Ai Sẽ Thống Trị Thị Trường Xi Măng Việt Nam?

Banner xi mang
Banner top HT2611 new
Chủ nhật, ngày 1/12/2024 |

Tìm kiếm

  • Trang chủ Hiệp hội XMVN Đơn vị ngành Về chúng tôi
  • Tin tức - Sự kiện Hội nghị AFCM Tin Hiệp hội Tin trong nước Tin tức quốc tế
  • Biến động thị trường Thị trường xi măng Thị trường VLXD Bất động sản Biến động giá
  • Doanh nghiệp Thành tựu Chân dung Bài học kinh nghiệm
  • Khoa học công nghệ Nghiên cứu thử nghiệm Cải tiến kỹ thuật Công nghệ mới
  • Phát triển bền vững Tiết kiệm năng lượng Năng suất xanh Phát điện nhiệt dư Phát triển VLKN
  • Thông tin đầu tư Dự án mới Cải tạo - Mở rộng Chứng khoán ngành Vôi công nghiệp
  • VB - Chính sách Quy định pháp luật Tiêu chuẩn ngành Chính sách mới

Thị trường xi măng

Ai sẽ thống trị thị trường xi măng Việt Nam?

11/09/2017 5:19:07 PM

Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) vẫn dẫn đầu thị trường, song với sự đổ bộ của các “ông lớn” trong khu vực cũng như sự xuất hiện của một vài “ngôi sao” trẻ, cục diện mới sẽ hình thành trên thị trường xi măng. Vấn đề là, thời gian tới ai sẽ thống trị thị trường xi măng Việt Nam?

Cuộc đổ bộ của các “ông lớn” trong khu vực Tháng 3/2017, Siam Cement Group (SCG), Tập đoàn xi măng số 1 của Thái Lan, đã chính thức tham gia cuộc chơi lớn tại thị trường xi măng Việt Nam khi mua lại Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM) với giá 156 triệu USD. SCG là tập đoàn có giá trị vốn hóa lên đến 18 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng công suất thiết kế của Thái Lan và sẽ đạt công suất thiết kế hơn 12 triệu tấn tại các quốc gia khác trong ASEAN. Ở Việt Nam, SCG bắt đầu hoạt động từ năm 1992 và hiện là cổ đông của nhiều doanh nghiệp dẫn đầu trong các lĩnh vực như ống PVC (Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong), giấy bao bì (Kraft Vina), hóa dầu (Hóa dầu Long Sơn), gạch men (Prime Group) hay xi măng (Xi măng Bửu Long). Với kinh nghiệm và tiềm lực tài chính, vị trí nhà máy tại miền Trung có thể “ra Bắc vào Nam” nhanh chóng, các nước cờ tiếp theo trong cuộc chơi của SCG là không thể xem nhẹ. Nếu thương vụ của SCG còn mang tính “thăm dò chiến lược”, thì thương vụ Siam City Cement (SCCC), tập đoàn xi măng số 2 Thái Lan, chi đến 580 triệu USD mua lại Holcim Việt Nam cho thấy ý định tấn công không khoan nhượng. Không chỉ tới Việt Nam, trong năm 2016, tập đoàn có 47 năm kinh nghiệm này đã chi tới 1 tỷ USD để thực hiện chiến lược mở rộng sang các nước trong khu vực. Với việc mua lại Holcim Việt Nam, SCCC đã “có ngay” 20% thị phần và công suất thiết kế 6,3 triệu tấn/năm tại khu vực phía Nam – thị trường tăng trưởng nhanh nhất cả nước. Quan trọng hơn, SCCC đã tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh rất lớn khi giành được quyền kiểm soát nguồn nguyên liệu sản xuất vốn dĩ rất khan hiếm ở khu vực này. Đây là một yếu tố mà các đối thủ khác sẽ cần phân tích kỹ trong chiến lược cạnh tranh với SCCC. Một đại gia khác từ Indonesia là PT Semen Indonesia (Semen Gresik trước đây) đã gia nhập thị trường từ đầu năm 2013 với thương vụ khá ồn ào - mua lại 70% cổ phần Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long trị giá 230 triệu USD. PT Semen Indonesia thậm chí là tập đoàn xi măng lớn nhất Đông Nam Á, có công suất 35,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, cuộc “đổ bộ” của đại gia này vào phía Bắc, nơi có trữ lượng đá vôi dồi dào, chưa thực sự ấn tượng như quy mô và cái giá “khá đắt” của thương vụ. Kể từ khi gia nhập, PT Semen Indonesia vẫn duy trì một dây chuyền với công suất 2,2 triệu tấn/năm, doanh thu tăng ổn định từ khoảng 2.400 tỷ đồng năm 2014 lên hơn 2.700 tỷ đồng năm 2016. Với ưu thế 2 dây chuyền mở rộng tại Quảng Ninh và Bình Phước đã thuộc diện “quy hoạch”, các bước đi của đại gia Indonesia 3 năm qua cho thấy sự cẩn trọng nhất định trong bối cảnh mật độ đối thủ cạnh tranh dày đặc và dư thừa công suất tại khu vực. Vicem đang chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường xi măng Việt Nam. Từ cánh chim đầu đàn Vicem đến sự trỗi dậy của các ngôi sao trẻ Năm 2016, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) chiếm đến 36% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa, đứng đầu thị trường. Điều đó cho thấy, các yếu tố “địa phương” như khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, mức độ thâm nhập thị trường, chính sách bán hàng linh hoạt của doanh nghiệp nội đang thắng thế so với tiềm lực tài chính, công nghệ, trình độ quản trị của doanh nghiệp ngoại. Đóng góp lớn cho Vicem là Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên, đơn vị chiếm lần lượt 10,4% và 31,4% thị phần cả nước và phía Nam. Năm 2016, Vicem Hà Tiên ghi nhận sản lượng xi măng tiêu thụ trong nước lên đến 6,3 triệu tấn, tăng 15,7% so với năm 2015, trong khi tốc độ tăng trưởng của khu vực là 10,7%. Hiệu quả hoạt động của Vicem Hà Tiên cũng đáng để nhiều đối thủ phải mong đợi với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 8.237 tỷ đồng và 809 tỷ đồng trong năm qua. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt 9,8% và dự kiến sẽ còn tốt hơn trong các năm tới nhờ giảm chi phí lãi vay và chi phí phát sinh (di dời trạm nghiền Thủ Đức). So với 2 đối thủ chính ở phía Nam, Vicem Hà Tiên có công suất thiết kế và quy mô vượt trội. Công suất thiết kế của Vicem Hà Tiên đạt 4 triệu tấn clinker và 7,1 triệu tấn xi măng mỗi năm với 2 nhà máy sản xuất ở Bình Phước và Kiên Giang và 4 trạm nghiền tại Phú Hữu, Cam Ranh và Long An. Vicem Hà Tiên cũng đã xây dựng được mạng lưới bán hàng bao gồm hơn 70 nhà phân phối, 10.000 cửa hàng trải khắp Nam Bộ và Tây Nguyên. Bên cạnh Vicem Hà Tiên, trong gia đình Vicem cũng cần kể đến các doanh nghiệp đã có thương hiệu thân thuộc với người tiêu dùng, sản lượng và doanh thu ổn định trong nhiều năm như Hoàng Thạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Mai. Các doanh nghiệp này hầu hết nằm ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ, giúp Vicem giữ được thị trường tại khu vực này. Có mặt trên thị trường phía Nam từ năm 2006, tới nay, Công ty Cổ phần Xi măng FiCO Tây Ninh – một thành viên của Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 – đã là một trong ba thương hiệu xi măng hàng đầu, chiếm trên 12% thị phần khu vực. Hàng năm, FiCO Tây Ninh cung cấp ra thị trường gần 2 triệu tấn xi măng, đạt doanh thu 2.500 - 3.000 tỷ đồng, tương đương với xi măng Bỉm Sơn ở phía Bắc. Công ty sở hữu một dây chuyền sản xuất công suất 1,4 triệu tấn/năm tại Tây Ninh và một dây chuyền tương tự đã được chấp thuận theo quy hoạch của Chính phủ. Hệ thống hơn 55 nhà phân phối đã bao phủ hầu hết các tỉnh miền Đông, miền Tây, khu vực TP.HCM và một phần biên giới Campuchia. Cùng thời điểm xuất hiện trên thị trường với FiCO Tây Ninh, Tập đoàn Xi măng The Vissai đã nhanh chóng phát triển và chạm mốc doanh thu 10.000 tỷ đồng, với giá trị tổng tài sản lên đến 15.000 tỷ đồng vào năm 2014. Từ nhà máy đầu tiên có công suất 1,2 triệu tấn/năm, tới nay, Tập đoàn Xi măng The Vissai đã nâng tổng công suất lên hơn 11 triệu tấn/năm thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) cũng như đầu tư dây chuyền mới. Cục diện mới hình thành và cuộc chơi về tay ai? Điểm qua một vài tên tuổi “hot”, có vẻ như những năm tiếp theo sẽ rất sôi động cho thị trường xi măng Việt Nam. Danh sách các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không dừng ở 3 tên tuổi nói trên và các doanh nghiệp nội sẽ tiếp tục chứng kiến cảnh “người ở, kẻ đi”. Chung cuộc, một cục diện cạnh tranh mới có thể sẽ hình thành trong 3 - 5 năm tới. Thị trường xi măng Việt Nam hiện nay khá phân mảnh, đặc biệt là ở phía Bắc. Quy luật phát triển tại các nước đi trước như Thái Lan, Indonesia cho thấy, xu hướng hợp nhất là tất yếu. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là đối tượng để các doanh nghiệp lớn “thâu tóm”. Số lượng doanh nghiệp còn lại sẽ chỉ 10 - 20 doanh nghiệp, chứ không lên đến gần 100 doanh nghiệp như hiện nay. Cuộc chơi về tay ai? Điều này phụ thuộc nhiều ở mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào đánh giá được các yếu tố cạnh tranh, nội lực của mình và lựa chọn đúng thời điểm để “ra đòn” sẽ vươn lên và trở thành người làm chủ cuộc chơi. Theo Tiến Phúc - Đắc Lợi (Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam) Ý kiến của bạn
Nội dung
Gửi tòa soạn Xóa trắng Đóng lại

Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và không quá 500 chữ

Các tin khác:

Hải Dương: Tiêu thụ xi măng và clinker giảm (06/09/2017)

8 tháng: Tiêu thụ xi măng tăng 5% so với cùng kỳ (28/08/2017)

Tháng 7: Sản xuất và tiêu thụ xi măng tăng nhẹ (24/08/2017)

Thị trường xi măng: Xuất khẩu tăng, tiêu thụ nội địa giảm (12/08/2017)

6 tháng cuối năm: Dự báo tình hình tiêu thụ xi măng tiếp tục khó khăn (24/07/2017)

Tổng quan thị trường xi măng trong nước 6 tháng đầu năm 2017 (23/07/2017)

Tháng 6: Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngành xi măng giảm mạnh (19/07/2017)

Nguy cơ dư thừa 26 triệu tấn xi măng (12/07/2017)

Ngành xi măng đối mặt với bài toán cung - cầu (07/07/2017)

Ngành xi măng đang đau đầu lo tiêu thụ (30/06/2017)

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Hà Nam: Tiêu thụ chậm, doanh nghiệp vật liệu xây dựng gặp khó

Xi măng Hạ Long mời chào giá gói dịch vụ bốc xếp, đóng bao và dịch vụ khác

DTI điều tra tác động của việc gia tăng xi măng nhập khẩu

Bắc Ninh thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ VLXD

Vicem Hải Phòng mời thầu mua sắm dầu đốt lò phục vụ cho sản xuất

Đồng Lâm ra mắt sản phẩm bao xi măng trọng lượng 25kg

Cơ hội nào cho công nghệ - thiết bị Tây Âu tại Việt Nam?

Hội thảo kỹ thuật xi măng với các giải pháp giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải carbon

Tháng 10: Nhu cầu xi măng trong nước của Iran giảm 2,5%

Cơ hội nào cho công nghệ - thiết bị Tây Âu tại Việt Nam?

Đồng Lâm ra mắt sản phẩm bao xi măng trọng lượng 25kg

DN kiến nghị thay đổi thời gian hiệu lực Thông tư liên quan đến chất lượng VLXD

Hà Nam: Tiêu thụ chậm, doanh nghiệp vật liệu xây dựng gặp khó

Xi măng Hạ Long mời chào giá gói dịch vụ bốc xếp, đóng bao và dịch vụ khác

Vicem Hải Phòng mời thầu mua sắm dầu đốt lò phục vụ cho sản xuất

Tháng 10: Nhu cầu xi măng trong nước của Iran giảm 2,5%

DTI điều tra tác động của việc gia tăng xi măng nhập khẩu

Bắc Ninh thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ VLXD

Công nghệ sản xuất

  • Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt NamCơ hội nào cho công nghệ - thiết bị Tây Âu tại Việt Nam?
  • Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt NamCác loại băng tải vận chuyển clinker trong sản xuất xi măng
  • Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt NamCác giải pháp sẵn có để giảm phát thải từ quá trình sản xuất xi măng và clinker
  • Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt NamCông nghệ thu gom và khử carbon cho ngành Xi măng
  • Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt NamƯu, nhược điểm của các công nghệ thu gom carbon trong ngành Xi măng

Kinh nghiệm vận hành

Nguyên, nhiên liệu

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Diễn đàn Thư viện

Việc làm Tư vấn

Video

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

ximang.vn - Trang thông tin chuyên ngành về lĩnh vực xi măng và vật liệu xây dựng Quá trình sản xuất xi măng portland Nên chọn loại xi măng nào để tốt cho việc trát tường biệt thự nhà phố đẹp

Xem các video khác

Sàn giao dịch thiết bị vật tư

Xi măng Hạ Long mời chào giá gói dịch vụ bốc xếp, đóng bao và dịch vụ khác

Vicem Hải Phòng mời thầu mua sắm dầu đốt lò phục vụ cho sản xuất

Vicem Hải Phòng mời thầu mua than cám 5a.1

Xi măng Hạ Long mời chào giá gói hàng hóa nhằm duy trì hoạt động thường xuyên

Vicem Hà Tiên mời chào giá dịch vụ bóc tầng phủ phía Tây Bắc núi Trầu

Vicem Hà Tiên mời chào hàng dịch vụ đo đạc và tính toán khối lượng bóc tầng phủ mỏ núi Trầu, Còm

Vicem Hà Tiên mời chào giá dịch vụ bóc tầng phủ mỏ đá vôi, sét, laterit Tà Thiết

Vicem Hà Tiên mời chào hàng dịch vụ đo đạc và tính toán khối lượng bóc tầng phủ mỏ Tà Thiết

Xem các giao dịch cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?

Giải ngân đầu tư công
Giảm lãi suất ngân hàng
Triển khai các gói hỗ trợ NƠXH
Cả 3 yếu tố trên

Từ khóa » Nhà Máy Xi Măng Nào Lớn Nhất Việt Nam