Âm Thanh Thế Nào Mới Gọi Là Hay? Tất Cả Nằm Ở Đây!
Có thể bạn quan tâm
Để đánh giá âm thanh trung thực cũng như thế nào là âm thanh hay của một hệ thống dàn nhạc, tai nghe, headphone,.. đó là nói đến khả năng tái tạo gần giống âm thanh gốc nhất. Âm thanh mà người nghe có thể cảm nhận như thật nhất được tái tạo chính xác từng chi tiết, tất cả các tần số được giữ cân bằng nhau, âm thanh nghe tự nhiên nhất có thể.
Đó cũng chính là cột mốc lí tưởng mà nhiều thương hiệu sản xuất thiết bị âm thanh và người chơi hướng đến. Hầu hết các nhà sản xuất đều cố gắng đạt được sự cân bằng tất cả các tần số, từ mức thấp đến mức cao. Không dải nào bị bỏ sót hoặc dải nào nổi bật một cách thái quá.
Bạn có thể nghe thấy toàn bộ các yếu tố trong một bài hát - từ giọng hát, guitar thùng, guitar bass đến trống bass. Do đó âm thanh đầu ra cân bằng và sống động.
Âm thanh như thế nào là hay? Sự cân bằng!
Cách đánh giá độ trung thực của âm thanh
Cơ bản nhất vẫn là sự hài hoà của LOW-MID-HIGH 3 băng tần cần có sự cân bằng với nhau. Nếu một trong ba dải có một tiếng quá nổi trội, vừa mở lên đã nghe thấy tiếng high hay tiếng bass nổi trội ầm ĩ ngay lập tức thì đó không gọi là cân bằng.
Tiêu chí đầu tiên là ba dải cần có sự hài hoà, cân bằng với nhau, không dải nào nổi trội hơn nhau. Trong bản nhạc với đầy đủ nhạc cụ được tái tạo âm thanh rõ ràng như : tiếng high trống cymbal, violin,..thanh thót vừa đủ, tiếng trống bass của tần số thấp.
Tái tạo gần giống với tự nhiên nhất
Tiêu chí thứ hai là giọng hát. Ca sĩ có rất nhiều loại giọng khác nhau, không một ai giống ai. Do đó vùng âm vực vẫn phải cân bằng, cân chỉnh EQ không quá mức tránh mất đi sự trung thực màu sắc âm thanh.
Tiêu chí thứ ba : Âm thanh phải trung thực.
Cân chỉnh phải cho ra đúng chất âm của từng thiết bị, ví dụ nhạc cụ guitar, tái tạo đúng chất âm tiếng của guitar có độ mộc chi tiết, tiếng piano thanh thót.
Cách đánh giá tính trung thực của âm thanh
4 tiêu chí đánh giá
Đánh giá tính trung thực của âm thanh, người nghe cần chú ý 4 tiêu chí sau :
Độ trung thực về âm sắc
Trung thực về âm sắc ( Tonal Fidelity ) là loại âm thanh với nhiều tần số phát ra cùng lúc hoà lại thành bản nhạc với những tiếng : tiếng ca sĩ, nhạc cụ, đàn, trống,…đều có những dải tần khác nhau. Khi tái tạo qua hệ thống âm thanh sẽ không bị lẫn lộn rối rắm thành một mà rời rạc đặc trưng từng âm thanh một.
Chính vì vậy một hệ thống âm thanh tốt sẽ tái tạo lại các dải tần trên tỉ lệ tương xứng cân bằng, có như vậy mới đảm bảo tính trung thực với bản thu gốc.
Độ trung thực về không gian
Mức độ tái tạo chính xác không gian ( Spatial Fidelity ) ba chiều càng cao là một điều không dễ dàng có ở một dàn máy bình dân, nếu như hệ thống âm thanh bình thường chỉ có thể nghe tiếng phát ra từ loa thì với một hệ thống chất lượng cao sẽ cho người nghe một cảm nhận vị trí của giọng hát hay tiếng nhạc cụ được phát ra từ vị trí nào của người nhạc công, như tái hiện một sân khấu trước mặt chứ không còn là câu chuyện âm thanh phát ra từ loa nữa.
Mức độ trung thực về không gian còn phân bố thời điểm chính xác đến tai người nghe các loại tần số riêng theo thứ tự cũng là một yếu tố quan trọng giúp cảm nhận vị trí thực của âm thanh.
Độ trung thực về sự trong trẻo và rõ ràng
Mức độ tái tạo lại tính rõ ràng và trong trẻo của âm thanh ( Transient Fidelity ) cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá âm thanh có độ trung thực cao hay không.
Một hệ thống âm thanh tái tạo tốt người nghe sẽ nghe được từng tiếng chi tiết của dây đàn, mặt trống hay độ vang âm thanh một cách chân thật nhất.
Ngoài ra một yếu tố nữa của tính trong trẻo rõ ràng còn giúp người nghe phân biệt từng âm thanh của các loại nhạc cụ khác nhau mà không bị rối hay lẫn lộn với nhau.
Độ động của âm thanh ( Dynamic Fidelity )
Tiêu chí này cho người nghe cảm nhận tiếng lớn và nhỏ trong bản nhạc không bị đè nén hay che lấp. Dễ dàng cảm nhận được độ tương phản âm thanh, rõ ràng, chi tiết không nhoè hay méo tiếng.
Một số thuật ngữ khái niệm dùng để miêu tả chất âm
Airy : Diễn tả độ mở và độ thoáng của âm trường tai nghe. VD : các tai nghe Open Back thường sẽ Airy hơn tai nghe Closed Back.
Analytical : Miêu tả chất âm có rất rất nhiều chi tiết.
Balance : Thường chỉ độ cân bằng giữa các dải âm. Tai nghe hay DAP (Digital Audio Player - Máy nghe nhạc) có chất âm Balance nghĩa là không có dải nào lất át dải nào.
Bass : Âm thanh tần số thấp. Âm bass thường được miêu tả bằng chất và lượng. Lượng thiên về việc Bass mạnh hay yếu. Chất quyết định âm Bass đó hay hoặc dở.
Bright : Dùng để miêu tả âm thanh tần số cao. Chất âm Bright nghĩa là thiên sáng.
Congestion : nghĩa là lấn. Hiện tượng này xảy ra khi một dải nào đó bị quá nhiều về lượng và chiếm không gian của dải khác. Chẳng hạn khi Bass lấn thì Vocal sẽ bị giảm chất lượng.
Crisp : diễn tả âm thanh nghe giòn, tơi, rõ ràng.
Dark : diễn tả sự tối, chỉ chất âm tập trung vào tần số thấp và bị thiếu tần số cao.
Decay : sự kéo đuôi của một nốt nhạc. Ví dụ khi tai nghe chơi một nốt nhạc rồi nốt đấy biến mất ngay sau đó, thì ta gọi nó là Decay ngắn. Còn nếu nốt đấy kéo dài một lúc rồi mới phai đi, ta gọi là Decay dài.
Depth : chiều sâu. Chỉ khoảng cách bao xa một nhạc cụ được đặt trước mặt người nghe.
Forward : nghĩa là tiến. Chất âm tiến thường giàu năng lượng, trái ngược với chất âm nhẹ nhàng thư giãn.
Fun : Gần giống với chất âm tiến, nhưng thêm chút nhấn nhá ở dải Bass nên nghe khá vui tai.
Harsh : Gắt. Miêu tả khoảng Mid cao và Treble quá nhiều lượng gây khó chịu khi nghe.
High : âm tần số cao, chẳng hạn như tiếng réo rắt của đàn Violin.
Imaging : Vị trí đặt các nhạc cụ theo tưởng tượng của người nghe.
Lush : Chất âm dày và ấm.
Microphonics : Là tiếng lạo xạo truyền lên tai nghe khi dây dẫn bị cọ xát. Tiếng này càng nhiều càng ảnh hưởng đến trải nghiệm nghe nhạc.
Midrange : Âm trung, thường nằm chính giữa các nhạc cụ, ví dụ như giọng ca sĩ.
Muddy : Âm thanh mù mờ và dính vào nhau, không rõ ràng tách bạch.
Natural : Âm thanh mộc mạc chân thật
Sibilant (Sib) : tiếng phát âm ‘S’ và ‘SH’ bị gắt, thường gặp ở vocal nữ với các tai nghe nhấn treb
Signature : chất âm tổng thể đặc trưng của tai nghe.
Soundstage : không gian tái tạo âm nhạc, bao gồm chiều ngang, chiều cao và chiều sâu.
Timbre : tông của nốt nhạc.
Transparent : chất âm trong trẻo, nhiều không gian, chi tiết rõ ràng.
Từ khóa » Người Chỉnh âm Thanh Gọi Là Gì
-
Tìm Hiểu Công Việc Của Một Kỹ Thuật Viên âm Thanh, ánh Sáng
-
Tìm Hiểu Thuật Ngữ Chuyên Môn Của Dân Sành âm Thanh
-
Người Mix Nhạc Gọi Là Gì
-
Người Chỉnh Nhạc In English - Glosbe Dictionary
-
Các Tên Gọi Nhạc Sĩ Và Vai Trò Của Họ Trong Ngành âm Nhạc
-
Điều Chỉnh âm Tần – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Kiến Thức Về điều Chỉnh âm Thanh Cho Các Show Diễn Ca Nhạc ...
-
Thế Nào Là Người Nghe âm Thanh Giỏi? - Topsound
-
Mixing Và Mixer Trong Phòng Thu âm Chuyên Nghiệp
-
Thế Nào Là Mix Nhạc - Master Nhạc - Phòng Thu âm
-
Kỹ Thuật Viên âm Thanh - Hướng Nghiệp Sông An
-
Một Số Kiến Thức Về âm Thanh Mà Bạn Nên Biết - Trường Ca Audio
-
Music Producer Là Gì? Biến Hóa Từ Nốt Nhạc Thành âm Thanh Thu Hút