Ám ảnh Ca Cấy Ghép đầu Khỉ Thành Công đầu Tiên Trên Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Trong lịch sử, từng có các thí nghiệm táo bạo đã đẩy giới hạn của y học ra xa chuẩn mực đạo đức, nhân văn của con người. Và câu chuyện thí nghiệm của Tiến sĩ Robert White là một ví dụ.
Căng thẳng trong phút chờ kết quả của ca ghép đầu khỉ đầu tiên
Vào một đêm lạnh giá ở Cleveland năm 1970, sau 18 giờ phẫu thuật căng thẳng, Tiến sĩ Robert White chờ đợi những dấu hiệu của sự sống mới qua thử nghiệm táo bạo của mình. Ông đứng kiệt sức, khoác trong chiếc áo khoác phẫu thuật cạnh bàn mổ, đèn huỳnh quang tỏa sáng trong một không gian im lặng.
Rồi một con khỉ rhesus nằm trước mặt ông ấy với chiếc cổ được cạo sạch lông với những đường khâu vẫn còn lộ. Và cuối cùng, mí mắt khỉ rung lên. Đầu tiên, con khỉ mở một bên mắt và sau đó là mắt bên kia. Robert White nhẹ nhàng dùng kẹp bấm vào mũi con vật và nó cố gắng cắn ông.
Bệnh nhân của Robert White đã tỉnh táo, nhận thức được và còn rất nhiều sức sống, nhưng trớ trêu nó đã thức dậy với một cơ thể hoàn toàn khác. Ở đây, đầu con khỉ A bị tách rời khỏi vai của chính mình và đã được lắp ráp lại trên phần thân không đầu của con Khỉ B.
Khi cái đầu được cấy ghép thức dậy, nó đã nghe, nhìn, nếm và ngửi nhưng nó không thể cử động, và đầu khỉ sống trên cơ thể vật chủ mới của nó trong suốt chín ngày. Điều này cũng dễ hiểu vì con khỉ được sử dụng trong thí nghiệm chỉ được nối lại động mạch và tĩnh mạch mà không có tủy sống nối với thân dưới. Do đó, con khỉ bị liệt hoàn toàn từ cổ trở xuống.
“Tôi đã làm gì?” White hỏi chính mình khi quan sát đôi mắt đang quay cuồng của nó. Nhưng ông ấy đã thực hiện được điều dường như không thể tưởng tượng được: “Là thực hiện ca cấy ghép đầu khỉ thành công đầu tiên trên thế giới”. Đó là những gì diễn ra trong ca phẫu thuật ghép đầu khỉ đầu tiên trong lịch sử y học vào ngày 14/3/1970.
White viết trong mô tả: “Con khỉ tỏ ra nguy hiểm và không vui với những gì xảy ra”. Dĩ nhiên, điều này là dễ hiểu. Chỉ vài giờ trước, con khỉ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng giờ đây, nó chỉ sống được 9 ngày vì hệ miễn dịch không chấp nhận cái đầu mới.
“Khi con người có não bộ, chúng ta sống. Khi không có, chúng ta chết”.
Bộ não của bạn nặng tầm khoảng 1,3 kg, là hỗn hợp sền sệt chứa đầy tế bào não và hàng trăm tỷ dây thần kinh chịu trách nhiệm cho tất cả những gì chúng ta nghĩ, tất cả những gì chúng ta làm và tất cả những gì chúng ta đang có, nhìn vậy thôi chứ nó là một cơ quan nhỏ nhưng cực kỳ tham lam. Ba mươi giây không có máu, oxy cho não bạn bất tỉnh; một phút thì các tế bào não chết; ba phút mang đến tổn thương não vĩnh viễn; và sau năm phút, cái chết sẽ đến với bạn.
Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể loại bỏ bộ não mà không giết chết nó? Câu trả lời không chỉ đáng ngạc nhiên, mà nó còn quan trọng sâu sắc đối với cách chúng ta thực hành y học ngày nay. Đôi khi, đột phá xảy ra một cách tình cờ. Đã có những trường hợp trong suốt lịch sử về những du khách bị chết cóng đến “chết” và có thể sống lại sau khi tan băng.
White đã học bài học hiếm hoi này vào những năm 1950 khi vẫn còn là một sinh viên y khoa. Ông ấy từng điều trị chấn thương tủy sống bằng cách hạ nhiệt độ lạnh – một cách để ngăn chặn tổn thương sưng tấy. Nhưng ông ấy cũng nhận thấy một thứ khác, đó là làm chậm quá trình trao đổi chất của não với nhiệt độ cực lạnh sẽ làm giảm sự phụ thuộc của nó vào oxy.
White lý luận rằng, trong điều kiện thích hợp, bạn có thể loại bỏ một bộ não mà không làm tổn thương nó, khởi động lại dòng máu từ một số động vật hiến tặng thông qua máy bơm tuần hoàn máu và giữ cho nó sống bên ngoài cơ thể. Ông ấy sau đó nhanh chóng bắt đầu chứng minh điều đó.
White phải “khôi phục lại” hệ thống tuần hoàn của khỉ, thay thế chất lỏng tĩnh mạch của chính nó bằng các ống, máu và huyết tương của vật hiến tặng.
Từ một cái đầu khỉ A ghép vào cơ thể khỉ B, khi tỉnh dậy, nhà khoa học này đã đo điện não đồ, thật bất ngờ bộ não quái gở gửi tín hiệu ra giấy vẽ đồ thị; điều này cho thấy nó đang suy nghĩ, White khẳng định.
Qua thí nghiệm này, ông ấy không chỉ muốn chứng minh bạn có thể giữ nội tạng sống. Ông ấy còn muốn chứng minh bạn có thể cấy ghép não được mà vẫn giữ được ý thức. Và để làm được điều đó, chỉ cần một cái đầu còn nguyên vẹn là đã cấy ghép thành công. White- người qua đời ở tuổi 84 vào năm 2010 từng nói: “Não bộ là trung tâm của con người. Khi con người có não bộ, chúng ta sống. Khi không có, chúng ta chết”.
Đối thủ của White là một người hoạt động trong thời Chiến tranh Lạnh, Vladimir Demikhov. Năm 1958, ông Vladimir Demikhov đã công bố đoạn phim về một con chó hai đầu đã được phẫu thuật y học tạo ra.
Demikhov đã khâu đầu và chi trước của một chú chó nhỏ vào cổ chú chó lớn để tim chú chó lớn tiếp tục bơm máu đến hai bộ não khác nhau. Về mặt khoa học, không rõ luận thuyết nào được phơi bày từ công trình chó hai đầu này, nhưng nó đã truyền cảm hứng cho White để có một thứ gì đó nâng cấp thí nghiệm cấy ghép đầu lên tầm cao hơn.
Cuộc thí nghiệm của White trở thành tâm điểm của tranh luận về chuẩn đạo đức, nhân văn
Thực tế, ca phẫu thuật gây tranh cãi khiến White bị các nhà hoạt động vì quyền động vật gọi là “giáo sư đồ tể”. Nhưng White tin rằng, thí nghiệm của ông có thể mở ra chương mới cho những người bị tổn thương cơ thể nhưng phần đầu vẫn khỏe mạnh.
Những người khác chỉ trích cho rằng, White “tự cho mình quyền năng của Chúa”, khiến nhiều động vật, đặc biệt là khỉ phải sống dở chết dở khi trở thành vật khí nghiệm trong ca ghép đầu.
White còn tin rằng, thí nghiệm của ông trên khỉ có thể đặt nền móng cho kỹ thuật cấy ghép đầu người. Nhưng để đầu người cấy ghép với cơ thể mới có thể hoạt động bình thường thì White và các cộng sự khi đó chưa làm được.
Tiến sỹ White cũng không chắc nếu thí nghiệm được tiến hành trên người thì sau khi tỉnh lại, đầu người cấy ghép vào cơ thể mới có thể còn nhận thức hay không. Không bệnh viện nào cho phép bác sĩ White thực hiện thí nghiệm trên người vì những câu hỏi trên, nên tiến sỹ người Mỹ chưa bao giờ có thể thực hiện ca ghép đầu người thực sự nào cả.
Jerry Silver, một đồng nghiệp của White kể rằng, ca ghép đầu khỉ thành công năm 1970 thực sự quá dã man: “Tôi vẫn nhớ đầu khỉ khi đó tỉnh lại, biểu cảm của nó khiến tôi ám ảnh mãi về sau”, Silver nói.
Từ khóa » Ghép đầu Người 2019
-
Một Ca Phẫu Thuật Ghép đầu Người Sẽ được Thực Hiện Trước Năm ...
-
Sẽ Ghép đầu Người Sau Ghép Thành Công Cột Sống Chó, Khỉ?
-
Cấy Ghép đầu Người Sẽ Trở Thành Hiện Thực Vào Năm 2030
-
Cấy Ghép đầu Người - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Đột Phá Kỹ Thuật Ghép đầu: Nối Thành Công Tủy Sống
-
Sắp Có Thể Ghép đầu Người Theo Phương Pháp Chưa Từng Có? - 24H
-
Tranh Cãi Về Ca Phẫu Thuật Ghép đầu Người đầu Tiên Trên Thế Giới
-
Việt Nam Chuẩn Bị Cho Ca Ghép đầu Người đầu Tiên - Vietnamnet
-
Ghép đầu Người Sẽ Sớm Tiến Hành Khi Thành Công Trên Chó, Chuột
-
Ghép đầu Người Năm 2017 Hóa Ra Là Hứa Suông: Bác Sĩ Canavero ...
-
Cấy Ghép đầu Người Sẽ Trở Thành Hiện Thực Vào Năm 2030 | VTV.VN
-
Người đàn ông đầu Tiên Trên Thế Giới Cấy Ghép Thành Công Mặt Và ...
-
Hội Nghị Khoa Học Ghép Tạng Việt Nam Lần Thứ VI Năm 2019