Ám Lộc , Khoa Minh - Lộc ám - Tử Vi Cổ Học

“Khoa minh - Lộc ám, vị liệt tam thai”

“Minh Lộc – Ám Lộc, cẩm thượng thiêm hoa”

Đây là 2 cách khá đặc biệt trong các cách Tử vi đẩu số. Đã có rất nhiều nhà Tử vi phân tích về cách cục này, đặc biệt – trong tạp chí KHHB phát hành trước năm 1975 tại Sài Gòn, Giáo sư Hoàng Quân đã có một số bài viết phân tích chi tiết về các cách cục này.

Tuy nhiên, theo như cách nhìn nhận và giải thích của Giáo sư Hoàng Quân thì cũng cần bàn lại đôi điều.

Trong bài viết, Gs Hoàng Quân định nghĩa “...Gọi là Khoa minh lộc ám khi Hóa Khoa thủ mệnh, nhị hợp có Hóa Lộc hoặc Hóa Lộc thủ mệnh, nhị hợp có Hóa Khoa....” – Như vậy thì chưa đúng lắm, cần phải xem xét thêm.

Trước hết phải tìm hiểu thế nào là “Minh”, “Ám”.

Trong hệ thống địa chi, có 2 trường hợp được gọi là HỢP, đó là Tam Hợp và Lục Hợp:

+ Tam Hợp, hay còn gọi là Minh hợp, gồm 4 nhóm : Dần – Ngọ – Tuất, Hợi – Mão – Mùi, Thân – Tý – Thìn, Tỵ - Dậu - Sửu

+ Nhị hợp, hay còn gọi là Ám hợp, gồm 6 cặp : Tý – Sửu, Dần – Hợi, Mão – Tuất, Thìn – Dậu, Tỵ - Thân, Ngọ - Mùi.

Như vậy

- Cách Khoa MINH – Lộc ÁM, tức là mệnh cung mà có Hóa Khoa trong Tam Hợp, Hóa Lộc (Hoặc Lộc Tồn) trong Nhị Hợp thì ứng cách “Khoa minh - Lộc ám, vị liệt tam thai”.

- Cách MINH Lộc – ÁM Lộc, tức là có Hóa Lộc trong tam hợp (minh) – Lộc tồn trong Nhị hợp (ám), hoặc ngược lại.

Có vài quan điểm được nêu ra ở đây:

Thứ nhất, có quan điểm cho rằng, 2 cách cục này chỉ xét riêng với Tứ Hóa, nghĩa là chữ Lộc ở đây thuần túy là Hóa Lộc chứ không có mặt Lộc Tồn. Nếu vậy, cách cục phải diễn lại như sau :

- Khoa Minh – Lộc Ám, Mệnh cung có Hóa Khoa trong Tam hợp, Hóa Lộc trong Nhị hợp

- Minh lộc – Ám lộc, Mệnh cung có Hóa Lộc trong tam hợp (HOẶC) Hóa Lộc trong Nhị hợp

Đẩu số toàn thư thì chú Lộc là Thiên Lộc, nhưng một số quan điểm khác thì cho rằng Lộc ở đây phải là Hóa Lộc. Theo nhìn nhận cá nhân, thì có lẽ Lộc ở đây là Hóa Lộc thì khả năng ứng hợp sẽ cao hơn. Vì nếu rơi vào cách này, thì ít nhất Mệnh cung cũng được từ 1 đến 2 cát hóa hợp chiếu, đó là tối quý. Nếu được cả Khoa Lộc hội hợp thì “vị chí tam thai – chức đến Tam công”, còn nếu chỉ có Lộc chiếu về thì cũng được “cẩm thượng thiêm hoa – Trên gấm thêu hoa” tô điểm thêm cho lá số.

Thứ 2, quan điểm về mức độ thành đạt của cách này, có đúng như Phú đoán “vị chí tam thai” (“Tam thai” là 1 trong 3 ngôi vị tể phụ triều đình)? – Đối với tử vi, nhất là các câu Phú tử vi, thì chỉ nên hiểu theo “ý”, mà chớ dụng “ngôn”. 2 cách trên được coi là Quý Cách – mà Quý cách thì đương nhiên là thuộc hàng sang quý. Nhưng còn có làm được đến Tam thai hay không, thì cần nhiều điều kiện nữa như Chính tinh sáng sủa, hội được quý tinh, văn tinh phò trợ... Vì dù sao, tử vi vẫn phải lấy chính tinh làm trọng.

Sao Hóa Lộc trấn mệnh, sao Lộc Tồn đóng tại cung ám hợp của cung mệnh. Cách cục này gồm những trường hợp cụ thể sau:

Người sinh năm Giáp, Vũ Khúc tại Hợi, Hóa Khoa trấn mệnh, tại cung Dần có Lộc Tồn ám hợp.

Người sinh năm Ất, Tử Vi tại Tuất, Hóa Khoa trấn mệnh, tại cung Mão có Lộc Tồn ám hợp (cũng là cách Quyền Lộc giáp mệnh).

Người sinh năm Bính, Văn Xương tại Thân, Hóa Khoa trấn mệnh, tại cung Tỵ có Lộc Tồn ám hợp

Người sinh năm Đinh, Thiên Cơ tại Mùi, Hóa Khoa trấn mệnh, tại cung Ngọ có Lộc tồn ám hợp.

Người sinh năm Mậu, Hữu Bật tại Thân, Hóa Khoa trấn mệnh, Lộc Tồn ở Tỵ ám hợp.

Người sinh năm Kỷ, Thiên Lương tại Mùi, Hóa Khoa trấn mệnh. Tại cung Ngọ có Lộc Tồn ám hợp.

Người sinh năm Canh, Thiên Đồng tại Tỵ, Hóa Khoa trấn mệnh. Tại cung Thân có Lộc Tồn ám hợp.

Người sinh năm Tân, Văn Xương tại Thìn, Hóa Khoa trấn mệnh. Tên cung Dậu có Lộc Tồn ám hợp.

Người sinh năm Nhâm, Tả Phụ tại Dần, Hóa Khoa trấn mệnh, tại cung Hợi có Lộc Tồn ám hợp.

Người sinh năm Quý, Thái Dương tại Sửu, Hóa Khoa trấn mệnh, tại cung Tý có Lộc Tồn ám hợp,

Kinh văn có câu: ” Khoa minh Lộc ám, làm đến Tam Đài” (Tức quyền cao chức trọng).

Song Lộc phụ Lộc (Hai Lộc phò Lộc): Tại cung vị được phò trợ ở giữa là cát lợi nhất (tại cung vị được phò trợ, nếu các sao trong cung tổ hợp thành cách cục lại hình thành nên cách cục ” Song Lộc phụ Lộc hựu phụ”, còn tốt hơn cả cách cục Tam kỳ gia hội), chủ về ngồi mát ăn bát vàng, sẽ có thành tựu phi phàm.

Cách cục Song Lộc phụ: Khi các sao tập hợp thành cách cục (nếu ở trong một cung là tốt nhất) được hai sao Lộc phò trợ, có thể phát huy được uy lực cực lớn ( như Hỏa Tham, Linh Tham, Hỏa Vũ, Linh Vũ, Hỏa Âm, Linh Âm, Hỏa Dương, Linh Dương, Hỏa Đà, Linh Đà, Lộ thượng mai thi (chôn xác trên đường), Hình tù giáp Ấn, Mã đầu đới tiễn, Thiên Cơ, Thiên Lương Kình dương hội, Hỏa Không, Linh Không, Hỏa Kiếp, Linh Kiếp, Âm Dương, Âm Đà, Linh Xương Đà Vũ, Cự Hỏa Dương, Cự Linh Dương, Cự Hỏa Đà, Xương Tham, Khúc Tham, Xương Liêm, Khúc Liêm).

Song Lộc giao trì: Ba tầng Lộc tinh hoặc Lộc Tồn, trong đó từ hai ngôi trở lên tại cung tam hợp hội chiếu sẽ hình thành cách cục này. Nếu mệnh đóng tại cung Sửu, Lộc Tồn tại Tỵ, Hóa Lộc tại Dậu hoặc Sửu, sẽ hình thành nên cách cục này. Nếu Lộc Tồn tại Ngọ, sao Lộc đại hạn hoặc lưu niên tại Dần hoặc Tuất sẽ cấu thành cách cục Song Lộc giao lưu tại cung tam phương của cung Tuất, tại cung vị của sao Lộc hội chiếu sẽ có thành tựu.

Nhận định về các cách cục trên:

Nhật nguyệt chiếu bích: Phá Quân trấn mệnh tại Thìn (Tuất), Thái Âm trấn điền trạch tại Mùi (Sửu)0, Tử Vi, Phá Quân trấn mệnh tại Mùi (Sửu), Thái Âm, Thái Dương tại Thìn Tuất chiếu cung điền trạch. Ưu điểm có nhiều bất động sản, kế thừa được gia nghiệp, tổ tiên, là mệnh phú hào. Khuyết điểm cung Thìn không nên có Hỏa Tinh, Linh Tinh, cung Tuất không nên có Văn Xương, Văn Khúc, đề phòng gặp đào hoa.

Tài Lộc giáp Mã: Sao Mệnh Mã trấn tại Tỵ Hợi, cung bên cạnh có Vũ Khúc, Lộc Tồn (hoặc Hóa Lộc), kèm mệnh. Ưu điểm tiền của dồi dào, càng động càng phát tài. Khuyết điểm nếu Lộc Tồn kèm bên cung mệnh, sẽ có Dương, Đà trấn mệnh, chủ gặp tiểu nhân hoặc hình thương (Dương là hiển hiện, Đà là ngầm ẩn), nếu Thái Dương, Kình Dương, Đà La cùng trấn mệnh thường có tật ở mắt.

Minh Lộc ám Lộc: Cung Mệnh có Hóa Lộc (hoặc Lộc Tồn), tại cung ám hợp có Lộc Tồn (hoặc Hóa Lộc), Ưu điểm Tài lộc song toàn, khuyết điểm kỵ không vong.

Khoa minh Lộc ám: Hóa Khoa trấn mệnh, cung ám hợp của cung mệnh có Lộc Tồn. Ưu điểm Khoa Lộc song toàn, khuyết điểm kỵ không vong.

Cách cục Minh Lộc ám Lộc

Tức cung mệnh có sao Hóa Lộc (hoặc Lộc Tồn), ngầm hợp với sao Lộc Tồn (hoặc Hóa Lộc) tại cung mệnh. Gồm những trường hợp cụ thể sau đây:

1. Người sinh năm Giáp, Liêm Trinh, Tham Lang tại Hợi, Liêm Trinh hóa Lộc, tại cung Dần có Lộc Tồn ngầm hợp với cung Hợi, mệnh đóng tại Dần hoặc Hợi.

2. Người sinh năm Ất, sao Thiên Cơ, Thiên Lương tại Tuất, Thiên Cơ hóa Lộc tại cung Mão có Lộc Tồn ngầm hợp với cung Tuất, mệnh đóng tại Tuất hoặc Mão.

3. Người sinh năm Bính, sao Thiên Đồng, Thiên Lương tại Thân, Thiên Đồng hóa Lộc tại cung Tỵ có Lộc Tồn ngầm hợp với cung Thân, mệnh đóng tại Thân hoặc Tỵ.

4. Người sinh năm Đinh sao Thái Âm, Thái Dương tại Mùi, Thái Âm hóa Lộc, tại cung Ngọ có Lộc Tồn ngầm hợp, mệnh đóng tại Mùi hoặc Ngọ.

5. Người sinh năm Mậu, sao Tham Lang tại Thân, Tham Lang hóa Lộc, tại cung Tỵ có Lộc Tồn ngầm hợp mệnh đóng tại Tỵ hoặc Thân.

6. Người sinh năm Kỷ, sao Vũ Khúc, Tham Lang tại Mùi, Vũ Khúc hóa Lộc, tại cung Ngọ có Lộc Tồn ngầm hợp với cung Mùi, mệnh đóng tại Mùi hoặc Ngọ.

7. Người sinh năm Canh, sao Thái Dương sao Thái Dương tại Tỵ, Thái Dương hóa Lộc, tại cung Thân có Lộc Tồn ngầm hợp với Tỵ, mệnh đóng tại Thân hoặc Tỵ.

8. Người sinh năm Tân, sao Cự Môn tại Thìn, Cự Môn hóa Lộc, tại cung Dậu có Lộc Tồn ngầm hợp, mệnh đóng tại Dậu hoặc Thìn (Cũng là cách cục Hóa tinh phản quý).

9. Người sinh năm Nhâm, sao Thiên Đồng, Thiên Lương tại Dần, Thiên Lương hóa Lộc, tại cung Hợi có Lộc Tồn ngầm hợp, mệnh đóng tại Dần hoặc Hợi.

10. Người sinh năm Quý, sao Tử Vi, Phá Quân tại Sửu, Phá Quân hóa Lộc, tại cung Tý có Lộc Tồn ngầm hợp với cung Sửu, mệnh đóng tại Tý hoặc Sửu.

Trong những trường hợp trên đây chỉ khi Hóa Lộc tại cung mệnh, được Lộc Tồn tại cung điền trạch ngầm hợp mới là tốt đẹp. Như sinh năm Giáp, Liêm Trinh tại Hợi sinh năm Tuất, Tham Lang tại Thân, Sinh năm Canh, Thái Dương tại Tỵ hoặc cách cục chính tại cung tam phương tứ chính vốn đã đẹp, lại gặp thêm Minh Lộc ám Lộc khác nào gấm lại thêm hoa.

Kinh văn có câu: ” Minh Lộc ám Lộc như gấm thêm hoa”.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Từ khóa » Khoa Minh Lộc ám Vị Liệt Tam Thai