"ÁM ẢNH" VỀ THẾ GIỚI NGẬP TRONG RÁC THẢI NHỰA VÀ NI-LON
Có thể bạn quan tâm
Ngày Môi trường Thế giới (5/6) năm nay được chọn với chủ đề là “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni-lon”. Cái tên chủ đề đã nói lên tính cấp bách của việc thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân để giảm thiểu nhựa, ni-lon ra khỏi cuộc sống – những thứ đã quá quen thuộc với con người nhưng lại mang đến những hệ lụy vô cùng to lớn trong tương lai gần. Dưới đây là những hình ảnh rất “ám ảnh” người xem về tác hại của nhựa, ni-lon đến trái đất.
Bìa ấn phẩm mới nhất của National Geographic gây ấn tượng mạnh cho người xem
Chiến dịch mang tên Planet or Plastic? gồm những hình ảnh gây sốc về tình trạng rác thải nhựa tràn ngập trên toàn cầu, từ đại dương sâu thẳm đến châu Phi xa xôi.
“Mỗi ngày trôi qua các nhà thám hiểm, nhà nghiên cứu và nhiếp ảnh gia của chúng tôi lại tận mắt chứng kiến sự tàn phá của các sản phẩm nhựa dùng một lần đối với đại dương của chúng ta, và tình hình ngày càng trở nên khốc liệt”, ông Gary E. Knell – giám đốc điều hành của National Geographic Partners nhận định.
“Thông qua Planet or Plastic? chúng tôi muốn chia sẻ những câu chuyện về cuộc khủng hoảng ngày càng tăng này… và nâng cao nhận thức của người dân trên thế giới về cách loại bỏ nhựa dùng một lần và ngăn chặn chúng xâm nhập vào đại dương của chúng ta”.
Theo thống kê, mỗi năm con người thải ra 9 triệu tấn chất thải nhựa. Loại rác này gây ảnh hưởng lâu dài cho môi trường và sức khỏe con người, nhất là khi chúng tan thành các hạt nhỏ và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của chúng ta.
Rác thải nhựa dưới đáy biển – Ảnh: David Jones/ National Geographic
Sinh vật biển bị rác nhựa bủa vây – Ảnh: OHN JOHNSON
Rác thải tràn ngập một con sông, đa số là rác nhựa – Ảnh: ABDUL HAKIM/NATIONAL GEOGRAPHIC
Một con cò ở Tây Ban Nha bị túi nilon quấn lấy và may mắn được nhiếp ảnh gia giải cứu. Phải sau hàng trăm năm chiếc túi nilon này mới phân rã hoàn toàn – Ảnh: John Cancalosi/ National Geographic
Rác thải nhựa dưới chân một cây cầu bắc qua sông Buriganga, Bangladesh – Ảnh: Randy Olson/National Geographic
Phần lớn rác thải nhựa hiện không được tái chế – Ảnh: Jayed Hasen/National Geographic
Một con cua ở Okinawa, Nhật Bản ‘bọc’ mình trong một cái nắp chai – Ảnh: Shawn Miller
Một con cá ngựa bám vào một cây tăm bông ngoài khơi đảo Sumbawa của Indonesia. Nhiếp ảnh gia nói mình đã ước gì bức ảnh không tồn tại – Ảnh: Justin Hofman/National Geographic
Chú khỉ con chơi đùa với vỏ chai nhựa. Theo thống kê cứ mỗi phút lại có gần một triệu chai nước giải khát bằng nhựa được bán ra trên thế giới – Ảnh: David Higgins/National Geographic
Linh cẩu kiếm ăn tại một bãi rác ở Harar, Ethiopia – Ảnh: Brian Lehmann/National Geographic
Một chú rùa tai đỏ bị mắc kẹt vô cái lưới nhựa từ khi còn nhỏ, lúc mai của nó còn mềm và cứ vậy mà nó lớn lên, cái lưới nhựa ép mai của nó biến dạng thành hình cái hồ lô.
Mỗi ngày cậu bé này dành trọn buổi sáng để “móc bọc” trên góc sông này, mỗi kg ve chai bán được khoảng 7000 đồng.
Tại Việt Nam, bất chấp hiểu rõ sự nguy hiểm của túi nilon, mỗi ngày người Việt ta vẫn thải ra ngoài 2.500 tấn rác nhựa (chủ yếu là túi nilon), và chỉ khoảng 2% trong số đó được tái chế. Như vậy số lượng nhựa, túi ni-lon này sẽ gần như vĩnh viễn không phân hủy được mà nằm dưới lòng đất, dưới đáy biển, dưới lòng sông, suối, kênh rạch… ảnh hưởng lớn tới con người và các loài động vật.
Hoàng Hiệp (tổng hợp)
Từ khóa » Hình ảnh Nói Không Với Rác Thải Nhựa
-
Nói Không Với Rác Thải Nhựa
-
Nói Không Với Rác Thải Nhựa: Không Thay đổi, Rác Sẽ Nhiều Hơn Cá
-
Nói Không Với Rác Thải Nhựa - Mega Story
-
Nói Không Với Rác Thải Nhựa Từ Những Hành động Nhỏ Nhất
-
“Nói Không Với Rác Thải Nhựa” - Nhìn Từ Những Cách Làm
-
Lan Tỏa Mô Hình Nói Không Với Rác Thải Nhựa, Túi Nilon
-
Nói Không Với Rác Thải Nhựa!
-
NÓI KHÔNG VỚI RÁC THẢI NHỰA – TRÁCH NHIỆM KHÔNG CỦA ...
-
Chống Rác Thải Nhựa, Nói Không Với Túi Ni Lông - Báo Thanh Niên
-
Sôi Nổi Tháng Hành động “Nói Không Với Nhựa Dùng Một Lần“
-
Tin Tức, Hình ảnh, Video Clip Mới Nhất Về Rác Thải Nhựa
-
Nói Không Với Rác Thải Nhựa (Số 2) - Điện Biên TV
-
RÁC THẢI NHỰA- TÁC HẠI VÀ HẬU QUẢ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG!