần lượt. Ngày 1/2/1865, đề đốc De La Grandière đã đặt tên đường số 16 Catinat. 

Năm 1792, Trần Văn Học tiếp tục phác họa thêm đường xá ở thành Mỹ Tho. Năm 1821, ông tiếp tục được vua Minh Mạng giao cho việc phác họa bản đồ sông núi từ thành Gia Định tới tận Tây Ninh. Tuy nhiên, không bao lâu sau thì Trần Văn Học qua đời. 

ai-la-nguoi-da-quy-hoach-sai-gon-tu-thanh-gia-dinh-3
Đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay)

Trước cái tên Trần Văn Học, một người cũng được cho là đã quy hoạch Sài Gòn là  Nguyễn Cửu Đàm (không rõ năm sinh - mất năm 1777). Nguyễn Cửu Đàm là một nhà doanh điền dưới thời Nguyễn. Ông từng quy hoạch 3 sông rạch, gồm rạch Thị Nghè ở phía Bắc, sông Sài Gòn ở phía Đông và rạch Bến Nghé ở phía Nam. Năm 1772, ông còn cho người đào kênh dài thẳng từ rạch Cát ra Lò Gốm, đặt tên là kênh Ruột Ngựa, giúp thuyền bè dễ dàng đi lại từ Sài Gòn về miền Tây và ngược lại. 

Xem thêm: Nhà thờ Đức Bà: Kiến trúc cổ điển giữa lòng Sài Gòn sôi động

Từ khóa » Bản đồ Sài Gòn - Gia định