AIDA Là Gì? Ví Dụ Thực Tế Viết Content Chốt Sale đỉnh Cao
Có thể bạn quan tâm
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều tập trung vào mô hình AIDA. Nó là một thuật ngữ dùng để mô tả hành trình mua hàng của người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để áp dụng nó trong chiến lược tiếp thị nội dung, hãy cùng VietMoz khám phá ngay bài viết sau đây:
AIDA là gì?
AIDA là cụm từ viết tắt của 4 chữ Attention (Thu hút), Interest (Quan tâm), Desire (Khao khát), và Action (Hành động). Đây là mô hình dùng để xác định các giai đoạn nhận thức của một người nào đó trong quá trình mua sản phẩm/ dịch vụ.
Không khó để bắt gặp mô hình AIDA được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực điển hình là tiếp thị kỹ thuật số, quan hệ công chúng, bán hàng…
Riêng trong mảng Content Marketing, việc dựa vào mô hình này giúp cho người viết biết để tạo, phân phối thông điệp nội dung có tác động tới tâm lý, hành vi của độc giả và thuyết phục họ mua hàng. Đây được xem là nấc thang cao nhất mang lại hiệu quả trong việc tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ đến người tiêu dùng.
Lịch sử ra đời của mô hình AIDA
Năm 1898, Elias St. Elmo Lewis – nhân viên của Advertising Hall of Fame đã ẩn danh viết một chuyên mục về 3 nguyên tắc quảng cáo, mà theo ông là có ích trong suốt chặng đường sự nghiệp của mình.
Trong đó, ông có đề cập rằng một quảng cáo thành công luôn phải tập trung vào một công thức cụ thể. Câu văn trích dẫn đầy đủ như sau:
“Nhiệm vụ của một quảng cáo là thu hút người đọc, để họ nhìn vào quảng cáo và bắt đầu đọc nó; sau đó để anh ta quan tâm, để anh ta sẽ tiếp tục đọc nó; sau đó để thuyết phục anh ta, để khi anh ta đã đọc nó, anh ta sẽ tin vào điều đó. Nếu một quảng cáo có ba phẩm chất thành công này thì đó là một quảng cáo thành công”.
Như vậy, dù nội dung của bạn mang tính chất sáng tạo hay là sao chép, nó sẽ chỉ thực sự có giá trị khi chúng thu hút, tạo sự quan tâm và mang tính thuyết phục.
Đã hơn 1 thế kỷ trôi qua, nhưng những gì mà Lewis khẳng định vẫn luôn đúng. Giờ đây, chúng lại được thể hiện đầy đủ dưới dạng mô hình AIDA, đã và đang được áp dụng rộng rãi trong ngành Marketing.
AIDA hoạt động như thế nào?
Nhìn vào từng giai đoạn trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng, chúng ta đều biết rằng họ sẽ tìm hiểu thương hiệu của bạn đầu tiên. Sau đó mới có những dấu hiệu về cảm giác nhất định cho từng sản phẩm/ dịch vụ. Và cuối cùng, khiến họ muốn có nó và bắt đầu hành động mua.
Dưới đây là những giai đoạn cụ thể mô tả AIDA hoạt động như thế nào:
Attention: Thu hút sự chú ý
Khách hàng sẽ không khỏi tò mò chú ý về nội dung trình bày của bạn về một sản phẩm/ dịch vụ. Đây là giai đoạn đầu tiên khiến họ phải tự hỏi: “Chúng là sản phẩm/ dịch vụ gì?”. Nó cũng giống như việc đi kèm với hành động nâng cao nhận thức về thương hiệu và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
Một trong những phương pháp thu hút khách truy cập vào trang web của bạn đó là xây dựng và triển khai nội dung có giá trị. Nếu nội dung của bạn giải quyết, thỏa mãn niềm yêu thích trong họ, bạn dễ dàng thu hút và đưa ra giải pháp cho họ. Nội dung có thể ở dạng chữ, hình ảnh, slogan, video…cùng tập trung truyền tải một thông điệp nhất định.
Interest: Tạo sự thích thú, sự quan tâm
Khi đối tượng mục tiêu quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn, khách hàng sẽ muốn tìm hiểu về thương hiệu cũng như những gì mà bạn cung cấp.
Mục tiêu của bạn ngay lúc này, đó là khiến đối tượng mục tiêu nghĩ rằng “Tôi thích sản phẩm/ dịch vụ này”.
Nếu như giai đoạn đầu tiên là thu hút sự chú ý, thì giai đoạn này bạn cần làm cho nội dung của mình thật hấp dẫn và thuyết phục.
Desire: Khơi gợi niềm khao khát, mong muốn
Ở hai giai đoạn đầu tiên của AIDA là giúp khách hàng biết và quan tâm về sản phẩm dịch vụ, thì giai đoạn này nhiệm vụ của bạn là khiến “họ muốn có nó”.
Để làm được điều này, bạn cần tạo nhiều nội dung hay ho hơn, khiến họ phải nhấp chuột đăng ký và theo dõi blog hay các nền tảng xã hội của bạn. Và đây cũng là cơ hội để bạn mang đến một thứ gì mới có lợi cho họ.
Action: Hành động
Để hình dung dễ hơn bạn có thể hiểu như sau: Khi khách hàng trải qua 3 giai đoạn ở trên thì họ sẽ bắt đầu các hành động tiếp theo ví dụ như tải một thứ gì đó từ website của bạn, liên hệ với bạn bằng một cuộc gọi, trò chuyện trực tiếp…
Giai đoạn này thành công hay không là nhờ vào sự đầu tư chú trọng của bạn ở 3 giai đoạn trước. Một khi khách hàng đã có đủ sự quan tâm, thích thú và khao khát, họ sẽ chủ động tìm đến bạn, cũng như chi tiền để có được sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp.
Retention: Giữ chân
Đây là giai đoạn được bổ sung thêm sau 4 giai đoạn mà chúng tôi đã liệt kê ở trên. Thông thường nó sẽ được thêm từ một nhà tiếp thị nhằm khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ với khách hàng. Nó được biết đến với mô hình là AIDAR.
Cụ thể, mục đích của giai đoạn này là giúp doanh nghiệp của bạn có cơ hội bán thêm, bán kèm hoặc giới thiệu một sản phẩm mới khác.
Cách áp dụng mô hình AIDA trong chiến lược tiếp thị nội dung
Áp dụng mô hình AIDA vào chiến lược tiếp thị nội dung, bạn cũng cần đi qua 4 giai đoạn là Attention – Interest – Desire – Action. Cụ thể như sau:
Tạo sự chú ý
Nếu bạn bỏ qua giai đoạn này, người đọc sẽ không biết sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp trông nó như thế nào, cũng như mang lại lợi ích gì. Chúng ta cần hiểu rằng, không phải tự nhiên mà khách hàng lại biết đến thương hiệu của bạn. Vì vậy, đây là bước đầu tiên bạn cần tạo tuyến bài xây dựng nhận thức thương hiệu và thu hút người xem tìm đến bài viết của mình.
Vậy làm sao để tạo sự chú ý trong từng bài viết, cách tiếp cận được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay đó là đặt tiêu đề ấn tượng. Vì tiêu đề là yếu tố mà người xem nhìn thấy đầu tiên khi họ lướt và tìm kiếm thông tin.
Dưới đây là một số chiến lược hay ho mà bạn có thể áp dụng để tạo được một tiêu đề hấp dẫn:
- Sử dụng từ ngữ mang tính khẩn cấp: Điều này khiến người đọc tò mò muốn biết và sợ bỏ lỡ một điều gì rất quan trọng. Ví dụ: Giới hạn, cấp bách, cuối cùng, lưu ý, đề phòng, cảnh báo, hot, sự thật về, …
- Tiêu đề rõ ý, cụ thể: Với tiêu đề dài lan man không rõ ý sẽ khiến người đọc cảm thấy bài viết có vẻ như không mang lại giá trị gì cho họ và tất nhiên nó sẽ bị bỏ qua. Thay vào đó, bạn cần đặt những tiêu đề càng rõ ý càng tốt tránh viết dài dòng nhưng không rõ nghĩa.
- Sử dụng các con số cụ thể: Nếu như bạn chưa biết thì hầu hết chúng ta cực kỳ nhạy với những con số, việc sử dụng chúng giúp độc giả cảm thấy trực quan hơn trong việc giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải. Ví dụ: 5 trung tâm đào tạo SEO chất lượng nhất tại Hà Nội.
- Xác định đối tượng mục tiêu: Cụ thể bạn đang viết bài cho ai? Liệu tiêu đề bạn đặt đã phù hợp với những đối tượng đó hay chưa? Điều này giúp bạn đánh trúng tâm lý của độc giả nhanh chóng hơn, cũng như giải quyết được những thắc mắc cho họ một cách kịp thời.
- Đặt câu hỏi: Đây là một trong những mẹo hay, giúp bạn đánh trúng tâm lý khách hàng của mình, giúp họ đánh giá được nội dung bạn tạo. Ví dụ như: “Làm sao để tiếp cận khách hàng hiệu quả bằng quảng cáo facebook?”.
- Sử dụng hình ảnh và video chất lượng, hấp dẫn: Thông thường, người đọc rất ấn tượng trước hình ảnh đại diện hoặc video đi kèm. Vì vậy, việc thiết kế chọn lọc hình ảnh phù hợp truyền đạt được nội dung chính được xem là một trong những yếu tố thu hút hành động nhấp chuột của người dùng.
- Sử dụng chương trình khuyến mãi hấp dẫn ví dụ như mua 2 tặng một…
Tạo sự thích thú
Ngay khi đã thu hút độc giả chú ý đến sản phẩm/ dịch vụ của mình, bạn cần tạo sự thích thú cho người xem thông qua những lợi ích mà nó mang lại nhằm giữ chân người đọc ở lại lâu hơn.
Nghe có vẻ dễ, tuy nhiên đây lại là bước quan trọng và khó khăn nhất đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để tạo nên cái mới, lạ trong từng sản phẩm/ dịch vụ của mình. Hay nói cách khác là khiến khách hàng tò mò và muốn tìm hiểu chi tiết hơn.
Gợi ý cho bạn trong quá trình tạo nội dung:
- Nhấn mạnh thông điệp sản phẩm/ dịch vụ mà bạn muốn truyền đạt.
- Nêu được những đặc điểm nổi trội, lợi ích tuyệt vời mà khách hàng nhận được khi sở hữu nó.
- Đưa ra dẫn chứng thực tế bằng số liệu thống kê, hoặc kể chuyện truyền tải thương hiệu của bạn nhằm tiếp cận khán giả gần gũi hơn.
Khơi gợi mong muốn
Sau khi tạo được sự thích thú của người xem đối với sản phẩm/ dịch vụ, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là làm sao để thuyết phục họ cần tới chúng.
Nhờ sự hứng thú của người xem mà cơ hội bán hàng của bạn lúc này dễ dàng hơn. Nói đúng ra thì đây là cơ hội để bạn bày tỏ những lợi ích tuyệt vời từ sản phẩm/ dịch vụ do bạn cung cấp.
Lúc này bạn cần phân tích, chỉ ra được những thay đổi lớn nào mà họ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đồng thời chứng minh kết quả của những khách hàng trước đã nhận được, hoặc đề cập thương hiệu doanh nghiệp có mức độ ảnh hưởng sâu rộng được báo chí đưa tin…
Ví dụ: Đối với các bài viết quảng cáo về các sản phẩm như dầu gội, dầu xả…bạn sẽ cho khách hàng thấy được kết quả trước và sau khi dùng sản phẩm. Và tất nhiên không thể thiếu lý do mà sản phẩm này lại mang lại kết quả tốt hơn những dòng sản phẩm tương tự trên thị trường hiện nay.
Thúc đẩy hành động
Đây là bước cuối cùng bạn cần có trong chiến lược tiếp thị nội dung, vậy làm sao cho hiệu quả khiến người dùng nhấp chuột, liên hệ, hoặc đăng ký tham gia…
Khi khách hàng đã đủ chú ý, thích thú và khao khát thì bạn cần chủ động định hướng giúp khách hàng tìm đến mình nhanh nhất có thể.
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn hoàn thiện nội dung trình bày tối ưu hơn:
- Kết thúc bài viết bằng một lời kêu gọi hành động: Điều này thường được thể hiện thông qua các nút CTA nổi bật. Bạn cũng có thể chèn thêm một vài tiêu đề phụ như slogan ấn tượng, số lượng người đã đăng ký.
- Tận dụng sự khan hiếm về sản phẩm, dịch vụ: Cụ thể là sản phẩm có hạn nếu người xem không mua nhanh rất có thể trong ngày mai sẽ không còn.
- Đưa ra chương trình ưu đãi có thời hạn: Người mua sẽ không ngần ngại chi tiền để nhận mức ưu đãi giảm giá hấp dẫn dẫn kèm theo thời hạn ngắn ngày.
Ví dụ về mô hình AIDA trong bài viết
Để giúp bạn hình dung dễ dàng hơn, VietMoz sẽ minh họa mô hình AIDA được áp dụng như thế nào trong một bài viết cụ thể:
Giả sử bạn đang điều hành một cửa hàng chuyên bán rau củ quả sạch.
- Để tạo sự chú ý bài viết, bạn sẽ bắt đầu bằng các câu tiêu đề mở như: ABC – Cửa hàng chúng tôi cung cấp rau củ quả sạch, giá tốt, miễn phí ship. Đây hẳn là câu nói thôi thúc người dùng lựa chọn bạn trong mùa dịch hiện nay. Tiếp theo bạn cần đề cập đến các chương trình khuyến mãi về giá thành, sản phẩm hoặc những lợi ích tuyệt vời mà khách hàng nhận được khi chọn bạn.
- Tạo sự thích thú: Bạn sử dụng những hình ảnh rau củ quả được trồng tại vườn, từ lúc được gieo trồng đến khi thu hoạch. Cũng như mô tả kỹ quy trình chăm sóc chúng như thế nào, để khách hàng tin tưởng.
- Tạo sự khao khát: Liên tục cập nhật thật nhiều hình ảnh và video về sản phẩm rau củ quả sạch, được chọn lọc kỹ càng đảm bảo chất lượng cho người sử dụng. Bạn tiếp tục phân tích quy trình đóng gói, giao hàng, nhấn mạnh sự tiện lợi cho khách hàng trong thời gian cao điểm hiện nay.
- Kêu gọi hành động: Nhắc nhở khách hàng cửa hàng của bạn luôn cung cấp sản phẩm, giá cả tốt nhất ngoài ra còn được miễn phí ship. Bạn cũng có thể sử dụng những mẫu câu thôi thúc hành động khách hàng lựa chọn bạn ngay. Ví dụ như: Mua rau củ quả tại cửa hàng ABC ngay hôm nay để nhận chương trình quà tặng…
Lưu ý khi áp dụng mô hình AIDA trong bài viết
Bạn cần hiểu rằng mỗi giai đoạn của AIDA đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng không khác gì một chuỗi tiếp nối hỗ trợ cho nhau nhằm mang lại kết quả cuối cùng. Vì vậy trong một bài viết nhất định, bạn cần thể hiện đầy đủ 4 giai đoạn trong việc tiếp thị nội dung hiệu quả hơn. Việc chỉ chăm chăm cho một giai đoạn rất có thể bạn sẽ đánh mất sự ham muốn của người dùng sẽ chuyển đổi sang hành động mua sắm.
Một số hạn chế của mô hình AIDA
Không bao gồm hành trình của người mua mang tính chất bốc đồng
Hành trình của người mua bốc đồng là những người thực hiện tiến trình giao dịch mua nhanh chóng hay còn gọi là mua hàng khẩn cấp. Nói đúng hơn là họ chuyên giao nhanh trong 4 giai đoạn thuộc mô hình AIDA.
Chưa mô tả hết hành trình mua của khách hàng
Mô hình AIDA có vẻ như vẫn còn quá đơn giản để đi sâu hơn vào quyết định mua của khách hàng, khi mà doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt với nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành, lĩnh vực. Cụ thể người mua ngày nay có cơ hội tiếp cận với nhiều sản phẩm/ dịch vụ hơn để đối chiếu, so sánh nơi nào mới thực sự mang lại lợi ích cao nhất cho họ.
Nguồn: vietmoz.edu.vn Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả
Nguồn tham khảo thêm:
- https://blog.hubspot.com/marketing/aida-model
- https://www.smartinsights.com/traffic-building-strategy/offer-and-message-development/aida-model/
Từ khóa » Chiến Lược Aida
-
AIDA: Công Thức Bán Hàng Cơ Bản Nhất - Brands Vietnam
-
AIDA Là Gì? Mô Hình Truyền Thông Marketing "SIÊU" Hiệu Quả
-
Ứng Dụng Mô Hình AIDA Trong Marketing – Có Thể Bạn Chưa Biết
-
AIDA Là Gì? Cách ứng Dụng AIDA Trong Marketing Online - Gobranding
-
AIDA Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình AIDA Trong Marketing
-
Mô Hình AIDA Và Những điều Cần Biết để Tăng Trải Nghiệm Khách Hàng
-
Mô Hình AIDA Là Gì? Cách Áp Dụng AIDA Trong Chiến Dịch Marketing
-
5 MÔ HÌNH AIDA CHUYỂN ĐỔI KHÁCH HÀNG NỔI TIẾNG TRÊN ...
-
AIDA Là Gì: Các Ví Dụ Về Công Thức AIDA Viết Quảng Cáo Hiệu Quả
-
Top 15 Chiến Lược Aida
-
Mô Hình AIDA Là Gì & 4 Bước áp Dụng Mô Hình AIDA Trong Marketing
-
Các Bước áp Dụng Mô Hình AIDA Trong Marketing - Open End JSC
-
Mô Hình Aida Trong Marketing
-
Mô Hình AIDA Là Gì? Cách Dùng Mô Hình AIDA Hiệu Quả Nhất - BePOS