[ALO BÁC SĨ] Răng Bị Sâu Có Nên Nhổ Không? - Kiến Thức Nha Khoa
Có thể bạn quan tâm
Nha khoa Đông Nam trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Nha khoa Đông Nam. Với thắc mắc “Răng bị sâu có nên nhổ không?” của bạn, chúng tôi xin có những chia sẻ cụ thể như sau.
I. Răng hàm bị sâu có nên nhổ không?
Thực tế, răng hàm có khả năng bị sâu cao hơn so với những răng khác. Bởi vì răng hàm nắm giữ chức năng ăn nhai chính, nghiền thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa nhưng bề mặt men răng lại có nhiều trũng, rãnh sâu, dễ dọng lại thức ăn và khó có thể vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn.
Răng hàm rất dễ bị sâu
Thức ăn lọt vào lỗ sâu xuất hiện cơn đau nhức buốt óc bất ngờ khiến người ta chỉ muốn nhổ bỏ chiếc răng đó ngay lập tức. Tuy nhiên, răng bị sâu có nên nhổ không còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng thực tế của bạn. Không phải trường hợp răng sâu nào cũng phải nhổ bỏ. Bởi vì bảo tồn răng thật là nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh lý nha khoa.
Răng chỉ được chỉ định nhổ bỏ trong 2 trường hợp: Một là răng sâu bị viêm nhiễm quá nặng, gây viêm tủy cấp, chân răng bị lung lay và phần thân răng bị vỡ mẻ gần hết không thể bọc sứ bảo tồn. Thứ 2 là trường hợp răng bị chấn thương vỡ sát chân răng, mọi biện pháp bảo tồn răng đều không thực hiện được.
Trường hợp răng sâu cần nhổ bỏ
Theo như mô tả của bạn thì chúng tôi chưa thể đưa ra nhận định có nên nhổ bỏ răng bị sâu của bạn hay không. Bởi vì sâu răng tiến triển theo nhiều giai đoạn khác nhau, chỉ trừ trường hợp mới chớm thì các giai đoạn khác của sâu răng đều kèm theo tình trạng đau nhức.
Do đó, bạn cần đến nha khoa để được thăm khám kỹ lưỡng và quyết định nhổ bỏ răng sâu hay thực hiện giải pháp khác phụ thuộc vào kết quả kiểm tra tình trạng.
II. Các phương pháp điều trị sâu răng tùy vào tình trạng bệnh lý
Răng bị sâu có nên nhổ không còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương của chiếc răng này như thế nào.
- Tình trạng vết sâu nhỏ, chưa lan rộng, chỉ dừng ở lớp răng bên ngoài:
Trường hợp này bạn có thể khắc phục bằng cách trám răng thẩm mỹ. Phần răng sâu sẽ được nạo bỏ hoàn toàn và thay thế bằng chất liệu trám có độ bám dính cao, màu sắc tương đồng gần với màu răng.
- Vết sâu lớn ảnh hưởng tới tủy: Lúc này, bạn cần một mão răng sứ để bọc lấy răng bị sâu nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ. Nhưng trước tiên, răng cần được chữa tủy triệt để càng sớm càng tốt để bảo tồn răng bằng cách nạo sạch và bịt kín đường ống tủy, hạn chế sâu răng tái phát. Sau đó, bọc răng sứ bên ngoài để bảo vệ cấu trúc thật của răng khỏi những tác động bên ngoài.
Xem video: Quy trình chữa tủy và phục hình răng sứ
Phục hình răng sứ sau khi chữa tủy
- Sâu răng bị viêm nhiễm quá nặng, áp xe khiến thân răng vỡ mẻ, chân răng lung lay:
Trong trường hợp này, răng của bạn không thể phục hồi được nữa, tình trạng viêm nhiễm đã gây áp xe xương ổ răng thì cần thiết phải nhổ răng sâu để loại trừ nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế bên.
Răng hàm lại là chiếc răng quan trọng nên sau khi thực hiện nhổ bỏ bạn sẽ được bác sĩ tư vấn để trồng răng giả để đảm bảo chức năng ăn nhai, đồng thời phòng tránh nguy cơ xô lệch toàn hàm răng.
Nhổ răng và trồng lại răng mới trong trường hợp răng không thể phục hồi
III. Tìm hiểu phương pháp trồng răng giả tốt nhất hiện nay
Nếu sau khi thăm khám, bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng. Thì trong trường hợp mất 1 răng của bạn, chúng ta sẽ có 2 phương pháp trồng lại răng mới. Đó là bắc cầu răng sức và cấy ghép răng implant.
1. Bắc cầu răng sứ
Phương pháp này yêu cầu răng 2 bên vị trí mất phải còn tốt để làm trụ đỡ cho cầu răng, xương hàm chưa tiêu và răng chưa xô lệch. Bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt men răng của 2 chiếc răng trụ khỏe mạnh, sau đó lấy dấu hàm chính xác để làm cầu răng sứ. Cầu sứ gắn liền các răng sẽ được chụp lên trên, khôi phục vẻ ngoài hàm răng của bạn.
Phương pháp bắc cầu răng sứ
Đối với phương pháp bắc cầu răng sứ đòi hỏi phải có răng kế cận đủ tiêu chuẩn để làm trụ thì những ai mất răng hàm số 7 sẽ không thể thực hiện phương pháp này.
Chỉ cần 2 lần hẹn là có thể lên răng hoàn tất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định phương pháp này chưa phải là phương pháp trồng răng tốt nhất hiện nay. Bởi vì chỉ khôi phục chức năng ăn nhai tối đa là 60% - 70% và vẫn còn một số hạn chế như: phải mài răng thật hai bên vị trí mất răng, theo thời gian mất răng gây tiêu xương nhiều thì cầu răng cũng mất thẩm mỹ.
Răng hoàn chỉnh sau khi thực hiện phương pháp bắc cầu
2. Cấy ghép răng implant
Cấy ghép răng implant được xem là phương pháp trồng răng giả tốt nhất hiện nay khi sở hữu những ưu điểm vượt trội mà các phương pháp khác không thể sánh bằng:
- Khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ y như răng thật.
- Không cần mài răng thật, không tiêu xương.
- Không mắc phải bất kì bệnh lý răng miệng nào.
- Đảm bảo an toàn cho sức khỏe cơ thể.
- Thời gian sử dụng trọn đời nếu biết cách chăm sóc tốt.
Trụ implant bằng titan hoàn toàn an toàn và tương thích với cơ thể sẽ được cấy vào bên trong xương hàm nơi mất răng, giữ vai trò như một chân răng thật sự. Sau đó, chờ 1-3 tháng để implant tích hợp vào xương thì sẽ tiến hành phục hình răng sứ ở phía trên mang lại tính thẩm mỹ cao nhất.
Tuy thời gian thực hiện khá lâu nhưng với những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại thì đây chính là những lý do phương pháp này rất được bệnh nhân tin chọn.
Một số hình ảnh cấy ghép răng implant tại Nha khoa Đông Nam:
Cấy ghép răng implant hàm trên và phục hình răng sứCấy 1 trụ implant răng cửaCấy implant và phục hình sứ 2 hàm
Với những thông tin xoay quanh vấn đề răng bị sâu có nên nhổ không, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cách điều trị cần thiết cho từng trường hợp. Để không kéo dài thời gian mắc bệnh, bạn hãy đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được khám, tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 19007141 nếu còn vấn đề cần được giải đáp.
Nguồn: Kiến thức nha khoa
Từ khóa » Nhổ Răng Hàm Bị Sâu Có đau
-
Có Nên Nhổ Răng Hàm Bị Sâu? | Vinmec
-
Những điều Cần Biết Về Nhổ Răng Sâu Hàm Trên | Vinmec
-
Sâu Răng Hàm Có Nên Nhổ Hay Không? | TCI Hospital
-
Răng Hàm Bị Sâu Có Nên Nhổ Không? - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Răng Hàm Bị Sâu – Khi Nào Phải Nhổ?
-
Có Nên Nhổ Răng Sâu Không? Có Ảnh Hưởng Hay Nguy Hiểm Không?
-
Nhổ Răng Hàm Có Đau Không? Các Trường ... - Nha Khoa KaiYen
-
Răng Hàm Bị Sâu - Phương Pháp điều Trị Nhanh Chóng
-
Nhổ Răng Có đau Không - Làm Sao để Giảm đau Hiệu Quả?
-
Trực Tiếp Nhổ Răng Hàm Bị Sâu Mất Thân, Chỉ Còn Chân Răng - YouTube
-
Các Vấn đề Gặp Phải Sau Nhổ Răng - Rối Loạn Nha Khoa
-
Nhổ Răng Sâu Khi Nào? Có Đau Không? Điều Cần Biết
-
Bắt Buộc Nhổ Răng Nếu Gặp Phải Những Trường Hợp Này
-
Bảng Giá Nhổ Răng Sâu Tại địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín Hàng đầu Thùy Anh