Âm Nhạc: NDTT Nghe Hát: Mùa Xuân ơi - Nguyễn Ngọc Thiện
Có thể bạn quan tâm
Phát triển thẩm mỹ
Âm nhạc: NDTT Nghe hát: Mùa xuân ơi - Nguyễn Ngọc Thiện
NDKH: Hát: Mùa xuân đến rồi - Phạm Thị Sửu
TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Lớp 3-4 Tuổi A3
GV : Bùi Thị Hạnh
I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “Mùa xuân ơi”, nhớ tên tên tác giả Nguyễn Ngọc Thiện - Biết đặc điểm của mùa xuân. - Qua bài hát “Mùa xuân ơi” trẻ biết được giai điệu vui tươi, rộn ràng của bài hát, hiểu nội dung của bài hát: Khi mùa xuân về mọi cảnh vật rực rỡ hơn, muôn hoa khoe sắc, mọi người vui vẻ hơn. Mùa xuân đêm hạnh phúc tới cho mọi người - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời và hiểu nội dung bài hát “ Mùa xuân đến rồi”:
2. Kĩ năng: - Trẻ biết chú ý nghe cô hát và hưởng ứng theo cô bằng động tác - Trẻ thuộc lời bài hát và hát và hát đúng giai điệu - Trẻ chú ý nghe hát để tìm đồ vật 3. Thái độ : - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động. II. Chuẩn bị: * Môi trường học: sạch sẽ, thoáng mát * Nhạc bài: “Mùa xuân ơi”, “Mùa xuân đến rồi” III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
* Hoạt động 1: Gây hứng thú - Mùa gì thì sẽ có hoa đào nở? - Mỗi khi hoa đào nở báo hiệu điều gì ? - Hôm nay cô có một bài hát rất là hay nói về không khí rộn ràng của mùa xuân muốn tặng chúng mình. Đó là bà hát Mùa xuân ơi của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện * Hoạt động 2: Nghe hát: Mùa xuân ơi - Cô hát lần 1 cùng với nhạc - Cô vừa hát cho cả lớp nghe bài gì? Của tác giả nào? - Cô hát lần 2 với Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát + Bài hát có giai điệu như thế nào? + Nói về mùa gì? + Khung cảnh mùa xuân như thế nào ? + Khi mùa xuân về, tết đến trên khắp mọi nơi, muôn hoa thi nhau dua nở, mọi người sống với nhau chan hòa, yêu thương, hạnh phúc và cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất - Lân 3 cô hát vận động minh họa Động viên trẻ tham gia hưởng ứng cùng cô - Lần 4: Cho trẻ xem băng hình * Hoạt động 3: Hát “ Mùa xuân đến rồi” + Cô hát mẫu cho trẻ nghe, - Lần 1: Hát không có nhạc đệm giới thiệu tên bài hát, tác giả. Lần 2: Hát kết hợp nhạc đệm. Giảng nội dung bài hát. + Cho trẻ hát. - Cả lớp hát 2-3 lần bài hát, cô có thể dạy trẻ chậm, sửa sai cho trẻ, - Cho tổ, nhóm hát - Cá nhân hát * Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần - Nhận xét quá trình chơi * Kết thúc: Củng cố bài và cho trẻ ngh hát “ Mùa xuân ơi” đi ra sân. | - Trẻ trả lời. - Mùa xuân đến ạ. - Trẻ nghe. - Trẻ nghe cô hát. - Trẻ trả lời. - Trẻ nghe. - Trẻ trả lời. - Mùa xuân - Trẻ nghe. - Trẻ hưởng ứng cùng cô, - Trẻ quan sát. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nghe. - Trẻ hát cùng cô. - Tổ nhóm hát và kết hợp sửa sai. - Cá nhân hát. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ nghe. - Trẻ nghe hát đi ra sân, |
Từ khóa » Giáo án Bài Mùa Xuân ơi Tới đi
-
Mn Giúp Mik Giải Bài "mùa Xuân ơi, Tới đi!" Trg Tài Liệu Dạy Học Ngữ ...
-
Mn Giúp Mik Giải Bài "mùa Xuân ơi, Tới đi!" Trg Tài Liệu Dạy Học Ngữ ...
-
Soạn Văn 8 Bài Mùa Xuân ơi Tới Đi
-
Mùa Xuân ơi, Tới đi
-
Học Ngữ Văn địa Phương Tỉnh Dak Lak. Bài "Mùa Xuân ơi ,tới ... - Hoc24
-
Mn Giúp Mik Giải Bài "mùa Xuân ơi, Tới đi!" Trg Tài Liệu Dạy ... - Hoc24
-
Tóm Tắt Văn Bản Mùa Xuân ơi Tới đi Sách địa Phương Dăk Lăk
-
Soạn Bài Mùa Xuân Của Tôi Giản Lược Nhất: Mục B Hoạt động Hình ...
-
Vài Kinh Nghiệm Về Việc Giảng Dạy Chương Trình Ngữ Văn địa ...
-
Soạn Bài Mùa Xuân Của Tôi - Môn Văn - Tìm đáp án
-
Chương Trình địa Phương :tóm Tắt Bài Mùa Xuân ơi Tới đi Của ...
-
Hãy Xác định Bố Cục Của Văn Bản Từ Những Gợi ý Sau đây
-
Mùa Xuân Của Hà Nội Thân Yêu, Của Bắc Việt Thương Mến. Nhưng ...
-
Học Ngữ Văn địa Phương Tỉnh Dak Lak. Bài "Mùa Xuân ơi ,tới đi ... - Olm