Ám Thị Thể Hiện Trong Cuộc Sống Như Thế Nào

Ám thị

Theo định nghĩa của từ điển thuật ngữ tâm lý học (GS. TS Vũ Dũng chủ biên): ám thị là quá trình tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý con người nhằm mục đích điều khiển họ thực hiện những yêu cầu nhất định.

Trong trạng thái bị ám thị, năng lực ý thức, tính phê phán của người bị ám thị đối với những Nội dung bị ám thị giảm đi rõ rệt. Những Nội dung này được cá nhân lĩnh hội một cách tự động, rất khó bị phê phán, suy xét, phân tích một cách logic.

Ám thị là một thành tố của giao tiếp, song nó cũng có thể được tổ chức, xây dựng thành một dạng giao tiếp đặc biệt, thường được sử dụng trong lĩnh vực y học, Tôn giáo… Phương tiện được sử dụng trong ám thị có thể là ngôn ngữ và Phi ngôn ngữ (nét mặt, điệu Bộ…). Chủ thể gây ám thị có thể là một cá nhân hay một nhóm.

Dựa theo phương thức tác động lên tâm lý có thể chia thành ám thị trực tiếp và ám thị gián tiếp.

  • ám thị trực tiếp là quá trình sử dụng những mệnh lệnh, yêu cầu tác động trực tiếp lên tâm lý của đối tượng.
  • trong ám thị gián tiếp, thông tin được đưa ra dưới dạng ẩn hoặc che giấu, làm cho đối tượng không ý thức được mục đích, yêu cầu của người ám thị và tiếp nhận nó một cách từ từ, không chủ định.

Dựa theo trạng thái của người bị ám thị, có thể chia thành: ám thị khi thức, ám thị trong thôi miên, ám thị sau thôi miên, ám thị trong giấc ngủ sinh lý.

suggestion

Ám thị được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y học. Nó có thể là thành tố trong giao tiếp thầy thuốc – bệnh nhân hoặc có thể được sử dụng như một Kỹ thuật liệu pháp tâm lý. Trong giáo dục học, người ta cũng đã có ý định  sử dụng ám thị để dạy học, đặc biệt là dùng ám thị trong thôi miên để dạy ngoại ngữ, chơi cờ hoặc phát triển một năng lực đặc biệt nào đó.

Hiệu quả của ám thị được quy định bởi

  1.  Những phẩm chất của người ám thị, vị thế xã hội, khả năng truyền cảm, những ưu thế về tính cách, ý chí và trí tuệ
  2. Những đặc điểm cá nhân người bị ám thị, trong đó nổi bật nhất là khả năng ám thị
  3. Mối quan hệ giữa người ám thị và người bị ám thị: sự phụ thuộc, tự chủ, tin tưởng
  4. Phương thức thiết kế giao tiếp (các bằng chứng thuyết phục, sự kết hợp giữa thành tố trí tuệ và cảm xúc, các tác động củng cố)

Định nghĩa Ám thị trong Từ điển thuật ngữ Tâm lý học do GS. TS Vũ Dũng chủ biên.

Tự ám thị

Tự ám thị là quá trình ám thị hướng vào chính bản thân mình, khi đó chủ thể và khách thể tác động ám thị trùng nhau.

Tự ám thị nâng cao mức độ tự điều chỉnh, cho phép chủ thể tạo ra cho mình những cảm giác và tri giác khác nhau, điều khiển các quá trình chú ý, trí nhớ, các phản ứng cảm xúc và các phản ứng Xô ma. Tự ám thị có chủ định đạt được bằng tự chỉ thị dưới dạng lời nói và tái tạo tư duy những tình huống có ý nghĩa liên quan đến nhu cầu thay đổi trạng thái tâm lý và sinh lý. Trí tưởng tượng giàu có, tính mềm dẻo về tâm lý tạo điều kiện cho tự ám thị có chủ định đạt được hiệu quả. Tự ám thị không có chủ định được đặc trưng bởi thái độ thiếu phê phán của chủ thể đối với những tư tưởng, những quan điểm, những đánh giá của mình, thiếu sự hoài nghi của tính đúng đắn và chính xác của chúng vì giảm bớt những chức năng kiểm tra của ý thức. Kết quả của tự ám thị không có chủ định đôi khi ảnh hưởng đến tính ổn định của hoạt động tâm lý. Tự ám thị có thể sử dụng như một phương pháp đo tâm lý trong thể thao và trong giáo dục.

Nguồn: Từ điển thuật ngữ Tâm lý học – GS. TS. Vũ Dũng

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Related

Từ khóa » Thôi Miên Và ám Thị