Ấm Tử Sa: 5 Điều Nên Biết Trước Khi Mua Ấm | Danh Trà
Có thể bạn quan tâm
Một chiếc ấm tử sa tốt không chỉ giúp bạn pha trà ngon hơn. Mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Chính vì giá trị cao nên loại ấm này được làm giả tràn lan.
Thế nên để mua được ấm tốt và hợp nhu cầu. Thì bạn cần có những kiên thức cơ bản về ấm tử sa. Và bài sau đây chính là 5 điều cơ bản mà bạn nên biết về ấm tử sa.
ẤM TỬ SA LÀ GÌ?
Ấm tử sa là một loại ấm đất có nguồn gốc từ Nghi Hưng (một thành phố thuộc Trung Quốc). Từ ‘tử sa’ ở đây có nghĩa ‘đất sét tím’, chính là một đất đầu tiên được sử dụng làm nên ấm tử sa. Sau này thì ngoài tử sa thì người dùng thêm hai nhóm đất khác nữa để làm ấm.
Có 2 lý do để loại ấm được nhiều người đam mê trà săn lùng. Thứ nhất là ấm tử sa có những công năng khiến trà ngon hơn. Và thứ hai nằm ở việc loại ấm này có thiết kế rất đẹp và cầu kỳ.
NGUỒN GỐC ẤM TRÀ TỬ SA
Ấm trà tử sa nói riêng hay ấm trà nói chung vốn dĩ là một công cụ pha trà dành cho dân thường ngày xưa. Vì thường dân họ pha trà lá nên cần phải dùng ấm. Còn quan lại và người có tiền thì họ dùng một loại trà cao cấp hơn là ‘bánh trà’.
Bánh trà như tên gọi của mình là loại trà được đóng bánh. Nghi uống thì cũng rất kỳ công vì phải tách lá trà từ bánh. Sau đó nghiền thành bột và trộn với nước sôi để uống.
Trước thời nhà Minh thì những bánh trà như vậy cực kỳ phổ biến. Thậm chí là bánh trà được xem là một dạng tiền tệ dùng để trao đổi hàng hoá.
Khi vua Chu Nguyên Chương lên làm vua vào thế kỷ 14. Thì một trong những cải cách của ông đó chính là cấm việc lưu hành bánh trà.
Chu Nguyên Chương vốn dĩ có xuất thân là nông dân. Ông lại đi tu trước khi khởi nghĩa và giành được ngôi báu. Nên ông luôn đề cao lối sống thanh đạm và tối giản. Trong khi đó thì việc pha trà từ bánh trà quá phức tạp và cầu kỳ.
Ông yêu cầu tất cả phải phải uống trà từ lá trà. Thay vì bánh trà rất phổ biến vào thời gian này. Và dần dần thì những người yêu trà từ tầng lớp quý tộc cho đến dân thường đều phải dùng ấm để pha trà.
Có cầu thì ắt sẽ có cung. Hàng loạt vùng gốm sứ lâu đời của Trung Hoa cổ đại bắt đầu sản xuất theo nhu cầu mới này. Một bộ ấm cùng với chén rất được ưa chuộng.
Vào khoảng thời gian này không chỉ Châu Âu. Mà nhiều nước Đông Á khác bao gồm Việt Nam chúng ta. Cũng bắt đầu có ‘hứng thú’ với trà. Và cách uống trà như vậy còn giữ đến mãi ngày nay.
Trong số những vùng gốm sứ phát triển nhờ nhu cầu mới này. Thì Nghi Hưng dần trở nên nổi tiếng. Nhu cầu sử dụng ấm trà tử sa từ Nghi Hưng ngày càng nhiều.
Nhiều lò ấm mọc lên ở nơi đây. Lò ở đây không phải là một nhà. Mà là một làng. Vì nung ấm trà tử sa bằng củi rất tốn kém nên không nghệ nhân làm ấm nào nung một mình cả.
Nhiều chiếc ấm trà tử sa của nhiều người sẽ được nung cùng một lúc. Và cách làm này vẫn còn giữ đến ngày nay. Và vì vậy nên cứ một làng là một lò.
Mà ở Nghi Hưng thì lại có nhiều lò như vậy. Dần dần thì Nghi Hưng được gọi là thành phố của ấm trà. Vì có rất nhiều người, từ già đến trẻ, đều sẽ đóng góp vào quy trình làm nên một chiếc ấm.
Từ thợ mỏ khai thác đất, cho đến người làm đất, nghệ nhân làm ấm, chủ lò nung và thương nhân buôn ấm trà Tử Sa. Tất cả hình thành nên một hệ sinh thái xoay quanh chiếc ấm trà ở Nghi Hưng.
Mặc dù ở Nghi Hưng thì người ta khai thác được nhiều loại đất với nhiều màu sắc khác nhau. Nhưng nhu cầu lúc bấy giờ là ấm to để pha được nhiều trà.
Mà chỉ ‘đất tím’, hay còn gọi ‘tử sa’ hoặc ‘tử nê’ là nung ra được ấm to hiệu quả nhất. Nên lúc này chỉ đất ‘tử sa’ được sử dụng để làm ấm. Thế nên khắp Trung Quốc người ta gọi luôn là ‘ấm tử sa’. Chứ không gọi theo cái tên ấm Nghi Hưng.
Khoan vội bàn về các loại đất làm nên ấm tử sa. Chúng ta cần phải trả lời câu hỏi quan trọng nhất. Đó là: tại sao ấm tử sa lại được ưa chuộng đến vậy?
Câu trả lời đến từ những công năng của mà chỉ riêng ấm tử sa có được.
CÔNG NĂNG CỦA ẤM TRÀ TỬ SA
Giữ nhiệt
Giữ nhiệt có thể được xem là công năng cần được nhắc đến đầu tiên của ấm tử sa. Trong tất cả các loại nguyên liệu làm ấm phổ biến như sứ, thuỷ tinh hay kim loại (inox hay bạc). Thì ấm tử sa đứng đầu về khả năng giữ nhiệt.
Khả năng giữ nhiệt là yếu tố quan trọng khi pha một ấm trà ngon. Một số nhóm trà như Phổ Nhĩ, nham trà hay hồng trà cần được pha ở nhiệt độ cao gần 100 độ C.
Nếu chúng ta pha trà ấm thuỷ tinh chẳng hạn. Thì ngay từ khi rót nước sôi vào ấm thì nhiệt độ nước sẽ giảm từ từ. Nhiệt độ còn giảm nhanh hơn nếu bạn pha trà vào một ngày lạnh. Lức này nhiệt độ nước trong ấm không đủ cao để có thể chiết xuất được toàn bộ hương vị của những loại trà kể trên.
Xem thêm: Cách 'Khai' Ấm Tử Sa Đúng CáchKhi rót nước sôi vào ấm tử sa thì nhiệt độ cũng sẽ giảm đi từ từ. Nhưng sẽ ở một tốc độ chậm hơn rất nhiều so với những vật liệu làm ấm phổ biến khác. Nhờ vậy mà giữ đủ lượng nhiệt ổn định để chiết lấy đầy đủ hương vị trà.
Trong một nhiên cứu vào năm 2013 thì các nhà khoa học nhận thấy là đất tử sa giống như ‘con lai’ giữa gốm thường và sứ. Gốm được làm từ đất sét, có khả năng giữ nhiệt cao nhưng bề mặt không đẹp và độ bền uốn kém.
Còn sứ thì được làm từ một loại đất sét trắng có tên là cao lanh. Khả năng giữ nhiệt kém hơn gốm nhưng bù lại có bề mặt đẹp (nhẵn nhụi) và độ bền uốn cao.
Còn ấm tử sa thì lại nằm giữa 2 vật liệu kể trên. Tức là khả năng giữ nhiệt thì gần được như gốm, còn độ bền uốn thì gần được như sứ. Có nghĩa là kết hợp ưu điểm của cả 2 vào một.
Khả năng giữ nhiệt của ấm tử sa không chỉ đến từ vật liệu làm nên ấm. Mà còn đến từ các ‘khí khổng’ hay những ‘lỗ chân lông’ bên trong bề mặt ấm.
Những ‘khí khổng’ có khả năng phân tán nhiệt giúp hạn chế quá trình dẫn nhiệt. Không chỉ giúp giữ nhiệt, mà những ‘khí khổng’ này còn được tin là có khả năng ‘lưu giữ hương vị trà’. Và cũng chính là công năng thứ hai của ấm tử sa mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Lưu hương vị trà
Đất tử sa về cơ bản cũng chính là đất sét mà thôi. Mà đất sét khi nung thì thì sẽ tạo nên những ‘khí khổng’ hay những ‘lỗ chân lông’ rất nhỏ trên bề mặt của ấm.
Điều này có nghĩa là khi trà được pha bằng ấm tử sa. Thì các thành phần tinh dầu của trà sẽ ‘thấm’ dần vào trong ấm. Nhờ vậy mà ấm tử sa càng dùng lâu thì lưu hương lại càng nhiều. Và trà pha ra lại càng ngon.
Cả bề mặt bên ngoài và bên trong ấm đều có ‘khí khổng’. Nhưng có sự khác nhau về hình dạng và kích thước của những ‘lỗ chân lông’ trên bề mặt bên ngoài và bên trong ấm.
Bên ngoài ấm thì ‘khí khổng’ có hình dạng đều và kích thước nhỏ. Mật độ khí khổng trên diên tích mặt ngoài ấm rơi vào khoảng 5 đến 9 %. Nhờ vậy mà mặt ngoài ấm vẫn phần nào nhẵn nhụi và có tính thẩm mỹ.
Khi đi vào bên trong lòng ấm thì các khí khổng này bắt đầu to ra. Và hình dạng dài như những ‘đường hầm’ nối thông với nhau. Và mật độ trên diện tích lòng ấm rất cao. Lên đến 15 đến 17%.
Chính vì vậy nên mỗi chiếc ấm tử sa chỉ nên pha một loại trà mà thôi. Vì pha lẫn lộn có thể khiến hương vị trà này lẫn vào hương vị trà khác.
Nhưng theo kinh nghiệm riêng của mình thì quá trình lưu hương này diễn ra rất lâu. Từ vài tháng cho đến hàng năm. Tức là một chiếc ấm bạn phải dùng có khi cả năm mới lưu hương nhiều.
Chính vì vậy nên nếu mới tập chơi ấm tử sa hay không có nhu cầu sưu tầm thì bạn có thể chỉ dùng 1 chiếc ấm cho nhiều loại trà. Với điều kiện là bạn phải rửa ấm ngay sau khi pha trà.
Thay đổi hương vị trà
Một trong những lý do khiến ấm tử sa được một số người yêu trà ưa chuộng, đó chính là khả năng làm thay đổi hương vị trà. Hay nói một cách đơn giản là làm trà ngon hơn.
Ngon hay dở là tuỳ theo cảm nhận chủ quan của từng người. Và đôi khi còn do tâm lý nữa. Một số người trong chúng ta thường có xu hướng ‘thiên vị trong lựa chọn’. Hay kiểu như mua một cái ấm đắt tiền thì sẽ có cảm giác là pha trà ngon hơn.
Trong một nghiên cứu của Đài Loan thì họ so sánh việc ảnh hưởng lên hương vị trà giữa ấm tử sa với các chất liệu khác. Đó là: thép không rỉ, sứ, thuỷ tinh và nhựa plastic. Và trà dược thử là trà Ô Long.
Hương vị do con người đánh giá thì sẽ có tính chủ quan cao và có thể không chính xác. Nên các nhà nghiên cứu đo những thành phần hoá học của trà khi pha ấm làm bằng từng chất liệu kể trên.
Kết quả thì có điểm cộng và trừ cho ‘đội tử sa’. Nhưng họ vẫn kết luận cuối cùng là ấm tử sa vẫn là pha trà ngon nhất.
Vì nước trà pha trong ấm tử sa sẽ ít đắng hơn, do ít thành phần caffeine và một số chất tạo vị đắng khác. Rồi hậu tốt hơn do tạo nhiều EGC. Và giúp đẩy các chất dễ bay hơi ra nhiều hơn nên trà sẽ thơm hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng không rõ là tại sao ấm tử sa lại thay đổi hương vị trà như vậy. Nhưng họ suy đoán có thể là do thành phần khoáng và kim loại trong đất có những tác động nhất định lên nước trà.
Ngoài ra thì ấm tử sa có khả năng giữ nhiệt rất tốt nên sẽ giúp trà có được những hương vị riêng mà chất liệu khác không thể nào có được.
Theo kinh nghiệm riêng của mình thì ấm tử sa thật sự có những tác động nhất định lên hương vị trà. Có những chiếc ấm tác động nhiều, có chiếc thì ít. Có ấm thì hợp với loại trà này nhưng lại tệ với loại trà kia. Và có những chiếc ấm cần dùng lâu thì mới tạo ra những thay đổi rõ rệt lên trà.
Xem thêm: Nên Pha Trà Ô Long Bằng Ấm Tử Sa Nào?‘Lên nước’
‘Lên nước’ là khi chiếc ấm tử sa dùng càng nhiều thì càng bóng bẩy. Dấu hiệu này cho thấy chiếc ấm này được sủ dụng để pha trà nhiều. Tinh dầu trà ngấm ra ngoài thành ấm khiến chiếc ấm bóng bẩy hơn.
Và những chiếc ấm như vậy được tin là chiếc ấm đã ‘lên nước’ sẽ pha trà ngon hơn nhiều chiếc ấm mới. Thế nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy.
Những chiếc ấm ‘lên nước’ là do khi pha trà thì người pha sẽ có thói quen rót nước tràn đầy. Khi đóng nắp thì nước trà sẽ trào ra ngoài và bám lên bề mặt ấm. Hay họ tưới nước trà lên bề mặt ấm.
Khi nước trà nay hơi thì ‘dầu trà’ sẽ bám lại lên bề mà mặt ấm. Khi làm pha trà kiểu như vậy thường xuyên thì dầu bám càng nhiều thì ấm lại càng bóng hay càng ‘lên nước’.
Trong lá trà có rất nhiều acid béo như palmitic acid và stearic acid. Những acid béo này chính là thành phần chính tạo nên lớp màng bóng bẩy cho những chiếc ấm đã ‘lên nước’.
Ấm tử sa đã ‘lên nước’ nhiều có thể được xem là đã dùng nhiều. Và có thể sẽ pha trà ngon hơn một chiếc ấm mới cùng loại.
Tuy nhiên, một số người khi pha trà họ không thích để nước trà tràn ra thành ấm nên ấm sẽ ít bị ‘lên nước’. Cho nên nhiều chiếc ấm được chủ nhân dùng pha trà rất lâu năm nhưng nhìn vẫn gần như là ấm mới.
Đơn giản là họ dùng ấm rất kỹ. Hạn chế nước trà dính trên bề mặt ấm. Dùng xong thì rửa ấm ngay với nước sôi rồi đem đi hong khô ngay lập tức.
Thế nên khi mua ấm tử sa cũ thì bạn chỉ nên xem việc ‘lên nước’ là một phần vẻ đẹp của chiếc ấm mà thôi. Chứ không nên xem đây là một điều kiện phải có của một chiếc ấm dùng lâu năm.
CÁC LOẠI ĐẤT TỬ SA
Ấm tử sa được làm đất tử sa. Đất tử sa còn được gọi là Ngũ Sắc Thổ là vì từ đất tử sa chúng ta có thể làm ra 5 màu ấm khác nhau: tím, đỏ, xanh lá cây, vàng và đen.
Ấm thì có 5 màu. Nhưng đất tử sa chỉ có 3 nhóm chính mà thôi. Ba nhóm đất tử sa chính bao gồm:
- Tử Nê
- Hồng Nê
- Đoạn Nê
Tử Nê
Từ Tử Nê thì chúng ta có ấm màu tím và đen. Tuy nhiên, chỉ có màu tím là màu ấm tự nhiên. Còn màu đen cũng là Tử Nê nhưng người làm ấm sẽ áp dụng kỹ thuật nung hai lần. Lần nung thứ hai sẽ phủ trấu lên ấm để sau khi nung có được màu đen.
Vào thời gian đầu thì chỉ có một mình Tử Nê được sử dụng làm ấm. Lý do là vào thời nhà Minh thì ấm pha trà là phải có dung tích lớn. Chỉ có Tử Nê mới có thể dùng để làm ấm lớn.
Chính vì ấm làm từ Tử Nê được phổ biến trước nên cái từ ‘ấm tử sa’ mới mặc định để gọi mọi loại ấm đất từ Nghi Hưng.
Chưa kể trong tất cả các loại đất thì Tử Nê được xem là nhiều khoáng chất nhất. Vì thế cũng sẽ có công năng pha trà tốt nhất khi so với hai loại đất kia.
Trong nhóm Tử Nê thì cũng sẽ có những loại đất khác nhau. Nổi tiếng nhất đó chính là Thiên Thanh Nê. Đây là nhóm đất Tử Nê được xem là chuẩn nhất.
Ngoài ra thì đất Đế Tào Thanh hay Thanh Khôi Nê cũng được nhiều người chơi ấm ở Việt Nam ưa chuộng.
Hồng Nê
Hồng Nê là loại đất sẽ chuyển sang màu đỏ sau khi nung thành ấm. Trong nhóm đất Hồng Nê thì chúng ta có một nhóm đất rất phổ biến, đó chính là Chu Nê.
Khi đi mua ấm ở các cửa hàng ấm ở Việt Nam thì bạn sẽ dễ dàng bắt gặp ấm làm từ đất Chu Nê hay gọi ngắn gọn là ‘ấm Chu’. Trong khi đó thì ấm làm từ Hồng Nê thật sự lại hiếm.
Lý do mà ấm Chu Nê phổ biến là vì loại ấm này có màu đỏ cam sáng. Bề mặt ấm thì lại mịn màng như thuỷ tinh. Chưa kể dùng lâu thì ấm rất nhanh ‘lên nước’.
Trong khi đó thì ấm Hồng Nê thường có màu đỏ sẫm và tối hơn. Bề mặt ấm cũng sần sùi hơn so với Chu Nê. Thế nên ấm làm từ Hồng Nê cũng ít được ưa chuộng bởi nhiều người chơi ấm tử sa ở Việt Nam.
Trong nhóm đất Hồng Nê còn có một loại đất nổi tiếng khác gọi là Đại Hồng Bào. Loại đất này rất hiếm và đắt. Chính vì vậy mà phần lớn ấm Đại Hồng Bào bán ở thị trường đều là ấm nhuộm màu.
Hồng Nê khi khai thác còn bị lẫn với một ít nhóm đất khác. Nếu Hồng Nê lẫn với một ít đất Tử Nê hay Lục Nê thì được gọi là Giáng Ba Hồng Nê hay Giáng Ba Lục Nê. Tuỳ vào loại đất nào nhiều hơn. Nếu Hồng Nê nhiều hơn thì gọi Giáng Ba Hồng Nê. Còn Lục Nê nhiều hơn thì gọi là Giáng Ba Lục Nê.
Đoạn Nê
Bên cạnh hai nhóm đất Tử Nê và Hồng Nê, thì Đoạn Nê cũng là một nhóm đất tử sa chính. Nhóm đất này gọi là Lục Nê thì chính xác hơn.
Xem thêm: Ấm Tokoname Yaki và khả năng thay đổi hương vị tràCái tên Lục Nê đến từ việc loại đất này khi khai thác có màu đen – xanh lá cây. Nhưng khi đem đất này đi làm thành ấm thì chúng ta lại có ấm màu vàng nhạt.
Đất Lục Nê thường xốp và mềm. Thế nên khi cầm cục đất Lục Nê thì bạn có thể dễ dàng tách đất bằng tay. Và cũng it cát nên ấm làm từ ấm Lục Nê sẽ rất nhẹ và bề mặt mịn màng.
Còn đất Đoạn Nê thực chất chính là đất Lục Nê nhưng lại lẫn vào một chút Tử Nê. Lý do là ở dưới lòng đất thì 2 loại đất này hay nằm gần nhau. Chính vì vậy nên ấm làm từ Đoạn Nê sẽ có màu vàng sẫm hơn. Bề mặt ấm cũng sẽ thô ráp hơn do nhiều cát hơn.
Ấm từ đất Đoạn Nê phổ biến hơn Lục Nê rất nhiều. Nên phần lớn mọi người đều xem Đoạn Nê là nhóm đất chính, chứ không phải Lục Nê. Nên khi phân ra nhóm đất chính thì gọi là Đoạn Nê hay Lục Nê đều được xem là đúng.
Nhóm đất này cũng có một số phân nhóm nhỏ hơn. Nổi tiếng nhất phải đến bộ đôi Bổn Sơn Đoạn Nê và Bổn Sơn Lục Nê. Từ ‘Bổn Sơn’ ở đây chính là chỉ ‘núi gốc’ hay nói một cách khác chính là chỉ Hoàng Long Sơn. Tức là đất phải được khai thác ở Hoàng Long Sơn thì sẽ gọi là Bổn Sơn.
CÁCH CHỌN ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Nhu cầu uống trà
Đầu tiên là bạn cần xác định là nhu cầu uống trà của bạn có cần phải có ấm tử sa Nghi Hưng hay không. Vì ấm tử sa công năng thì nhiều đấy nhưng không có nghĩa là ‘một trời một vực’ so với ấm sứ chẳng hạn.
Trà ngon hay không là trước tiên nằm ở trà. Ấm đắt cỡ nào cũng không thể cứu được trà dở.
Bản thân mình thấy ấm tử sa chỉ thật sự ‘toả sáng’ khi pha nhóm trà Ô Long, Phổ Nhĩ và một số loại hồng trà. Còn trà xanh hay bạch trà thì khác biệt không lớn.
Như nhóm trà xanh thì không đòi hỏi khả năng giữ nhiệt cao. Vì nhóm trà này thường thì sẽ được pha ở tầm nhiệt độ thấp.
Như trà xanh Thái Nguyên của gia đình mình đã chế biến sao cho để lúc pha thì chỉ cần nhiệt độ vừa phải. Ấm sứ hay tử sa thì cũng đều ra được hương vị trọn vẹn.
Tuy nhiên, nếu đòi hỏi cao thì bạn vẫn nên dùng ấm tử sa. Như mình vẫn có chiếc ấm đất Đoạn Nê chuyên dùng pha trà xanh Thái Nguyên đã lâu. Lòng ấm lúc khô vẫn thoang thoảng mùi ‘cốm’.
Chọn ấm
Mặc dù mỏ đất Hoàng Long Sơn đã đóng cửa nhưng hiện nay đất trong kho vẫn còn khá nhiều. Tuy nhiên, ấm làm từ đất đúng Hoàng Long Sơn phải từ 10 đến 20 triệu trở lên.
Nếu mới bất đầu thì bạn hoàn toàn có thể chọn mua ấm khoảng 3-5 triệu cũng rất ổn. Đất vẫn là tử sa nhưng được khai thác từ mỏ mới vẫn có công năng tốt.
Nếu không biết chọn đất gì trước tiên thì nên chọn đất Tử Nê. Vì theo kinh nghiệm riêng thì mình thấy nhóm đất này thật sự là toàn diện nhất. Không phải tự nhiên mà người xưa chỉ dùng đất Tử Nê để làm ấm.
Đoạn Nê thích hợp để pha các loại trà không đòi hỏi nhiệt độ nước pha thật cao như trà xanh hay bạch trà. Hoặc bạn muốn ấm nhanh lưu hương vì chất đất rất nhiều ‘khí khổng’. Mình để ý là loại ấm này còn ‘khử mùi’ rất tốt nên có thể dùng để pha Phổ Nhĩ chín.
Chu Nê thì hợp với mọi loại trà Ô Long. Vì chất đất ít ‘khí khổng’ này khiến cho hương tụ rất nhiều. Pha nham trà, Đơn Tùng, trà Ô Long của Việt Nam hay Đài Loan đều rất thơm.
Về thiết kế thì tuỳ gu mỗi người thôi. Nhưng mới tập chơi ấm thì nên chọn những dáng ấm có thân tròn và cao một chút. Vì như vậy có thể dùng cho nhiều loại trà được.
Cá nhân mình thì thích ấm trơn. Vì mình thấy ấm trơn nó đẹp kiểu mộc mạc. Ấm giá tầm trung thì cũng nên chọn ấm trơn vì thường đất sẽ tốt hơn mấy kiểu ấm thiết kế cầu kỳ.
Cái nhiều người hay quan tâm đó là nghệ nhân. Rồi bằng cấp hay danh hiệu của họ. Mình thì không thích bàn về vấn đề này. Vì thực sự có nhiều vấn đề ‘tế nhị’ liên quan đến chủ đề này.
Bạn cứ nghĩ Nghi Hưng giống như Hollywood vậy. Ở Hollywood ra đường sẽ dễ gặp diễn viên. Thì ở Nghi Hưng thì cứ ra đường là rất dễ gặp nghệ nhân làm ấm. Tiệm ấm thì cũng nhiều vô kể.
Nếu bạn mua ấm và cần nghệ nhân có bằng cấp. Rồi có giấy tờ hẳn hoi thì cũng tốt thôi. Nhưng bạn cần nên biết là nghệ nhân làm ấm ở Nghi Hưng rất nhiều. Và ai cũng có bằng cấp và giấy chứng nhận ấm hết.
Chính vì vậy thì quay đi quẩn lại thì người mua ấm nếu may mắn thì sẽ gặp được tiệm bán tốt. Người bán nếu có kiến thức tốt thì họ đã tự sàng lọc sản phẩm mà họ bán rồi. Và nếu có tâm nữa thì bạn sẽ mua được chiếc ấm giá hợp lý.
Ấm tử sa là một món hàng có giá trị cao. Thế nên chắc chắn là không ít người lợi dụng để trục lợi rồi. Và họ có rất nhiêu chiêu trò. Chính vì vậy bạn cần nên tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu chơi ấm Tử Sa.
Từ khóa » Cách Nhận Biết ấm Tử Sa Cổ
-
6+ Phân Biệt ấm Tử Sa Thật Giả Không Sợ Mua Hàng FAKE
-
Những Cách Nhận Biết ấm Tử Sa Cực Hay | Bạn Nên Lưu Lại Ngay
-
4 BƯỚC PHÂN BIỆT ẤM TỬ SA THẬT HAY GIẢ
-
Cách Phân Biệt Ấm Tử Sa Thật Hay Giả ? - YouTube
-
Ấm Tử Sa Thật Và Giả Nhận Biết Làm Sao?
-
Phân Biệt ấm Trà Tử Sa Thật Giả Bằng Cách Nào? - Gốm Sứ Bát Tràng
-
Cách Phân Biệt Ấm Trà Tử Sa Thật Giả Như Thế Nào?
-
Bật Mí Cách Phân Biệt ấm Tử Sa Thật Giả Chính Xác Nhất - Hằng Trà
-
Ấm Tử Sa Nghi Hưng Cao Cấp Chất Lượng Tốt Nhất
-
Cách Nhận Biết ẤM TỬ SA Thật Và Giả - Chè Sạch
-
Ấm Tử Sa Là Gì? Cách Nhận Biết ấm Tử Sa
-
Có Bao Nhiêu Loại ấm Tử Sa? Cách Phân Biệt ấm Tử Sa Thật Giả Chính ...
-
Tìm Hiểu Về Ấm Tử Sa - Chè Sạch
-
Ấm Tử Sa Và Những điều Phải Biết Trước Khi Mua - Trà Việt