Âm Lăng Tuyền

ÂM LĂNG TUYỀN

Tên Huyệt:

Huyệt nằm ở chỗ lõm (giống như con suối nhỏ = tuyền) ở dưới đầu xương chầy (giống hình cái gò mả = lăng), ở mặt trong chân (Âm) vì vậy gọi là Âm Lăng Tuyền.

Tên Khác:

Âm Chi Lăng Tuyền, Âm Lăng.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 9 của kinh Tỳ.

+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ .

Vị Trí:

Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương

chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ sau-trong và mặt sau đầu xương chầy, chỗ bám của cơ kheo, dưới chỗ bám của cơ bán mạc, mặt trước cơ sinh đôi trong.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau và nhánh của dây thần kinh hông kheo.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

Tác Dụng:

Điều vận trung tiêu, hóa thấp trệ, điều hòa bàng quang.

Chủ Trị:

Trị khớp gối viêm, kinh nguyệt không đều, ruột viêm, di tinh, cổ trướng, tiểu không thông, tiểu dầm.

Châm Cứu:

Châm thẳng (theo mé bờ sau xương ống chân), sâu 1-2 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

Tham Khảo:

(” Bệnh ở phía trên và trong cơ thể (thuộc về tạng) phải thủ huyệt Âm Lăng Tuyền” (LKhu 1, 127).

(“Nhiệt bệnh, rốn đau kịch liệt, lan lên ngực và hông sườn đau nhói, châm Dũng Tuyền + Âm Lăng Tuyền “ (LKhu.23, 29).

Từ khóa » Vị Trí Huyệt âm Lăng Tuyền